Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN – Tài liệu text

Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.43 KB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
KHOA GD MẦM NON

ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN:
PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
LỚP DẠY: ĐẠI HỌC MẦM NON

Họ và tên giảng viên: Phạm Thị Thu Thủy
Chức danh khoa học: TS Tâm lí học
Bộ môn: Giáo dục Mầm non

Năm học: 2018 – 2019
1

CHƢƠNG 1
PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
5 tiết (3;2)

A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trang bị cho SV các khái niệm về phát triển chương trình giáo
dục mầm non.
– Hiểu rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo
dục mầm non và nắm được các bước phát triển chương trình giáo dục
2. Kỹ năng: SV biết vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình phát triển chương trình giáo
dục MN
– Phân tích các cơ sở thực tiến ở các địa phương VN trong giai đoạn hiện nay
để phát triển CTGDMN
3.Thái độ: Tự giác học tập và nghiên cứu

– Giáo dục giáo sinh thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
– Nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luận.
B. Chuẩn bị
1. Đối với giảng viên: Nghiên cứu các tài liệu sau:
– Tài liệu chính:
1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn Thị
Thu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013
– Tài liệu tham khảo:
1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – 2013
2. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm non từ
3 – 36 tháng và 3 – 6 tuổi, 2013
3. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em tác
giả : NXB Đại học Quốc gia, 2010
4. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại
học sư phạm, 2010
5. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn
2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quan
C. Nội dung bài giảng
I. Khái niệm về phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non
Hỏi:- Thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?
2

– Cho biết vai trò của giáo viên trong việc tham gia phát triển chương
trình giáo dục mầm non?
Thuật ngữ Phát triển chương trình tương đương với thuật ngữ tiếng anh là
Curriculum Development. Thuật ngữ này đôi lúc cũng được thay thế cho thuật ngữ
Curriculum making hay Curriculum design tức là làm chương trình, xây dựng
chương trình hay thiết kế chương trình.
Tương ứng với các loại chương trình ở các cấp độ, phạm vi khác nhau mà

chúng ta hiểu khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau.
Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình
nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục – đào tạo cho một
bậc học, ngành học. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trình
độ cao đẳng, xây dựng chương trình cấp tiểu học, xây dựng chương trình Giáo dục
mầm non…Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tương
đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hoàn toàn mới.
Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng một
chương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không còn phù
hợp và đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn, từng thời kì phát
triển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế
giới. Ví dụ: xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới thay thế chương trình
chỉnh lý nhà trẻ và chương trình mẫu giáo cải cách.
Kết quả của phát triển chương trình này sẽ là một chương trình giáo dục đào
tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng cấp học, bậc học, ngành đào tạo.
Chương trình này cung cấp những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định
theo thời gian và bắt buộc các trường phải thực hiện (chương trình khung)
Từ chương trình khung này, mỗi trường tự xậy dựng và phát triển chương
trình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình nhưng phải
đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Ở mức độ thứ hai, sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, xây
dựng và phát triển chương trình giáo dục – đào tạo cụ thể cho một trường từ
chương trình khung trên cơ sở đó tính đến điều kiện thực tế của từng vùng, miền,
từng trương, đối tượng người học, chứa đựng và thể hiện triết lý riêng của từng
trường.
Quá trình phát triển chương trình ở mức độ thứ hai này là do các trường tự
thực hiện. Ví dụ: Từ chương trình khung giáo dục – đào tạo giáo viên mầm non
trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường CĐSP Tuyên
Quang sẽ tự nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể (hay còn gọi là đề cương chi
tiết) cho trường mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, chứa

đựng triết lý riêng trường. Trong giáo dục mầm non, từ chương trình giáo dục
mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, từng địa phương hoặc từng trường
sẽ phát triển nó thành chương trình chi tiết, cụ thể phù hợp với từng địa phương
hoặc trường mình, thể hiện ở sự khác biệt trong xác định mức độ mục tiêu trong
3

từng độ tuổi, ở nội dung phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ và chỉ đạo, tổ chức
thực hiện chương trình.
Ở mức độ thứ ba, phát triển chương trình được hiều là quá trình lên kế hoạch
và thực thi chương trình cho một lớp học, môn học cụ thể do giáo viên đảm nhận.
Ví dụ, ở trường mầm non, từ kế hoạch thực hiện chương trình chung của trường,
giáo viên mầm non ở mỗi lớp sẽ lựa chọn nội dung cụ thể (chủ đề cụ thể) để xây
dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chủ đề cụ thể đó cho từng thời điểm thích
hợp với những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện phù hợp với
điều kiện của lớp và nhu cầu, hứng thú cũng như vốn kinh nghiệm và khả năng của
trẻ.
Ở mức độ thứ tư (mức độ hẹp nhất), là sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi
chương trình học, chương trình hoạt động của người học / của trẻ dựa trên kết quả
quan sát, đánh giá người học / đánh giá trẻ trong các hoạt động.
Có thể nhận thấy rằng, chất lượng của hai mức độ phát triển chương trình
cuối (mức độ ba và mức độ bốn) phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, tính sáng tạo, linh
hoạt và sự nhạy cảm của giáo viên.
Tóm lại, dù đưa ra khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau,
nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tục
phát triển và hoàn thiện chương trình giáo dục – đào tạo hoà quyện trong quá trình
giáo dục nói chung, quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, để đảm bảo chương
trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhân cách của
người học – của trẻ nhỏ.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chƣơng trình giáo dục

mầm non
1. Cơ sở lý luận của việc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non
Hỏi: – Phát triển chương trình giáo dục mầm non được dựa trên cơ sở lý luận
nào?
– Các học thuyết cơ bản đã giải thích trẻ học như thế nào?Cho biết vai
trò của giáo viên trong viẹc CS – GD trẻ.
– Cho biết đặc điểm phát triển trẻ em lứa tuổi mầm non?
– Trình bày các quan điểm tiếp cận chương trình giáo dục mầm non?
Chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay được thiết kế chủ yếu theo cách tiếp
cận nào?.
1.1. Các học thuyết cơ bản về sự phát triển trẻ em
Đây là cơ sở khoa học để chúng ta có thể trả lời cho những câu hỏi: Trẻ học
cái gì? Trẻ học như thế nào? Dạy trẻ những gì?. Từ đó, để thiết kế, xậy dựng và
phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ.
a) Thuyết xã hội – văn hoá của L.S. Vưgôtxki
Ông nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội bao gồm gia đình, trường học,
cộng đồng và văn hoá trong phát triển cơ thể và tâm lý của trẻ. Và ông cho rằng sự
phát triển của trẻ vừ thể hiện là kết quả của sự hoà nhậpvào trong môi trường văn
4

hoá, vừa thể hiện là quá trình lĩnh hội từ môi trường văn hoá, Người lớn và giáo
viên đóng vai trò trung gian hướng dẫn và ủng hộ trẻ.
Theo ông, giáo viên cần phải đón trước sự phát triển nhận thức của trẻ, nắm
vững khoa học dạy trẻ để dẫn dắt chúng từng bước tiến vào vùng phát triển gần
nhất nhằm phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý bậc cao, tức là dạy trẻ từng bước
học làm người.
b) Thuyết tâm lý xã hội (Erik Erikson 1963)
Ông cho rằng sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong 8 năm đầu
của cuộc đời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xã hội ở gia đình và nhà

trường. Cách giao tiếp và ứng xử của người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ.
Đồng thời, ông đã đề xướng những yêu cầu đối với các lớp học chuẩn mực đó
là:
– Tỉ lệ giáo viên – trẻ: Trẻ càng nhỏ thì tỉ lệ này càng thấp, vì trẻ nhỏ cần sự
ôm ấp, thương yêu, chăm sóc thường xuyên của người lớn, đó là điều kiện quan
trọng cho sự phát triển cảm giác an toàn, tin cậy ở trẻ, và là cơ sở phát triển tình
cảm xã hội ban đầu.
– Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ nhỏ để nó tự lựa chọn các hoạt động chơi, các
vật liệu chơi và bạn chơi, từ đó phát triển tính độc lập tự chủ.
– Cung cấp nhiều cơ hội và thời gian đủ cho trẻ khám phá, lên kế hoach và
thưc hiện các giai đoạn chơi sẽ phát triển tính sang tạo và nảy sinh những ý tưởng
mới, đây là đặc tính rất quan trọng trong những năn tuổi thơ.
c) Thuyết hành vi (SkinnerB.F, 1973 và Albert Bandura, 1963)
Thuyết này cho rằng bản chất của việc học của trẻ nhỏ là thông qua sự bắt
trước và quan sát người khác, biến hành vi quan sát được thành của mình và tái tạo
lại các hành vi đó. Trẻ có thể học hành vi mới bằng cách bắt trước bạn là những trẻ
đang có hành vi đúng đắn. Đồng thời, trẻ trẻ cũng quan sát bạn đang bị phạt vì
hành vi không phù hợp để tự điều chình mình. Skinner cũng cho rằng, các yếu tố
quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là tổ chức môi trường và tạo
ra các tình huống giáo dục. Cha mẹ và giáo viên cần coi trọng và khen ngợi các
hành vi phù hợp của trẻ.
d) Thuyết phát triển nhận thức (Jean Piaget, 1963)
Thuyết này thừa nhận trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức
của mình thông qua sự giao tiếp qua lại tích cực với cả môi trường vật chất và môi
trường xã hội. Ông nhấn mạnh chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển sự khẳng
định mình trong suy nghĩ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các
vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi, qua đó kích thích sự suy nghĩ
và sự giao tiếp tích cực của trẻ.
e) Thuyết sinh thái của U. Bronfenbrenner, 1979

Thuyết này nghiên cứu về những môi trường sinh thái người và mối quan hệ
qua lại của chúng xung quanh một con người đang trưởng thành. Đối với một đứa
5

trẻ thì môi trường trực tiếp, trong đó mối quan hệ của trẻ với gia đình, trường mầm
non và bạn bè là rất quan trọng.
Tóm lại, các lý thuyết trên đây nhằm đưa ra sự giải thích về quá trình học và
về cách chiếm lĩnh tri thức của trẻ nhỏ, giúp các nhà nghiên cứu trẻ em vận dụng,
tiếp tục nghiên cứu để trả lời thoả mãn được câu hỏi “trẻ học như thế nào?”.
1.2. Đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non
Theo quan điểm về sự phát triển của trẻ em, trẻ lớn khôn thông qua hai quá
trình tăng trường và phát triển.
Tăng trường là quá trình trong đó các bộ phận của cơ thể được thay đổi về số
đo. Phát triển là quá trình trong đó có sự hình thành và hoàn thiện, đa dạng hoá
phức tạp hoá các chức năng bộ phận của con người (biết đi, chạy, nhảy, biết nói,
biết suy nghĩ…). Hai quá trình này khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau và
diễn ra trong suốt quá trình liên tục trẻ phản ứng, thích ứng với những điều kiện
bẩm sinh và những điều kiện của môi trường sống
Qua nghiên cứu các tài liệu tâm lý học và sinh lý học cho thấy, sự tăng trưởng
và phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non diễn ra với tố độ nhanh, mạnh so với các
giai đoạn về sau.
VD về tăng trưởng: Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng rất nhanh (từ 50cm khi
mới sinh đến cuối năm thứ nhất trẻ cao khoảng 70 – 75cm, năm thứ ba khoảng 93 –
94cm. Cân nặng từ 3 – 3,5kg chóng đến cuối năm thứ nhất trẻ tăng gấp đôi và đến
cuối năm thứ ba trẻ tăng khoảng 14 -15kg.
VD về phát triển: Trẻ nhanh chóng chiếm lĩnh và điều khiển được một số vận
động chủ yếu: lẫy, bò, đi, chạy nhảy…
Ngôn ngữ của trẻ có những chuyển biến rõ rệt về chất, vốn từ tăng nhanh
chóng

