Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng là gì? Nội dung của biện pháp biện chứng là gì? Để giải các thắc mắc này hãy theo dõi bài viết bên dưới của Luật Minh Khuê.
Phép biên chứng duy vật là một bộ phận lý luậ cơ bản hợp thành thế giới giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lenin. Nó được xem là lý luận nhận thức khoa học và được nghiên cứu rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về khái niệm phép duy vật biện chứng là gì thì trước hết ta cùng tìm hiểu khái niệm biện chứng và phép biện chứng được hiểu như thế nào nhé.
– Khái niệm biện chứng được dùng để chỉ những mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa hoặc vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
– Biên chứng bao gồm hai loại biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
- Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới, tồn tại khach quan, độc lập với ý thức của con người. NÓi một cách ngắn gọn, biên chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.
- Biên chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức. Là tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thức khách quan vào bộ óc của con người. Do đó, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh nhứng quy luật của tư duy biện chứng. Nói một cách ngắn gọn, biên chứng chủ quan là biện chứng của tư duy, là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc, ý thức của con người.
– Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học. Hay nói cách khác, phép biện chứng được hiểu là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển trong tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
Phép biện chứng gồm 3 hình thức cơ bản gồm: phép biện chứng chất phác cổ đại, phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ đại Đức và phép biện chứng duy vật do Mác, Ăngghen sáng lập và sau đó được Lênin phát triển.
Mục Lục
1. Phép biện chứng duy vật là gì?
Ăngghen đã đưa ra định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật với nội dung: phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến về sự vận đọng và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người.
Trong quá trình nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen đã nhắc đến: “phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến”. Hay khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin cũng đã khẳng định phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn thiện nhất, sâu sắc nhất và không có sự phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức con người cũng sẽ phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.
2. Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật
Từ định nghĩa về phép duy vật biện chứng đã được nêu ở bên trên ta thấy phép biện chứng duy vật có hai đặc trung cơ bản như sau:
– Phép biện chứng duy vật của Mac – Lenin thực chất là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac – Lenn là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước đây.
– Trong phép biện chứng, ta nhận thấy rằng có sự thông nhất giữa nội dung thế giới quan ( duy vật biện chứng ) và phương pháp luận ( biện chứng duy vật ). Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật của Mác – Lênin không dừng ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
3. Các giai đoạn phát triển của phép biên chứng duy vật
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát., phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
– Phép biện chứng tự phát thời cổ đại
Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô tận cùng tận.
Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
– Phép biện chứng duy tâm
Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điẻn Đức, người khởi đầy là I.Kant và người hoàn thiện là Hêghen.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử tư duy phát triển của nhân loại, các nhà triêt học Đức đã trình bày một cách có hệ thônhs trong những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng.
Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ diển Đức là biện chứng duy tâm.
– Phép biên chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triêt học do Mác và Ăngghen xây dựng, sau đó được Lenin phát triển.
Mác và Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn thiện nhất.
4. Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng có ba quy luật cơ bản bao gồm:
– Quy luật thứ nhất: quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành thay đổi về chất và ngược lại
Quy luạt này là quy luật về phương thức chung của quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư dy.
Nội dung quy luật: sự thống nhất về lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật. Những thay đổi về lượng dẫn đạt đến giới hạn nhất định sẽ xảy ra bước nhảy khiến chất cũ bị phá vỡ và chất mới được tạo thành.
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng đân đến những thay đổi về chất và ngược lại đã chỉ ra cách thức hoạt động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa quy luật: Muốn có sự thay đổi về chất phải tích lũy về lượng, không được nóng vội, chủ quan. Khi tích lũy về lươngj đã đủ cần thực hiện bước nhảy tránh bảo thủ, trì trệ. Cần phân biệt và vận dụng sáng tạo bước nhảy. Đẻ sự vật còn là nó phải nhận thức được độ của nó và không để lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ. Khi chất mới được ra đời cần xác định quy mô và tốc độ phát triển mới về lượng.
– Quy luật thứ hai: quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tường đều chứa đựng những mặt, nhưbgx khuynh hướng đối lập và tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung đột nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn đến việc cái cũ mất đi và cái mới hình thành.
Ý nghĩa: Cần phải thấy được đông lực phát triển của sự vật xuất phát từ những mâu thuẫn trong bản thân nó. Việc nhận thức mâu thuẫn là điều cần thiết và phải khách quan. Trong hoạt động thực tiễn, phải xác định được trạng thái chín muồi của mâu thuẫn đê kịp thời giải quyết.
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có điều kiện chín muồi, cho nên không được nóng vội giải quyết khi chưa có điều kiện chín muồi và không để việc giải quyêt mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát.
– Quy luật thứ ba: quy luật phủ định của phủ định
Nội dung quy luật: phủ định của phủ định là khái niệm dược dùng để chỉ sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, kết quả là quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng coa hơn. Phủ định hai lần khiến cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Những lần phủ định tiếp theo sẽ hình thành sự vật mới mang những đặc trưng của sự vật ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển và đồng thời cũng là điểm xuất phát của một chu kỹ phát triển tiếp theo tạo ra đường xoắn ốc của sự phát triển. Môi trường mới của đường xoắn ốc thể hiện một trình độ cao hơn sự phát triển.
Trong thực tế, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật có thể gồm nhiều lần biện chứng.
Ý nghĩa của quy luật: đây là cơ sở để hiểu sự ra đời của cái mới và mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn và phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ. Phát triển không phải là đường thẳng mà theo đương xoắn ốc đi lên tức là có nhiều khó khăn phức tạp trong quá trình vận động phát triển.
5. Vai trò của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật đóng vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học Mac – Lenin và cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
6. VÍ dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng
– Theo quy luật phủ định của phủ định
Một con gà mái được coi là cái khẳng định nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng thì quả trứng được coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở thành gà conn. Vậy gà con lúc này được coi là cái phủ định của phủ định mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển có tính chu kỳ.
– Theo quy luật lượng chất
Một sing viên X tốt nghiệp trường A , sau khi ra trường luật X xin vào làm thực tập sinh cho một công ty sản xuất Y. Sau khi trải qua ba tháng thực tập, X được công ty xét duyệt lên vị trí chuyên viên pháp chế, sau khi làm chuyên viên được 05 năm, X được bổ nhiệm lên chức giám đốc pháp chế của công ty.
Như vậy ví dụ trên có thể thấy X từ một sinh viên mới ra trường chập chững những vào nghề, qua quá trình làm việc chăm chỉ, học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức, kĩ năng X đã dần tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng, trong công việc. Đó là quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. X có bước nhảy từ vị trí thấp nhất rồi đến những những vị trí cao hơn trong công ty.
Trên đây là bài viêt của Luật Minh Khuê về nôin dung liên quan đến Phép biện chứng duy vật là gì? Và ví dụ của phép duy vật biện chứng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Trân trọng cảm ơn!