Tư duy trực quan hành động (ấu nhi), tư duy trực quan hình tương (mẫu giáo),
tư duy trừu tượng (cuối tuổi mẫu giáo).
Sự học của trẻ diễn ra dưới 2 hình thức: trẻ học mọi lúc, mọi nơi; hoạt động
học có chủ đích…
1.3. Một số cách tiếp cân cơ bản và hình thức thiết kế chƣơng trình
Cách tiếp cận (approach) thể hiện quan điểm chỉ đạo trên cơ sở đó mà chương
trình được xây dựng. Hình thức thiết kế chương trình (framework) thể hiện các thủ
tục, cách thức thực hiện cách tiếp cận trong thực tiễn giáo dục. Một cách tiếp cận
có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức thiết kế khác nhau, ngược lại, một hình
thức thiết kế có thể sử dụng để hiện thực hoá nhiều cách tiếp cận khác nhau
Hỏi: – Chương trình giáo dục mầm non thường được xây dựng dựa trên các
cách tiếp cận và hình thức thiết kế nào?
– Việc lựa chọn các quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương trình phụ
thuộc vào các yếu tố nào?
a) Một số cách tiếp cận cơ bản.

6

– Tiếp cận mục tiêu: Dựa trên mục tiêu đào tạo, người xây dựng chương trình
mới đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp sư
phạm cũng như đánh giá cách thức đánh giá kết quả học tập
– Tiếp cận nội dung: Mục tiêu chương trình là nội dung kiến thức. Điều quan
trọng khi xây dựng chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng cần truyền
thụ.
– Tiếp cận phát triển: Giáo dục hướng tới phát huy tối đa mọi tiềm năng của
con người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học.
– Tiếp cận truyền thống và tiếp cận phù hợp với sự phát triển của trẻ: Tiếp cận
truyền thống nhấn mạnh đến việc dạy kỹ năng và kiến thức qua các môn học riêng
rẽ. Tiếp cận phù hợp với sự thích hợp của trẻ nhấn mạnh việc học của trẻ mang tính

tích hợp và thích hợp
– Tiếp cận dạy học – giáo dục hướng vào trẻ và tiếp cận lấy người lớn làm
trung tâm:
Quan điểm lấy người lớn làm trung tâm là cách thức người lớn tổ chức môi
trường giáo dục dựa trên quan niệm của bản thân về những gì trẻ cần phải học,
người lớn trực tiếp dạy trẻ, người lớn khởi xướng các hoạt động và quyết định cái
gì trẻ được làm và không được làm
Quan điểm dạy học- giáo dục hướng vào trẻ là cách thức tổ chức môi
trường giáo dục dựa trên cơ sở hứng thú, kinh nghiệm, nhu cầu của trẻ, trẻ tự học là
chính, trẻ chủ động khởi xướng các hoạt động theo hứng thú cá nhân.
– Tiếp cận cá nhân – tiếp cận tập thể.
Tiếp cận cá nhân: Chương trình giáo dục chú trọng đến sự khác biệt của cá
thể trẻ như nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm và mặt mạnh, mặt yếu của mỗi trẻ.
Tiếp cận tập thể: Chương trình được xây dựng chung cho tất cả trẻ ở cùng độ
tuổi
– Tiếp cận tích hợp, tiếp cận tương hỗ và tiếp cận tách biệt
Tiếp cận tích hợp: Nhấn mạnh nhiều nội dung giáo dục thông qua các hoạt
động tích cực của cá nhân trẻ với môi trường sống của mình
Tiếp cận tương hỗ: Sự học được thực hiện xoay quanh một ý tưởng (hay một
chủ đề) trung tâm.
Tiếp cận tách biệt: Các hoạt động trải nghiệm của trẻ trong chương trình được
xây dựng một cách tách biệt, ít liên quan đến nhau
– Tiếp cận bình đẳng và tiếp cận phân biệt.
Tiếp cận bình đẳng: Chương trình tạo cơ hội và điều kiện bình đẳng cho tất
cả trẻ được học tập và phát triển.
Tiếp cận phân biệt: Chương trình được thiết kế cho từng nhóm trẻ khác nhau
như trẻ chậm phát triển, trẻ có năng khiếu, trẻ tàn tật…
b) Hình thức thiết kế chương trình
– Chương trình khung
– Chương trình được tổ chức theo môn học

– Chương trình được tổ chức theo các chủ đề
7

– Chương trình được tổ chức theo sự kiện
– Chương trình được tổ chức theo hoạt động
Ngoài ra, còn tồn tại nhiều kiểu thiết kế chương trình khác, như chương trình
được thiết kế dưới hình thức trò chơi, chương trình mạng, chương trình dự án…
Việc xác định rõ quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình không
chỉ cần thiết trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non nói chung mà cả
trong việc thiết kế chương trình ở từng nội dung giáo dục và học tập. Mỗi chương
trình có thể xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Việc lựa
chọn quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương trình phụ thuộc vào mục đích giáo
dục trẻ, đặc biệt là quan điểm về sự học và phát triển của trẻ của người xây dựng
chương trình.
2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non
Hiện nay đang tồn tại 3 loại chương trình:
+ Chương trình CS – GD trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (chương trình chỉnh lý nhà trẻ
và cải cách mẫu giáo)
+ Chương trình đổi mới
+ Chương trình mầm non mới ban hành tháng 9 năm 2006
a. Chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo cải tiến được nghiên cứu và
xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban hành chính thưc trên toàn quốc từ
năm 1994 đã bộc lộ một số hạn chế:
– Lấy cô làm trung tâm: giáo dục theo ý muốn chủ quan của giáo viên, trẻ bị
thụ động, áp đặt, không tích cực, không năng động ,chỉ học máy móc theo yêu cầu
của cô.
– Chương trình cũ có những bài soạn sẵn dẫn tới giáo viên thụ động, không
sáng tạo, giáo dục đồng loạt trên toàn quốc, không phù hợp với từng trẻ, từng vùng
miền

– Nội dung chương trình cũ thấp hơn so với khả năng thực của trẻ trong giai
đoạn hiện nay, không hướng tới vùng phát triển gần của trẻ, không khai thác được
hết tiềm năng của trẻ.
– Quá chú trọng đến hoạt động học tập làm cho chương trình mang tính phổ
thông hoá.
– Xây dựng chương trình với các bộ môn riêng rẽ, nội dung học chồng chéo.
– Chưa thực sự quan tâm đến môi trường hoạt động của trẻ.
– Chưa quan tâm đến đánh giá kết quả hoạt động của trẻ.
b. Chương trình đổi mới được triển khai từ năm 1996 (giáo dục tích hợp theo
chủ đề) đã phần nào khắc phục được một số hạn chế của chương trình cải cách.
Chương trình giáo dục tích hợp theo chủ đề có nhiều ưu việt:
– Lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được hoạt động phát huy tính tích cực hoạt động
của trẻ, giáo viên là thang đỡ, là điểm tựa, tổ chức, hướng dẫn, khai thác tiềm năng
vốn có của đứa trẻ, hướng sự phát triển của trẻ đến vùng “phát triển gần”.
– Các hoạt động giáo dục của trẻ được đan cài, lồng ghép, tích hợp vào nhau
dựa trên nhu cầu, hứng thú của đứa trẻ
8

– Cho phép người giáo viên chủ động, sáng tạo trong công việc: tự lựa chọn
nội dung, phương pháp…tự thiết kế các hoạt động CS – GD trẻ.
– Tăng cường cho trẻ cơ hội lhám phá, trải nghiệm
– Quan tâm đến việc tạo dựng môi trường hoạt động đa dạng, phong phú, hấp
dẫn và an toàn đối với trẻ
– Cho phép người giáo viên linh hoạt, mềm dẻo trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, từng trường, từng địa phương, vùng miền…
Tuy nhiên, do giáo viên chưa hiểu rõ bản chất quan điểm tích hợp dẫn tới cách
thực hiện các chủ đề còn chưa phù hợp. Giáo viên còn máy móc trong việc lựa
chọn và tổ chức thực hiện chương trình, còn phụ thuộc nhiều vào sự định hướng
của ban giám hiệu và tài liệu hướng dẫn. Tài liệu hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết nên

giáo viên thu động, không sáng tạo, chỉ thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.
c. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay (tháng 9/2006) mang tính chất là
chương trình khung. Chương trình này được xây dựng theo quan điểm giáo dục
tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điều
kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ
trong quá trình chăm sóc, giáo dục. Từ chương trình khung này từng địa phương và
từng trường sẽ xác định nội dung, phương pháp, hình thức… phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương, trường lớp và nhu cầu khác nhau nhau của từng trẻ…
Kết luận: Trải qua các thời kì phát triển, chương trình giáo dục mầm non đã
có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu phát triển nghành giáo dục
mầm non nói riêng và phát triển con người mới nói chung…
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới để đặt nền tảng cơ sở đạo tạo
ra con người mới đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay, mặt khác xu hướng giáo dục
của các nước trên thế giới và trong khu vực là tích hợp các hoạt động giáo dục
trong trường mầm non. Giáo dục tích hợp theo chủ đề đã khắc phục đựơc các hạn
chế của chương trình mầm non cũ và bản thân nó có nhiều ưu việt.
III. Các bƣớc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non
1. Các bước phát triển chương trình đào tạo (thiết kế chương trình)
Khi hiểu phát triển chương trình được xem như một quá trình liên tục phát
triển và hoàn thiện chương trình giáo dục hoà quyện trong quá trình đào tạo thì
người ta chia nó thành các bước.
Năm 1926, Rugg đã phác hoạ hoạt động phát triển chương trình như một quá
trình gồm 3 bước:
1. Xác định những mục tiêu cơ bản
2. Chọn lựa các hoạt động và tài liệu giảng dạy
3. Xây dựng mô hình giảng dạy có hiệu quả nhất
Năm 1950, quy trình “thiết kế, tổ chức và thực hiện chương trình” đã đạt
được sự hoàn chỉnh qua 4 giai đoạn do RalpTyler đề ra:
1. Những mục đích mà nhà trường cần đạt được
2. Nhũng hoạt động cần thiết để đạt được các mục đích của giáo dục

3. Cách thức để hoạt động giáo dục được tổ chức có hiệu quả
9

4. Cách thức có thể xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dục
Tim Wentling lại chia quá trình đào tạo thành các giai đoạn chính: giai đoạn
chuẩn bị, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá…
Từ việc nghiên cứu các quan điểm trên cho ta thấy, quá trình phát triển
chương trình về cơ bản gồm 5 bước:
1. Phân tích tình hình
2. Xác định mục đích và mục tiêu của chương trình
3. Thiết kế chương trình
4. Thực thi chương trình
5. Đánh giá chương trình
Quá trình phát triển chương trình đào tạo này cần được hiểu như một quá
trình liên tục và khép kín. Ví dụ, trước khi bắt đầu xây dựng một chương trình nào
đó bao giờ chúng ta cũng phân tích đánh giá tình hình (đánh giá chương trình hiện
hành, kết quả thực hiện nó như thế nào, điều kiện thực hiện chương trình trong và
ngoài nhà trường, nhu cầu xã hội, nhu cầu và sự phát triển, sự tiến bộ của người
học) để xây dựng nên mục tiêu của chương trình. Trên cơ sở mục tiêu của chương
trình ta mới lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục thích hợp, lựa chọn
và tạo ra các phương tiện hỗ trợ việc thực hiện chương trình và lựa chọn các
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học.
2. Các bƣớc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non.
Hỏi: Trình bày các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non. Tại sao
các bước phát triểnchương trình phải được xếp trong một vòng tròn khép kín?
Các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non là:
1. Phân tích tình hình
2. Xác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục của
trường, địa phương mình

3. Xác định mục đích và các mục tiêu cụ thể theo 5 lĩnh vực phát triển phù
hợp với điều kiện thực tiễn
4. Thiết kế nội dung
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và các hoạt động khám phá,
trải nghiệm cho trẻ để thực thi chương trình
6. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình
Sự phân chia các bước như trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế
các bước đó luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và thậm chí
đan xen vào nhau và được sắp xếp trong một vòng tròn khép kín. Cách sắp xếp như
vậy muốn thể hiện rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tục hoàn thiện
và không ngừng phát triển, khâu nọ ảnh hưởng đến khâu kia. Chúng ta không thể
tách rời một khâu mà không xem xét đến sự tác động hữu cơ của các khâu khác.
Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần nắm rõ những bước này để vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào việc phát triển và tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục mầm non cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương,
10

trường, lớp, phù hợp với đối tượng trẻ của mình. Điều đó có nghĩa là phát triển
chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
D. Hƣớng dẫn sinh viên học tập
1. Thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?
2. Cho biết cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục
mầm non?
3. Hãy trình bày các quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình
giáo dục mầm non. Theo anh (chị) việc lựa chọn quan điểm tiếp cận và hình thức
thiết kế chương trình giáo dục mầm non phụ thuộc vào vấn đề gì?
4. Lập sơ đồ để chỉ rõ sự khác biệt giữa các cách tiếp cận trong thiết kế
chương trình giáo dục mầm non.
5. Đánh giá cách tiếp cận trong các chương trình giáo dục mầm non Việt Nam,

từ đó rút ra kết luận về việc lựa chọn cách tiếp cận trong xây dựng chương trình
giáo dục mầm non.
6. Thế nào phát triển chương trình đào tạo? Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình phát
triển chương trình giáo dục mầm non.
7. Hãy phân tích các cơ sở thực tiễn ở các địa phương việt nam trong giai đoạn
hiện nay để phát triển chương trình giáo dục mầm non.

11

CHƢƠNG 2
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC MẦM NON
15 tiết (10;5)

A. Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức: Hiểu rõ khái niệm kế hoạch, ý nghĩa của việc lập kế hoạch.
– Đảm bảo cho SV hiểu rõ nguyên tắc xây dựng KH, cấu trúc và nội dung của
từng loại kế hoạch.
2. Kỹ năng: Biết lập kế hoạch thực hiện chương trình cho một độ tuổi ở một
trường cụ thể trong năm học.
3.Thái độ: Tự giác học tập và nghiên cứu
– Giáo dục giáo sinh thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
Nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luận.
B. Chuẩn bị
1. Giảng viên:
– Tài liệu chính:
1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn Thị
Thu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013
– Tài liệu tham khảo:

1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – 2013
2. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm non
từ 3 – 36 tháng và 3 – 6 tuổi, 2013
3. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em
tác giả : NXB Đại học Quốc gia, 2010
4. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học sư phạm, 2010
5. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn
2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quan
C. Nội dung bài giảng
I. Khái niệm, ý nghĩa của việc lập kế hoạch
1. Khái niệm kế hoạch
12

Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về
những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự,
thời hạn tiến hành.
Xây dựng kế hoạch là dự kiến hệ thống những công việc phải làm, những
mục tiêu cần đạt và phương án (biện pháp) để thực hiện mục tiêu.
Lập kế hoạch thực hiện chương trình là dự kiến hệ thống các mục tiêu cần
đạt được trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc – giáo dục
trẻ để thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và lên kế hoạch
đánh giá việc thực hiện chương trình trong một khoản thời gian đó. Điều đó có
nghĩa là, khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, chúng ta phải thực hiện kế
hoạch sau:
– Xác định các mục tiêu cần đạt được trên trẻ trong một khoảng thời gian
nhất định. Tuỳ từng loại kế hoạch mà xác định mục tiêu cho phù hợp
– Xác định những nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Xác định và lựa chọn các phương pháp, biện pháp và các điều kiện để thực

hiện kế hoạch
– Lên kế hoạch đánh giá bao gồm xác định mục đích đánh giá, nội dung đánh
giá, phương pháp và hình thức đánh giá
2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non
2.1. Đối với giáo viên
Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đồng nghĩa với việc quyết định
những việc phải làm và làm cách nào để để đạt kết quả tốt nhất nên có tác dụng
định hướng trong công việc của người giáo viên và giúp họ chủ động thực hiện
nhiệm vụ, tránh được tình trạng bị động, tuỳ tiện trong công tác chăm sóc – giáo
dục trẻ, khắc phục tình trạng chồng chéo, lặp lại, đứt đoạn rời rạc trong quá trình
thực hiện công việc giáo dục mầm non và hiện tượng coi trọng hoạt động này, coi
nhẹ hoạt động khác, đảm bảo sự kết hợp hài hoà cân đối, linh hoạt các nội dung và
hình thức giáo dục
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch có ý nghĩa giúp giáo viên rèn
luyện năng lực dự báo, năng lực tư duy khoa học, năng lực thiết kế hoạt động và
sáng tạo trong công việc, không rập khuôn máy móc.
Kế hoạch thực hiện chương trình của nhóm, lớp còn có ý nghĩa xây dựng tinh
thần cộng đồng, trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau giữa các giáo
viên cùng làm việc trong quá trình thực hiện chương trình
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch còn giúp giáo viên có cơ sở để tự đánh
giá chất lượng tổ chức thực hiện chương trình và có cơ sở để tự đánh giá sự phát
triển, sự tiến bộ của trẻ dưới sự tác động của chương trình. Từ đó, gíáo viên có thể
rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp trong công tác tổ
chức thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2. Đối với các nhà quản lý
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mâm non của một trường
sẽ giúp cán bộ quản lý có sự chỉ đạo thống nhất đối với các bộ phận, các tập thể, cá
13

nhân trong toàn trường; thể hiện được triết lý riêng của từng trường và những định
hướng cơ bản để từ đó, giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong
từng nhóm, lớp một cách có hiệu quả.
Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non của giáo viên và của nhà
trường cũng là cơ sở để cán bộ quản lý của trường tự đánh giá kết quả thực hiện
của trường mình và cấp trên kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện chương trình
của nhà trường, từ đó, cán bộ quản lý có cơ sở để rút kinh nghiệm trong công tác
chỉ đạo thực hiện chương trình trong thời gian tiếp theo.
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giúp cho cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non có cơ sở thực tiễn để phát triển chương trình
2.3. Đối với trẻ mầm non
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phải dựa trên kết quả những
gì quan sát được trên trẻ, dựa trên sự hiểu biết về sự phát triển và sự học của trẻ.
Điếu đó sẽ giúp trẻ hình thành được những kiến thức và kỹ năng một cách có hệ
thống, phát triển những năng lực chung và các kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ phát
triển toàn diện các mặt nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình.
Việc thực hiện chương trình cũng sẽ tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt
động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc, giáo
dục trẻ.
II. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm
non
Nguyên tắc là những yêu cầu, những quy định chung nhất, cơ bản nhất bắt
buộc người giáo viên và cán bộ quản lý phải tuân theo khi xây dựng kế hoạch
nhằm đảm bảo mục đích và hiệu quả của quá trình xây dựng kế hoạch
Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đòi hỏi giáo viên mầm
non và cán bộ quản lý phải quán triệt một số nguyên tắc sau:
1. Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu giáo dục
2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn
3. Xây dựng kế hoạch phải đảm tính phát triển
4. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện

5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch
III. Các loại kế hoạch thực hiện chương trình, cấu trúc và nội dung của từng
loại kế hoạch
Kế hoạch năm: Bao quát chương trình giáo dục trong 1 năm học, gồm mục
tiêu, nội dung/hệ thống chủ đề trong năm học. (kế hoạch này do sởGD, phòng,
BGH xây dựng)
Kế hoạch tháng / chủ đề: là sự cụ thể hoá các nội dung giáo dục nhằm đáp
ứng với mục tiêu GD theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt
động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi,… của trẻ trong 1 tháng/chủ đề. (Kế
hoạch này do GV và BGH xây dựng)

14

Kế hoạch tuần, ngày: là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá, trải
nghiệm, vui chơi của trẻ (ở các lĩnh vực phát triển) vào các ngày trong tuần và các
thời điểm trong ngày nhằm triển khai nội dung GD (GV xây dựng)
– Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ.
– Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hoá xã hội
và môi trường tự nhiên của địa phương.
– Chương trình giáo dục mầm non.
– Thời gian trẻ đến và ở tại trường.
– Cơ sở vật chất của trường lớp.
1. Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi
a) Căn cứ để xây dựng kế hoạch theo năm học cho từng độ tuổi
– Mục tiêu chương trình và mục tiêu độ tuổi
– Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển trong chương
trình giáo dục mầm non
– Điều kiện thực tế của trường, lớp; khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ
trên cô, số lượng trẻ trong lớp; cơ sở vật chất: phòng nhóm, sân chơi, thiết bị,

nguyên vật liệu, đồ dung và đồ chơi; nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ trẻ vào
quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của địa
phương nơi trẻ sinh sống…
b) Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học
– Tên kế hoạch. Ví dụ, kế hoạch thực hiện chương trình năm học 2014- 2015
– Khối, lớp. Ví dụ, mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
– Trường mầm non.Ví dụ, trường mầm non Tân Trào-TP Tuyên Quang
I. Đặc điểm tình hình
II. Mục tiêu cuối tuổi theo từng lĩnh vực phát triển
III. Những nội dung chủ yếu (nội dung giáo dục theo các lĩnh vực phát triển)
(là cơ sở để GV lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình theo tháng, chủ đề)
IV. Dự kiến các chủ đề giáo dục trong năm và phân phối thời gian cho từng
chủ đề
S
Tên
Dự kiến thời
Gh
TT chủ đề
gian
i chú
V. Biện pháp thực hiện nội dung
VI. Đánh giá kết quả thực hành
c) Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm học theo độ tuổi
* Bước 1: Chuẩn bị. cán bộ quản lý và các giáo viên cần thu thập thông tin
làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Kết quả của bước này thể hiện trong mục
1: đặc điểm tình hình.
* Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển (thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mĩ)
Mục tiêu cuối độ tuổi được xác định dựa trên các cơ sở sau:
15

– Mục tiêu cuối độ tuổi nhà trẻ (3 tuổi) hoặc tuổi mẫu giáo (6 tuổi) thể hiện
trong chương trình giáo dục mầm non.
– Dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực cụ thể cho từng độ tuổi.
– Mục tiêu phát triển trẻ ở lứa tuổi này trong tài liệu hướng dẫn thực hiện
chương trình.
– Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ ở năm học trước
* Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực cho một độ
tuổi cụ thể
Những nội dung được xác định căn cứ vào:
– Các nội dung theo từng lĩnh vực của một độ tuổi cụ thể trong chương trình
giáo dục mầm non
– Mục tiêu cuối độ tuổi đã xác định ở trên
– Đặc điểm vùng miền, thực tế địa phương, trường, lớp, đặc điểm của trẻ
trong lớp
Khi đã xác định được nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực, những người
xây dựng kế hoạch phải dự kiến được các chủ đề sẽ triển khai thực hiện cho trẻ tìm
hiểu khám phá trong năm học, bao gồm: tên các chủ đề, dự kiến trình tự thực hiện
các chủ đề , dự kiến lượng thời gian thực hiện từng chủ đề.
Các chủ đề được lựa chọn phải dựa trên:
– Mục tiêu của chương trình
– Hứng thú và khả năng của trẻ
– Kinh nghiệm đã có (về kiến thức, kỹ năng, thái độ…)
– Điều kiện tổ chức các hoạt động
– Ý tưởng, hứng thú, hiểu biết của giáo viên
– Các sự kiện diễn ra xung quanh
– Sự hỗ trợ của phụ huynh
KL: Có nhiều cách xây dựng kế hoạch, tuy nhiên phải thể hiện rõ các
vấn đề:

– Mục tiêu, nội dung các lĩnh vực phát triển phù hợp với trẻ của trường.
– Dự kiến các chủ đề cho năm học phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh, với
trẻ của lớp , trẻ của từng trường và địa phương.
2. Lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình theo tháng ở lứa tuổi nhà trẻ
Khi lập kế hoạch giáo viên không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiện
chương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thú
của trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá hoạt
động với đồ vật, đồ chơi, vật thật.
Các kiến thức và kĩ năng, thái độ sẽ được lặp đi lặp lại trong kế hoạch
ở các mức độ khó và phức tạp tăng lên. Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2
tuần từ 8-10 nnội dung(kiến thức, kĩ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực phát
triển., song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tùy thuộc vào điều kiện
và thời điểm thực hiện có những lĩnh vực phát triển sẽ ưu tiên hơn. Vidụ: khi lập kế
16

hoạc cho trẻ tìm hiểu về các bộ phận cơ thể thì lĩnh vực phát triển nhận thức và thể
chất sẽ được chú trọng hơn (các kĩ năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, các
bài tập phát triển cơ bắp ); khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì
các kĩ năng về tình cảm xã hội sẽ được chú trọng nhiều hơn.
Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các tháng, sao
cho nội dung chương trình sẽ được thực hiện đầy đủ.
Tháng…………năm……………
1. Mục tiêu
Căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, giáo viên xác
định mục tiêu: kiến thức, kĩ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực
phát triển ( thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội). Lựa chọn các mục
tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển ( từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu
này sẽ được Phát triển ở các tháng sau đó).

2. Chuẩn bị
Những đồ dùng, nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phải
chuẩn bị.
3. Kế hoạch thực hiện
Các hoạt động ở tuần 1và tuần 3 được lặp lại ở trong tuần 2 và tuần 4 nhưng
mức độ khó và phức tạp sẽ được thực hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.
Tuần 1&2

Tuần 3& 4

T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
hƣ2 hứ3
hứ4
hứ5
hứ6
hứ2
hứ3
hứ4
hứ5
hứ6
Đón

trẻ
Thể
dục sáng(
nếu có)
Chơ
i tập có
chủ đích
Dạo
chơi ngoài
trời
Chơ
i- tập buổi
sáng
Chơ
i tập buổi
chiều

3. Lập kế hoạch thực hiện theo chủ đề
Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non có đưa ra 10 chủ đề, nhưng
những chủ đề này chỉ mang tính chất gợi ý. Giáo viên tự lựa chọn các chủ đề ( chủ
17

đề lớn và các chủ đề nhỏ ) được thực hiện ở lớp mình. Kế hoạch thực hiện chủ đề
có thể theo lược đồ sau:
Tên chủ đề:………..
(……..tuần, từ ngày……….đến ngày………….)
1.
Mục tiêu chủ đề
Căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, giáo viên xác

định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 5 lĩnh vực
phát triển (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm- xã hội). Không nên
đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề. Chú ý phát triển các kĩ năng ở các lĩnh
vực phát triển phù hợp với chủ đề. Lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính
phát triển (từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các
chủ đề tiếp theo.)
2. Chuẩn bị
Những đồ dùng, nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phải
chuẩn bị.
3.Mạng nội dung
Giáo viên dự kiến các nội dung có thể thực hiện trong chủ đề. Mỗi nội dung
có thể coi là một chủ đề nhỏ. Giáo viên có thể chỉ dừng lại ở việc chia chủ đề lớn
thành các chủ đề nhỏ, không làm chi tiết nội dung chủ đề nhỏ mà kết hợp nội dung
trong mạng hoạt động.
4. Mạng hoạt động
Giáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề nhỏ. Lưu ý tăng
cường các hoạt động để dạy trẻ cách học ( tìm tòi, thực hành….)
5. Lập kế hoạch thực hiện
Tuần1

Tuần/thứ
Thời điểm

2

Tu

ần2
T T T T T
3 4 5 6

Đón trẻ
Thể dục
sáng
Hoạt
động chung/giờ
học
Dạo chơi
ngoài trời
Chơi ở
các góc buổi
sáng
Chơi ở
các goc buổi
chiếu
18

Tu
ần..

Tu
ần5….

Lưu ý: Giáo viên không nhất thiết phải lập kế hoạch theo cách như đã hưỡng
dẫn ở trên. Mỗi trường, thậm chí mỗi giáo viên có thể có cách làm riêng. Song cần
phải đảm bảo thực hiện được mục đích và nội dung chương trình giáo dục theo độ
tuổi.
4. Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày
5. Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ

Có thể soạn một dạng hoạt động thao lược đồ sau:
Tên hoạt động:…………………………….
Mục đích: Trong một hoạt động chỉ nên đặt ra 1-2 mục đích và cố gắng thực
hiện mục đích đó.
Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu cần, những hoạt động làm quen
trước khi tiến hành hoạt động.
Tổ chức thực hiện/ cách tiến hành: Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt
động để đạt được mục đích đưa ra.
Lƣu ý: Mức độ chi tiết của kế hoạch hoạt động/ bài soạn tùy thuộc vào khả
năng của từng giáo viên. Đối với giáo viên mới có thể soạn chi tiết hơn so với giáo
viên có kinh nghiệm.
Những hoạt động như thể dục sáng, hoạt động chơi, dạo chơi chỉ cần soạn
một lần cho 1-2 tuần. Những lần thực hiện sau bổ sung những điểm thay đổi nếu
có.
Nếu hoạt động hoặc trò chơi được lựa chọn từ một tài liệu nào đó, trò chơi
quen thuộc, trò chơi dân gian chỉ cần ghi tên hoạt động/ trò chơi và những điều
thay đổi( nếu có) khi thực hiện ở lớp mình, không cần chép lại mà nên trích dẫn tên
tài liệu.
D. Hƣớng dẫn sinh viên học tập
1. Hãy kể tên các loại kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Trình bày cấu trúc, nội dung của từng loại kế hoạch.
2. Lập sơ đồ thể hiện trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện chương trình
theo năm học cho từng độ tuổi.
3. Lập sơ đồ thể hiện trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện chủ đề (ở mẫu
giáo) và kế hoạch tháng (ở nhà trẻ).
4. Thực hành nhóm: thảo luận và nêu nhận xét những bản kế hoạch đưa ra
trong phần phụ lục 1 (Một số mẫu kế hoạch – Giáo trình)
5. Hãy lập kế hoạch thực hiện chuơng trình cho một độ tuổi ở một trường cụ
thể trong năm học.
6. Hãy lựa chọn một chủ đề phù hợp với địa phương của bạn và lập kế hoạch

thực hiện chủ đề đó sao cho phù hợp với thực tế của địa phương và của trẻ ở địa
phương đó. Thành lập nhóm 4- 6 người để thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về vấn
đề này.
19

7. Thực hành tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề do bạn tự
lập. Hãy nêu nhận xét về kết quả thực hiện kế hoạch, những vấn đề cần thay đổi
cho phù hợp với thực tế của trẻ ở lớp và điều kiện của địa phương.
8. Hãy lập kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong một
ngày và cho một hoạt động. Thành lập nhóm và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
* Thực hành: 7 tiết
1.Thảo luận và nêu nhận xét những bản kế hoạch của các trường mầm non
2. Lập kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, theo chủ đề…(đối
tượng tự chọn)
* Kiểm tra: 1 tiết

20

CHƢƠNG 3
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP
THEO CHỦ ĐỀ
14 tiết (6;8)

A. Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về quan điểm
tích hợp, cách tỏ chức các hoạt động giáo dục tích hợp trong thực hiện CTGDMN
2. Kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng cần thiết như: Vận dụng sáng tạo tri thức
cơ bản vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp, Bước đầu hình thành

những kỹ năng cần thiết như biết thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
trẻ theo hướng tích hợp ở trường mầm non.
3.Thái độ: Giáo dục SV nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luận
B. Chuẩn bị
1. Giảng viên:
– Tài liệu chính:
1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn Thị
Thu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013
– Tài liệu tham khảo:
1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – 2013
2. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm non
từ 3 – 36 tháng và 3 – 6 tuổi, 2013
3. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em
tác giả : NXB Đại học Quốc gia, 2010
4. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học sư phạm, 2010
5. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn
2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quan
2. Sinh viên: Đọc tài liệu liên quan
C. Nội dung bài giảng
I. Quan điểm tích hợp

21

Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, giáo dục theo hướng tích hợp là
phù hợp và có hiệu quả hơn đối với bậc học mầm non. Vậy giáo dục theo hướng
tích hợp là gì?
Tích hợp không phải là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan
xen các đối tượng hay các bộ phận của đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh

thể..
Tất cả các yếu tố xã hội, tự nhiên và khoa học của môi trường đan quyện
vào nhau tạo thành môi trường sống phong phú của trẻ. Xuất phát từ quan điểm
này mà chương trình giáo dục trẻ nhỏ được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp theo
chủ đề. Giáo dục tích hợp và dạy học tích hợp nhấn mạnh việc kết hợp nhiều nội
dung giáo dục ( xã hội tự nhiên, khoa học ) thông qua các hoạt động tích cực của cá
nhân trẻ với môi trường sống của mình. Trong chách học này, trẻ học một cách tự
nhiên, không có giới hạn tuyệt đối về thời gian, không gian và môn học. Như
Bredekamp viết: “ Việc hộc không chỉ xảy ra trong phạm vi hạn hẹp của mỗi môn
học, sự học và phát triển của trẻ mang tính tích hợp. Một hoạt động thúc đẩy một
mặt phát triển nào đó đồng thời cũng tác động đến các mặt phát triển khác”.
Tích hợp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
Tích hợp theo chủ đề
Tích hợp trong một hoạt động.
* Tích hợp theo chủ đề là gì?
Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động (các hoạt động có thể
trong một ngày hoặc trong một số ngày) xoay quanh nội dung một chủ đề nào đó.
Ví dụ: Thực hiện chủ đề “các loại quả”. Trong giờ học có chủ đích: cho trẻ
làm quen các loại quả, trong giờ hoạt động góc: cho trẻ nặn các loại quả, vẽ, tô màu
các loại quả, trong giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ quan sát vườn cây ăn quả, học
đếm các loại quả theo một dấu hiệu đặc trưng nào đó; tập pha nước cam…….
* Tích hợp trong một hoạt động là gì?
Theo chúng tôi, tích hợp trong một hoạt động thể hiện ở những điểm sau:
– Khi tổ chức một hoạt động nhằm thúc đẩy một mặt phát triển nào đó, giáo
viên cần chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động với đồ vật (đề tài “ Xếp nhà tặng bạn”): mục đích
chủ yếu là phát triển, rèn luyện vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay và hình
thành ở trẻ kĩ năng xếp chồng các hình khối gỗ theo chủ đề, nhưng đồng thời giáo
viên cũng cần khai thác nội dung đó để phát triển các mặt khác như phát triển về
mặt tình cảm- xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức…

– Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong môt hoạt động tức là khai thác nội
dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào trong quá trình tổ chức một hoạt
động nào đó.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học có chủ đích thuộc lĩnh vực khám phá khoa
học, giáo viên có thể khai thác các nội dung có liên quan ở các lĩnh vực khác như
thơ, truyện, âm nhạc, toán, tạo hình,… nhưng cần lưu ý khai thác các nội dung gđó
phải thực hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng không làm mất đi tính trọng tâm của
22

nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường người ta tích hợp các nội dung
khác vào đầu hoặc cuối buổi học.
Vì sao giáo dục mầm non phải lựa chọn cách tiếp cận tích hợp?
Theo chúng tôi xuất phát từ những lí do sau :
– Giáo dục tích hợp phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi này.
– Bản thân cuộc sống chung quanh mang tính tổng thể, trọn vẹn.
II. Tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề
1. Khái niệm về chủ đề
Chủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nội dung kiến thức,
kĩ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ tìm hiểu, khám phá và học theo
nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng
thời gian thích hợp.
Chủ đề có thể rộng( lớn) hoặc hẹp( nhỏ). Một chủ đề lớn có thể bao gồm
nhiều chủ đề nhỏ. Từ chủ đề quê hương- Thủ đô- Bác Hồ có thể phát triển thành
các chủ đề nhánh như: Làng Vạn Phúc của em, dân Tộc Thái của em, Người Việt
Nam, Bác Hồ với thiếu nhi, Thủ đô Hà nội….
Chủ đề có thể cụ thể nhưng có thể trừu tượng, có thể mang tính địa phương
nhưng cũng có thể mang tính chung. Trẻ càng nhỏ, Chủ đề càng phải cụ thể, gần
gũi và mang tính dịa phương có quy mô nhỏ để trẻ có thể liên hệ với những hiểu
biết và kinh nghiệm đã có của mình.

2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn chủ đề
Chủ đề cần tính đến nhu cầu, hứng thú và những kiến thức bắt nguồn từ cuộc
sống của trẻ.
Chủ đề cần phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ thì
chgủ đề càng phải cụ thể, mang tính địa phương và gầ gũi với hiện tại và phạm vi
nội dung hẹp.
Lựa chọ Chủ đề sao cho có thể tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá, trải
nghiệm, giúp trẻ học tốt nhất.
Chủ đề có chứa đựng những giá trị xã hội mà trẻ cần để sống.
Chủ đề phải đáp ứng được các mục tiêu trong chương trình.
giáo viên có đủ nguồn để cung cấp kinh nghiệm cho trẻ bao gồm cả kinh
nghiệm kiến thức, khả năng tổ chức những ý tưởng thành chủ đề, có thể tổ chức
các hoạt động với đồ vật, đồ chơi, vật thật; các hoạt động đáp ứng nhu cầu và hứng
thú của trẻ, các hoạt động sử dụng các giác quan.
Tên Chủ đề dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
Chủ đề phải được tiến hành tối thiểu trong thời gian một tuần.
3. Các cách lựa chọn chủ đề.
Có nhiều cách lựa chọn chủ đề nhưng phổ biến có 3 cách sau:
a. Cách thứ nhất là lựa chọn Chủ đề xuất phát từ trẻ: Đây là cách giáo viên
lựa chọn Chủ đề dựa trên sự quan tâm, hứng thú kinh nghiệm của trẻ, cụ thể thông
qua xảy ra. Lựa chọn, chủ đề theo cách này thường gây sự hứng thú cho trẻ, làm
23

cho chương trình có độ linh hoạt cao, phát huy được sự sáng tạo chủ động của giáo
viên nhưng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nhạy cảm với những gĩ
xảy ra trên trẻ. Mặt khác, không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện một cách rõ ràng
những hứng thú của các biểu hiện, các câu hỏi, các thứac mắc của trẻ về những sự
kiện, hiện tượng đang bản thân.
b. Cách thứ hai là lựa chọn chủ đề xuất phát từ giáo viên: là những chủ đề do

giáo viên chủ động đưa ra dựa trên các chủ đề gợi ý trong chương trình và hướng
dẫn thực hiện chương trình. Mục đích của giáo viên khi thực hiện chủ đề là nhằm
đạt được một mục tiêu giáo dục nhất định nào đó.
Với các chủ đề này, để tạo ra sự hứng thú ở trẻ, tránh sự áp đặt, giáo viên
nên giới thiệu trước với trẻ ý tưởng chính của chủ đề, cho phép trẻ tham gia xây
dựng mạng nội dung cũng như các hoạt động mà trẻ thích.
Hướng xây dựng Chủ đề theo cách này sẽ djễ dàng hơn cho giáo viên trong
quá trình thực hiện.hd
c. Cách thứ 3 là lựa chọn chủ đề xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng diễn
ra xung quanh trẻ. Ví dụ nhhư sự kiện Seagame 22, Worlcup…
* Khi lựa chọn chủ đề giáo viên cần lưu ý.
+Thời gian thực hiện một chủ đề cần tính đến hứng thú của trẻ, không
nên kéo dài quá khi trẻ không còn hứng thú nữa. giáo viên có thể kéo dài hoặc
giảm bớt thời gian tùy thuộc vào hứng thú của trẻ và điều kiện thực hiện chủ đề đó.
+
Trình tự thực hiện có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện, thời điểm
để thực hiện chủ đề tốt nhất (trẻ có điều kiện quan sát và thực hành)
+
Tên chủ đề, thời gian thực hiện chủ đề, số lượng chủ đề và trình tự
thực hiện chủ đề ở các lớp có thể khác nhau.
+
Nội dung của chủ đề sẽ là phương tiện để hình thành và phát triển các
kĩ năng, tình cảm thái độ ở trẻ. Do đó, tùy thuộc vào mỗi chủ đề cụ thể, giáo viên
chú trọng phát triển ở các mlĩnh vực nhất định. Ví dụ: Như những chủ đề thuộc
lĩnh vực tự nhiên có ưu thế phát triển nhận thức, ngôn ngữ, những chủ đề thuộc
lĩnh vực xã hội có ưu thế hơn về phát triển tình cảm, thái độ….
Như vậy việc lựa chọn chủ đề không phải chỉ dựa vào chương trình và
hướng dẫn thực hiện chương trình như hiện nay một số trường mầm non vẫn làm.
Điều cơ bản cần lưu ý là giáo viên phải biết phối hợp một cách hợp lý giữa các
cách lựa chọn, biết cân bằng giữa cách lựa chọn xuất phát từ cô và cách lựa chọn

xuất phát từ trẻ.
4. Tạo ra hệ thống chủ đề ( hay ngân hàng chủ đề) cho trẻ từng lứa tuổi
nhƣ thế nào?
Tạo ra một hệ thống chủ đề là điểm khởi đầu cho việc lập kế hoạch thực hiện
chủ đề.
Các bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây về cách xác lập hệ thống chủ đề.
Đầu tiên tất cả giáo viên trong khối lớp ở từng lứa tuổi tự mình tạo lập hệ thống các
chủ đề dựa trên các chủ đề lớn được gợi ý trong chương trình. Số lượng chủ đề
càng nhiều càng tốt. Sau đó các giáo viên này sẽ ngồi tập trung lại với nhau cùng
24

trao đổi, chia sẻ và thảo luận kết quả vừa thu được. Chắc chắn rằng, trong nhóm sẽ
có chủ đề cùng xuất hiện. Một số chủ đề chỉ có ở một hay một số người. Khi xem
xét kết quả của đồng nghiệp, chúng ta có thể ghi lại những ý tưởng đó. Đương
nhiên chúng ta có thể bổ sung thêm các ý tưởng mới xuất hiện ở trong đầu. Việc
cuối cùng là ghi chép lại hệ thống chủ đề của nhóm lứa tuổi. Đây là căn cứ để lập
kế hoạch thực hiện chủ đề sau này của từng nhóm lớn. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện mỗi nhóm, lớp có thể thay đổi, bổ sung chủ đề hoặc phát triển chủ đề nảy
sinh từ các sự kiện diễn ra ở trong lớp hoặc ở trẻ.
Cách làm này có thể áp dụng cho cả việc xây dựng kế hoạch thực hiện chủ
đề.
5. Tổ chức thực hiện chủ đề
Việc thực hiện chủ đề được tiến hành theo 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: chuẩn bị
Trong giai đoạn này, giáo viên cần thực hiện nhưng nội dung công việc như
sau:
Lập kế hoạch thực hiện chủ đề.
Thiết kế môi trường học tập để thực hiện chủ đề: Khi tiến hành chủ đề thì
phần lớn môi trường lớp học thể hiện nội dung của chủ đề đó. Tùy thuộc vào khả

năng thực tế về đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để bố trí môi trường lớp học. Sự
bố trí này chỉ mang tính chất gợi ý cho trẻ hoạt động và sắp xếp môi trường của
mình. Môi trường này sẽ được hoàn thiện trong quá trình thực hiện chủ đề. Giáo
viên cho phép trẻ tham gia vào việc tổ chức môi trường học tập để gây hứng thú
cho trẻ đến chủ đề.
Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên về chủ đề.
b)Giai đoạn 2: Thực hiện chủ đề
Việc thực hiện chủ đề được tiến hành theo 3 bước:
Bƣớc 1: Bắt đầu chủ đề (hay Mở chủ đề )
Mục đích: Tạo sự chú ý, quan tâm và kích thích sự hứng thú của trẻ đối với
nội dung chủ đề, khai thác kinh nghiệm sẵn có của trẻ về chủ đề để hình thành vấn
đề cần tìm hiểu.
Cách tiến hành: chủ đề có thể giới thiệu cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng những phương pháp dưới đây một cách linh
hoạt để dẫn dắt trẻ hướng vào chủ đề một cách tự nhiên như:
– Trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm và
kiến thức liên quan đến chủ đề, thông qua đó giáo viên cũng biết được mức độ nắm
kiến thức của trẻ về chủ đề.
– Các hoạt động thể hiện kinh nghiệm của trẻ về chủ đề như vẽ, hát, kể
chuyện, minh họa bằng động tác để tăng cảm xúc. Tất cả những hoạt động đó đều
hướng vào tạo hứng thú và sự quan tâm bước đầu của trẻ đối với chủ đề.
– Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo được sự hứng thú của trẻ
đối với chủ đề, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra các vấn đề mà trẻ chưa
biết, chưa trả lời được hay chưa giải quyết được để kích thích nhu cầu muốn tìm
25

– Giáo dục giáo sinh thái độ tích cực, chủ động trong học tập.- Nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luận.B. Chuẩn bị1. Đối với giảng viên: Nghiên cứu các tài liệu sau:- Tài liệu chính:1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn ThịThu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013- Tài liệu tham khảo:1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – 20132. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm non từ3 – 36 tháng và 3 – 6 tuổi, 20133. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em tácgiả : NXB Đại học Quốc gia, 20104. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đạihọc sư phạm, 20105. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quanC. Nội dung bài giảngI. Khái niệm về phát triển chƣơng trình giáo dục mầm nonHỏi:- Thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?- Cho biết vai trò của giáo viên trong việc tham gia phát triển chươngtrình giáo dục mầm non?Thuật ngữ Phát triển chương trình tương đương với thuật ngữ tiếng anh làCurriculum Development. Thuật ngữ này đôi lúc cũng được thay thế cho thuật ngữCurriculum making hay Curriculum design tức là làm chương trình, xây dựngchương trình hay thiết kế chương trình.Tương ứng với các loại chương trình ở các cấp độ, phạm vi khác nhau màchúng ta hiểu khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau.Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trìnhnghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục – đào tạo cho mộtbậc học, ngành học. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trìnhđộ cao đẳng, xây dựng chương trình cấp tiểu học, xây dựng chương trình Giáo dụcmầm non…Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tươngđương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hoàn toàn mới.Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng mộtchương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không còn phùhợp và đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn, từng thời kì pháttriển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thếgiới. Ví dụ: xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới thay thế chương trìnhchỉnh lý nhà trẻ và chương trình mẫu giáo cải cách.Kết quả của phát triển chương trình này sẽ là một chương trình giáo dục đàotạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng cấp học, bậc học, ngành đào tạo.Chương trình này cung cấp những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn địnhtheo thời gian và bắt buộc các trường phải thực hiện (chương trình khung)Từ chương trình khung này, mỗi trường tự xậy dựng và phát triển chươngtrình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình nhưng phảiđảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra.Ở mức độ thứ hai, sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, xâydựng và phát triển chương trình giáo dục – đào tạo cụ thể cho một trường từchương trình khung trên cơ sở đó tính đến điều kiện thực tế của từng vùng, miền,từng trương, đối tượng người học, chứa đựng và thể hiện triết lý riêng của từngtrường.Quá trình phát triển chương trình ở mức độ thứ hai này là do các trường tựthực hiện. Ví dụ: Từ chương trình khung giáo dục – đào tạo giáo viên mầm nontrình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường CĐSP TuyênQuang sẽ tự nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể (hay còn gọi là đề cương chitiết) cho trường mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, chứađựng triết lý riêng trường. Trong giáo dục mầm non, từ chương trình giáo dụcmầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, từng địa phương hoặc từng trườngsẽ phát triển nó thành chương trình chi tiết, cụ thể phù hợp với từng địa phươnghoặc trường mình, thể hiện ở sự khác biệt trong xác định mức độ mục tiêu trongtừng độ tuổi, ở nội dung phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ và chỉ đạo, tổ chứcthực hiện chương trình.Ở mức độ thứ ba, phát triển chương trình được hiều là quá trình lên kế hoạchvà thực thi chương trình cho một lớp học, môn học cụ thể do giáo viên đảm nhận.Ví dụ, ở trường mầm non, từ kế hoạch thực hiện chương trình chung của trường,giáo viên mầm non ở mỗi lớp sẽ lựa chọn nội dung cụ thể (chủ đề cụ thể) để xâydựng kế hoạch và triển khai thực hiện chủ đề cụ thể đó cho từng thời điểm thíchhợp với những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện phù hợp vớiđiều kiện của lớp và nhu cầu, hứng thú cũng như vốn kinh nghiệm và khả năng củatrẻ.Ở mức độ thứ tư (mức độ hẹp nhất), là sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổichương trình học, chương trình hoạt động của người học / của trẻ dựa trên kết quảquan sát, đánh giá người học / đánh giá trẻ trong các hoạt động.Có thể nhận thấy rằng, chất lượng của hai mức độ phát triển chương trìnhcuối (mức độ ba và mức độ bốn) phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, tính sáng tạo, linhhoạt và sự nhạy cảm của giáo viên.Tóm lại, dù đưa ra khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau,nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tụcphát triển và hoàn thiện chương trình giáo dục – đào tạo hoà quyện trong quá trìnhgiáo dục nói chung, quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, để đảm bảo chươngtrình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhân cách củangười học – của trẻ nhỏ.II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chƣơng trình giáo dụcmầm non1. Cơ sở lý luận của việc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm nonHỏi: – Phát triển chương trình giáo dục mầm non được dựa trên cơ sở lý luậnnào?- Các học thuyết cơ bản đã giải thích trẻ học như thế nào?Cho biết vaitrò của giáo viên trong viẹc CS – GD trẻ.- Cho biết đặc điểm phát triển trẻ em lứa tuổi mầm non?- Trình bày các quan điểm tiếp cận chương trình giáo dục mầm non?Chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay được thiết kế chủ yếu theo cách tiếpcận nào?.1.1. Các học thuyết cơ bản về sự phát triển trẻ emĐây là cơ sở khoa học để chúng ta có thể trả lời cho những câu hỏi: Trẻ họccái gì? Trẻ học như thế nào? Dạy trẻ những gì?. Từ đó, để thiết kế, xậy dựng vàphát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ.a) Thuyết xã hội – văn hoá của L.S. VưgôtxkiÔng nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội bao gồm gia đình, trường học,cộng đồng và văn hoá trong phát triển cơ thể và tâm lý của trẻ. Và ông cho rằng sựphát triển của trẻ vừ thể hiện là kết quả của sự hoà nhậpvào trong môi trường vănhoá, vừa thể hiện là quá trình lĩnh hội từ môi trường văn hoá, Người lớn và giáoviên đóng vai trò trung gian hướng dẫn và ủng hộ trẻ.Theo ông, giáo viên cần phải đón trước sự phát triển nhận thức của trẻ, nắmvững khoa học dạy trẻ để dẫn dắt chúng từng bước tiến vào vùng phát triển gầnnhất nhằm phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý bậc cao, tức là dạy trẻ từng bướchọc làm người.b) Thuyết tâm lý xã hội (Erik Erikson 1963)Ông cho rằng sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong 8 năm đầucủa cuộc đời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xã hội ở gia đình và nhàtrường. Cách giao tiếp và ứng xử của người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển củatrẻ.Đồng thời, ông đã đề xướng những yêu cầu đối với các lớp học chuẩn mực đólà:- Tỉ lệ giáo viên – trẻ: Trẻ càng nhỏ thì tỉ lệ này càng thấp, vì trẻ nhỏ cần sựôm ấp, thương yêu, chăm sóc thường xuyên của người lớn, đó là điều kiện quantrọng cho sự phát triển cảm giác an toàn, tin cậy ở trẻ, và là cơ sở phát triển tìnhcảm xã hội ban đầu.- Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ nhỏ để nó tự lựa chọn các hoạt động chơi, cácvật liệu chơi và bạn chơi, từ đó phát triển tính độc lập tự chủ.- Cung cấp nhiều cơ hội và thời gian đủ cho trẻ khám phá, lên kế hoach vàthưc hiện các giai đoạn chơi sẽ phát triển tính sang tạo và nảy sinh những ý tưởngmới, đây là đặc tính rất quan trọng trong những năn tuổi thơ.c) Thuyết hành vi (SkinnerB.F, 1973 và Albert Bandura, 1963)Thuyết này cho rằng bản chất của việc học của trẻ nhỏ là thông qua sự bắttrước và quan sát người khác, biến hành vi quan sát được thành của mình và tái tạolại các hành vi đó. Trẻ có thể học hành vi mới bằng cách bắt trước bạn là những trẻđang có hành vi đúng đắn. Đồng thời, trẻ trẻ cũng quan sát bạn đang bị phạt vìhành vi không phù hợp để tự điều chình mình. Skinner cũng cho rằng, các yếu tốquan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là tổ chức môi trường và tạora các tình huống giáo dục. Cha mẹ và giáo viên cần coi trọng và khen ngợi cáchành vi phù hợp của trẻ.d) Thuyết phát triển nhận thức (Jean Piaget, 1963)Thuyết này thừa nhận trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thứccủa mình thông qua sự giao tiếp qua lại tích cực với cả môi trường vật chất và môitrường xã hội. Ông nhấn mạnh chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển sự khẳngđịnh mình trong suy nghĩ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và cácvật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi, qua đó kích thích sự suy nghĩvà sự giao tiếp tích cực của trẻ.e) Thuyết sinh thái của U. Bronfenbrenner, 1979Thuyết này nghiên cứu về những môi trường sinh thái người và mối quan hệqua lại của chúng xung quanh một con người đang trưởng thành. Đối với một đứatrẻ thì môi trường trực tiếp, trong đó mối quan hệ của trẻ với gia đình, trường mầmnon và bạn bè là rất quan trọng.Tóm lại, các lý thuyết trên đây nhằm đưa ra sự giải thích về quá trình học vàvề cách chiếm lĩnh tri thức của trẻ nhỏ, giúp các nhà nghiên cứu trẻ em vận dụng,tiếp tục nghiên cứu để trả lời thoả mãn được câu hỏi “trẻ học như thế nào?”.1.2. Đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi mầm nonTheo quan điểm về sự phát triển của trẻ em, trẻ lớn khôn thông qua hai quátrình tăng trường và phát triển.Tăng trường là quá trình trong đó các bộ phận của cơ thể được thay đổi về sốđo. Phát triển là quá trình trong đó có sự hình thành và hoàn thiện, đa dạng hoáphức tạp hoá các chức năng bộ phận của con người (biết đi, chạy, nhảy, biết nói,biết suy nghĩ…). Hai quá trình này khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau vàdiễn ra trong suốt quá trình liên tục trẻ phản ứng, thích ứng với những điều kiệnbẩm sinh và những điều kiện của môi trường sốngQua nghiên cứu các tài liệu tâm lý học và sinh lý học cho thấy, sự tăng trưởngvà phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non diễn ra với tố độ nhanh, mạnh so với cácgiai đoạn về sau.VD về tăng trưởng: Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng rất nhanh (từ 50cm khimới sinh đến cuối năm thứ nhất trẻ cao khoảng 70 – 75cm, năm thứ ba khoảng 93 –94cm. Cân nặng từ 3 – 3,5kg chóng đến cuối năm thứ nhất trẻ tăng gấp đôi và đếncuối năm thứ ba trẻ tăng khoảng 14 -15kg.VD về phát triển: Trẻ nhanh chóng chiếm lĩnh và điều khiển được một số vậnđộng chủ yếu: lẫy, bò, đi, chạy nhảy…Ngôn ngữ của trẻ có những chuyển biến rõ rệt về chất, vốn từ tăng nhanhchóngTư duy trực quan hành động (ấu nhi), tư duy trực quan hình tương (mẫu giáo),tư duy trừu tượng (cuối tuổi mẫu giáo).Sự học của trẻ diễn ra dưới 2 hình thức: trẻ học mọi lúc, mọi nơi; hoạt độnghọc có chủ đích…1.3. Một số cách tiếp cân cơ bản và hình thức thiết kế chƣơng trìnhCách tiếp cận (approach) thể hiện quan điểm chỉ đạo trên cơ sở đó mà chươngtrình được xây dựng. Hình thức thiết kế chương trình (framework) thể hiện các thủtục, cách thức thực hiện cách tiếp cận trong thực tiễn giáo dục. Một cách tiếp cậncó thể được thực hiện bằng nhiều hình thức thiết kế khác nhau, ngược lại, một hìnhthức thiết kế có thể sử dụng để hiện thực hoá nhiều cách tiếp cận khác nhauHỏi: – Chương trình giáo dục mầm non thường được xây dựng dựa trên cáccách tiếp cận và hình thức thiết kế nào?- Việc lựa chọn các quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương trình phụthuộc vào các yếu tố nào?a) Một số cách tiếp cận cơ bản.- Tiếp cận mục tiêu: Dựa trên mục tiêu đào tạo, người xây dựng chương trìnhmới đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp sưphạm cũng như đánh giá cách thức đánh giá kết quả học tập- Tiếp cận nội dung: Mục tiêu chương trình là nội dung kiến thức. Điều quantrọng khi xây dựng chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng cần truyềnthụ.- Tiếp cận phát triển: Giáo dục hướng tới phát huy tối đa mọi tiềm năng củacon người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học.- Tiếp cận truyền thống và tiếp cận phù hợp với sự phát triển của trẻ: Tiếp cậntruyền thống nhấn mạnh đến việc dạy kỹ năng và kiến thức qua các môn học riêngrẽ. Tiếp cận phù hợp với sự thích hợp của trẻ nhấn mạnh việc học của trẻ mang tínhtích hợp và thích hợp- Tiếp cận dạy học – giáo dục hướng vào trẻ và tiếp cận lấy người lớn làmtrung tâm:Quan điểm lấy người lớn làm trung tâm là cách thức người lớn tổ chức môitrường giáo dục dựa trên quan niệm của bản thân về những gì trẻ cần phải học,người lớn trực tiếp dạy trẻ, người lớn khởi xướng các hoạt động và quyết định cáigì trẻ được làm và không được làmQuan điểm dạy học- giáo dục hướng vào trẻ là cách thức tổ chức môitrường giáo dục dựa trên cơ sở hứng thú, kinh nghiệm, nhu cầu của trẻ, trẻ tự học làchính, trẻ chủ động khởi xướng các hoạt động theo hứng thú cá nhân.- Tiếp cận cá nhân – tiếp cận tập thể.Tiếp cận cá nhân: Chương trình giáo dục chú trọng đến sự khác biệt của cáthể trẻ như nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm và mặt mạnh, mặt yếu của mỗi trẻ.Tiếp cận tập thể: Chương trình được xây dựng chung cho tất cả trẻ ở cùng độtuổi- Tiếp cận tích hợp, tiếp cận tương hỗ và tiếp cận tách biệtTiếp cận tích hợp: Nhấn mạnh nhiều nội dung giáo dục thông qua các hoạtđộng tích cực của cá nhân trẻ với môi trường sống của mìnhTiếp cận tương hỗ: Sự học được thực hiện xoay quanh một ý tưởng (hay mộtchủ đề) trung tâm.Tiếp cận tách biệt: Các hoạt động trải nghiệm của trẻ trong chương trình đượcxây dựng một cách tách biệt, ít liên quan đến nhau- Tiếp cận bình đẳng và tiếp cận phân biệt.Tiếp cận bình đẳng: Chương trình tạo cơ hội và điều kiện bình đẳng cho tấtcả trẻ được học tập và phát triển.Tiếp cận phân biệt: Chương trình được thiết kế cho từng nhóm trẻ khác nhaunhư trẻ chậm phát triển, trẻ có năng khiếu, trẻ tàn tật…b) Hình thức thiết kế chương trình- Chương trình khung- Chương trình được tổ chức theo môn học- Chương trình được tổ chức theo các chủ đề- Chương trình được tổ chức theo sự kiện- Chương trình được tổ chức theo hoạt độngNgoài ra, còn tồn tại nhiều kiểu thiết kế chương trình khác, như chương trìnhđược thiết kế dưới hình thức trò chơi, chương trình mạng, chương trình dự án…Việc xác định rõ quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình khôngchỉ cần thiết trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non nói chung mà cảtrong việc thiết kế chương trình ở từng nội dung giáo dục và học tập. Mỗi chươngtrình có thể xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Việc lựachọn quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương trình phụ thuộc vào mục đích giáodục trẻ, đặc biệt là quan điểm về sự học và phát triển của trẻ của người xây dựngchương trình.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm nonHiện nay đang tồn tại 3 loại chương trình:+ Chương trình CS – GD trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (chương trình chỉnh lý nhà trẻvà cải cách mẫu giáo)+ Chương trình đổi mới+ Chương trình mầm non mới ban hành tháng 9 năm 2006a. Chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo cải tiến được nghiên cứu vàxây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban hành chính thưc trên toàn quốc từnăm 1994 đã bộc lộ một số hạn chế:- Lấy cô làm trung tâm: giáo dục theo ý muốn chủ quan của giáo viên, trẻ bịthụ động, áp đặt, không tích cực, không năng động ,chỉ học máy móc theo yêu cầucủa cô.- Chương trình cũ có những bài soạn sẵn dẫn tới giáo viên thụ động, khôngsáng tạo, giáo dục đồng loạt trên toàn quốc, không phù hợp với từng trẻ, từng vùngmiền- Nội dung chương trình cũ thấp hơn so với khả năng thực của trẻ trong giaiđoạn hiện nay, không hướng tới vùng phát triển gần của trẻ, không khai thác đượchết tiềm năng của trẻ.- Quá chú trọng đến hoạt động học tập làm cho chương trình mang tính phổthông hoá.- Xây dựng chương trình với các bộ môn riêng rẽ, nội dung học chồng chéo.- Chưa thực sự quan tâm đến môi trường hoạt động của trẻ.- Chưa quan tâm đến đánh giá kết quả hoạt động của trẻ.b. Chương trình đổi mới được triển khai từ năm 1996 (giáo dục tích hợp theochủ đề) đã phần nào khắc phục được một số hạn chế của chương trình cải cách.Chương trình giáo dục tích hợp theo chủ đề có nhiều ưu việt:- Lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được hoạt động phát huy tính tích cực hoạt độngcủa trẻ, giáo viên là thang đỡ, là điểm tựa, tổ chức, hướng dẫn, khai thác tiềm năngvốn có của đứa trẻ, hướng sự phát triển của trẻ đến vùng “phát triển gần”.- Các hoạt động giáo dục của trẻ được đan cài, lồng ghép, tích hợp vào nhaudựa trên nhu cầu, hứng thú của đứa trẻ- Cho phép người giáo viên chủ động, sáng tạo trong công việc: tự lựa chọnnội dung, phương pháp…tự thiết kế các hoạt động CS – GD trẻ.- Tăng cường cho trẻ cơ hội lhám phá, trải nghiệm- Quan tâm đến việc tạo dựng môi trường hoạt động đa dạng, phong phú, hấpdẫn và an toàn đối với trẻ- Cho phép người giáo viên linh hoạt, mềm dẻo trong việc chăm sóc, giáo dụctrẻ phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, từng trường, từng địa phương, vùng miền…Tuy nhiên, do giáo viên chưa hiểu rõ bản chất quan điểm tích hợp dẫn tới cáchthực hiện các chủ đề còn chưa phù hợp. Giáo viên còn máy móc trong việc lựachọn và tổ chức thực hiện chương trình, còn phụ thuộc nhiều vào sự định hướngcủa ban giám hiệu và tài liệu hướng dẫn. Tài liệu hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết nêngiáo viên thu động, không sáng tạo, chỉ thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.c. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay (tháng 9/2006) mang tính chất làchương trình khung. Chương trình này được xây dựng theo quan điểm giáo dụctích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điềukiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻtrong quá trình chăm sóc, giáo dục. Từ chương trình khung này từng địa phương vàtừng trường sẽ xác định nội dung, phương pháp, hình thức… phù hợp với điều kiệnthực tế của địa phương, trường lớp và nhu cầu khác nhau nhau của từng trẻ…Kết luận: Trải qua các thời kì phát triển, chương trình giáo dục mầm non đãcó những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu phát triển nghành giáo dụcmầm non nói riêng và phát triển con người mới nói chung…Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới để đặt nền tảng cơ sở đạo tạora con người mới đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay, mặt khác xu hướng giáo dụccủa các nước trên thế giới và trong khu vực là tích hợp các hoạt động giáo dụctrong trường mầm non. Giáo dục tích hợp theo chủ đề đã khắc phục đựơc các hạnchế của chương trình mầm non cũ và bản thân nó có nhiều ưu việt.III. Các bƣớc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non1. Các bước phát triển chương trình đào tạo (thiết kế chương trình)Khi hiểu phát triển chương trình được xem như một quá trình liên tục pháttriển và hoàn thiện chương trình giáo dục hoà quyện trong quá trình đào tạo thìngười ta chia nó thành các bước.Năm 1926, Rugg đã phác hoạ hoạt động phát triển chương trình như một quátrình gồm 3 bước:1. Xác định những mục tiêu cơ bản2. Chọn lựa các hoạt động và tài liệu giảng dạy3. Xây dựng mô hình giảng dạy có hiệu quả nhấtNăm 1950, quy trình “thiết kế, tổ chức và thực hiện chương trình” đã đạtđược sự hoàn chỉnh qua 4 giai đoạn do RalpTyler đề ra:1. Những mục đích mà nhà trường cần đạt được2. Nhũng hoạt động cần thiết để đạt được các mục đích của giáo dục3. Cách thức để hoạt động giáo dục được tổ chức có hiệu quả4. Cách thức có thể xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dụcTim Wentling lại chia quá trình đào tạo thành các giai đoạn chính: giai đoạnchuẩn bị, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá…Từ việc nghiên cứu các quan điểm trên cho ta thấy, quá trình phát triểnchương trình về cơ bản gồm 5 bước:1. Phân tích tình hình2. Xác định mục đích và mục tiêu của chương trình3. Thiết kế chương trình4. Thực thi chương trình5. Đánh giá chương trìnhQuá trình phát triển chương trình đào tạo này cần được hiểu như một quátrình liên tục và khép kín. Ví dụ, trước khi bắt đầu xây dựng một chương trình nàođó bao giờ chúng ta cũng phân tích đánh giá tình hình (đánh giá chương trình hiệnhành, kết quả thực hiện nó như thế nào, điều kiện thực hiện chương trình trong vàngoài nhà trường, nhu cầu xã hội, nhu cầu và sự phát triển, sự tiến bộ của ngườihọc) để xây dựng nên mục tiêu của chương trình. Trên cơ sở mục tiêu của chươngtrình ta mới lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục thích hợp, lựa chọnvà tạo ra các phương tiện hỗ trợ việc thực hiện chương trình và lựa chọn cácphương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học.2. Các bƣớc phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non.Hỏi: Trình bày các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non. Tại saocác bước phát triểnchương trình phải được xếp trong một vòng tròn khép kín?Các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non là:1. Phân tích tình hình2. Xác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục củatrường, địa phương mình3. Xác định mục đích và các mục tiêu cụ thể theo 5 lĩnh vực phát triển phùhợp với điều kiện thực tiễn4. Thiết kế nội dung5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và các hoạt động khám phá,trải nghiệm cho trẻ để thực thi chương trình6. Đánh giá kết quả thực hiện chương trìnhSự phân chia các bước như trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tếcác bước đó luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và thậm chíđan xen vào nhau và được sắp xếp trong một vòng tròn khép kín. Cách sắp xếp nhưvậy muốn thể hiện rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tục hoàn thiệnvà không ngừng phát triển, khâu nọ ảnh hưởng đến khâu kia. Chúng ta không thểtách rời một khâu mà không xem xét đến sự tác động hữu cơ của các khâu khác.Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần nắm rõ những bước này để vậndụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào việc phát triển và tổ chức thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương,10trường, lớp, phù hợp với đối tượng trẻ của mình. Điều đó có nghĩa là phát triểnchương trình đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.D. Hƣớng dẫn sinh viên học tập1. Thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?2. Cho biết cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dụcmầm non?3. Hãy trình bày các quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trìnhgiáo dục mầm non. Theo anh (chị) việc lựa chọn quan điểm tiếp cận và hình thứcthiết kế chương trình giáo dục mầm non phụ thuộc vào vấn đề gì?4. Lập sơ đồ để chỉ rõ sự khác biệt giữa các cách tiếp cận trong thiết kếchương trình giáo dục mầm non.5. Đánh giá cách tiếp cận trong các chương trình giáo dục mầm non Việt Nam,từ đó rút ra kết luận về việc lựa chọn cách tiếp cận trong xây dựng chương trìnhgiáo dục mầm non.6. Thế nào phát triển chương trình đào tạo? Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình pháttriển chương trình giáo dục mầm non.7. Hãy phân tích các cơ sở thực tiễn ở các địa phương việt nam trong giai đoạnhiện nay để phát triển chương trình giáo dục mầm non.11CHƢƠNG 2LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁODỤC MẦM NON15 tiết (10;5)A. Mục tiêu của bài:1. Kiến thức: Hiểu rõ khái niệm kế hoạch, ý nghĩa của việc lập kế hoạch.- Đảm bảo cho SV hiểu rõ nguyên tắc xây dựng KH, cấu trúc và nội dung củatừng loại kế hoạch.2. Kỹ năng: Biết lập kế hoạch thực hiện chương trình cho một độ tuổi ở mộttrường cụ thể trong năm học.3.Thái độ: Tự giác học tập và nghiên cứu- Giáo dục giáo sinh thái độ tích cực, chủ động trong học tập.Nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luận.B. Chuẩn bị1. Giảng viên:- Tài liệu chính:1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn ThịThu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013- Tài liệu tham khảo:1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – 20132. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm nontừ 3 – 36 tháng và 3 – 6 tuổi, 20133. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ emtác giả : NXB Đại học Quốc gia, 20104. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBĐại học sư phạm, 20105. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quanC. Nội dung bài giảngI. Khái niệm, ý nghĩa của việc lập kế hoạch1. Khái niệm kế hoạch12Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống vềnhững công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự,thời hạn tiến hành.Xây dựng kế hoạch là dự kiến hệ thống những công việc phải làm, nhữngmục tiêu cần đạt và phương án (biện pháp) để thực hiện mục tiêu.Lập kế hoạch thực hiện chương trình là dự kiến hệ thống các mục tiêu cầnđạt được trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc – giáo dụctrẻ để thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và lên kế hoạchđánh giá việc thực hiện chương trình trong một khoản thời gian đó. Điều đó cónghĩa là, khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, chúng ta phải thực hiện kếhoạch sau:- Xác định các mục tiêu cần đạt được trên trẻ trong một khoảng thời giannhất định. Tuỳ từng loại kế hoạch mà xác định mục tiêu cho phù hợp- Xác định những nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.- Xác định và lựa chọn các phương pháp, biện pháp và các điều kiện để thựchiện kế hoạch- Lên kế hoạch đánh giá bao gồm xác định mục đích đánh giá, nội dung đánhgiá, phương pháp và hình thức đánh giá2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non2.1. Đối với giáo viênXây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đồng nghĩa với việc quyết địnhnhững việc phải làm và làm cách nào để để đạt kết quả tốt nhất nên có tác dụngđịnh hướng trong công việc của người giáo viên và giúp họ chủ động thực hiệnnhiệm vụ, tránh được tình trạng bị động, tuỳ tiện trong công tác chăm sóc – giáodục trẻ, khắc phục tình trạng chồng chéo, lặp lại, đứt đoạn rời rạc trong quá trìnhthực hiện công việc giáo dục mầm non và hiện tượng coi trọng hoạt động này, coinhẹ hoạt động khác, đảm bảo sự kết hợp hài hoà cân đối, linh hoạt các nội dung vàhình thức giáo dụcViệc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch có ý nghĩa giúp giáo viên rènluyện năng lực dự báo, năng lực tư duy khoa học, năng lực thiết kế hoạt động vàsáng tạo trong công việc, không rập khuôn máy móc.Kế hoạch thực hiện chương trình của nhóm, lớp còn có ý nghĩa xây dựng tinhthần cộng đồng, trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau giữa các giáoviên cùng làm việc trong quá trình thực hiện chương trìnhLập kế hoạch và thực hiện kế hoạch còn giúp giáo viên có cơ sở để tự đánhgiá chất lượng tổ chức thực hiện chương trình và có cơ sở để tự đánh giá sự pháttriển, sự tiến bộ của trẻ dưới sự tác động của chương trình. Từ đó, gíáo viên có thểrút ra nhiều bài học kinh nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp trong công tác tổchức thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.2.2. Đối với các nhà quản lýViệc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mâm non của một trườngsẽ giúp cán bộ quản lý có sự chỉ đạo thống nhất đối với các bộ phận, các tập thể, cá13nhân trong toàn trường; thể hiện được triết lý riêng của từng trường và những địnhhướng cơ bản để từ đó, giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trongtừng nhóm, lớp một cách có hiệu quả.Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non của giáo viên và của nhàtrường cũng là cơ sở để cán bộ quản lý của trường tự đánh giá kết quả thực hiệncủa trường mình và cấp trên kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện chương trìnhcủa nhà trường, từ đó, cán bộ quản lý có cơ sở để rút kinh nghiệm trong công tácchỉ đạo thực hiện chương trình trong thời gian tiếp theo.Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giúp cho cán bộ quản lý và giáoviên mầm non có cơ sở thực tiễn để phát triển chương trình2.3. Đối với trẻ mầm nonViệc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phải dựa trên kết quả nhữnggì quan sát được trên trẻ, dựa trên sự hiểu biết về sự phát triển và sự học của trẻ.Điếu đó sẽ giúp trẻ hình thành được những kiến thức và kỹ năng một cách có hệthống, phát triển những năng lực chung và các kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ pháttriển toàn diện các mặt nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình.Việc thực hiện chương trình cũng sẽ tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạtđộng tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc, giáodục trẻ.II. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầmnonNguyên tắc là những yêu cầu, những quy định chung nhất, cơ bản nhất bắtbuộc người giáo viên và cán bộ quản lý phải tuân theo khi xây dựng kế hoạchnhằm đảm bảo mục đích và hiệu quả của quá trình xây dựng kế hoạchQuy trình xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đòi hỏi giáo viên mầmnon và cán bộ quản lý phải quán triệt một số nguyên tắc sau:1. Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu giáo dục2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn3. Xây dựng kế hoạch phải đảm tính phát triển4. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạchIII. Các loại kế hoạch thực hiện chương trình, cấu trúc và nội dung của từngloại kế hoạchKế hoạch năm: Bao quát chương trình giáo dục trong 1 năm học, gồm mụctiêu, nội dung/hệ thống chủ đề trong năm học. (kế hoạch này do sởGD, phòng,BGH xây dựng)Kế hoạch tháng / chủ đề: là sự cụ thể hoá các nội dung giáo dục nhằm đápứng với mục tiêu GD theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạtđộng học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi,… của trẻ trong 1 tháng/chủ đề. (Kếhoạch này do GV và BGH xây dựng)14Kế hoạch tuần, ngày: là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá, trảinghiệm, vui chơi của trẻ (ở các lĩnh vực phát triển) vào các ngày trong tuần và cácthời điểm trong ngày nhằm triển khai nội dung GD (GV xây dựng)- Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ.- Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hoá xã hộivà môi trường tự nhiên của địa phương.- Chương trình giáo dục mầm non.- Thời gian trẻ đến và ở tại trường.- Cơ sở vật chất của trường lớp.1. Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổia) Căn cứ để xây dựng kế hoạch theo năm học cho từng độ tuổi- Mục tiêu chương trình và mục tiêu độ tuổi- Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển trong chươngtrình giáo dục mầm non- Điều kiện thực tế của trường, lớp; khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻtrên cô, số lượng trẻ trong lớp; cơ sở vật chất: phòng nhóm, sân chơi, thiết bị,nguyên vật liệu, đồ dung và đồ chơi; nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ trẻ vàoquá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của địaphương nơi trẻ sinh sống…b) Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học- Tên kế hoạch. Ví dụ, kế hoạch thực hiện chương trình năm học 2014- 2015- Khối, lớp. Ví dụ, mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)- Trường mầm non.Ví dụ, trường mầm non Tân Trào-TP Tuyên QuangI. Đặc điểm tình hìnhII. Mục tiêu cuối tuổi theo từng lĩnh vực phát triểnIII. Những nội dung chủ yếu (nội dung giáo dục theo các lĩnh vực phát triển)(là cơ sở để GV lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình theo tháng, chủ đề)IV. Dự kiến các chủ đề giáo dục trong năm và phân phối thời gian cho từngchủ đềTênDự kiến thờiGhTT chủ đềgiani chúV. Biện pháp thực hiện nội dungVI. Đánh giá kết quả thực hànhc) Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm học theo độ tuổi* Bước 1: Chuẩn bị. cán bộ quản lý và các giáo viên cần thu thập thông tinlàm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Kết quả của bước này thể hiện trong mục1: đặc điểm tình hình.* Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển (thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mĩ)Mục tiêu cuối độ tuổi được xác định dựa trên các cơ sở sau:15- Mục tiêu cuối độ tuổi nhà trẻ (3 tuổi) hoặc tuổi mẫu giáo (6 tuổi) thể hiệntrong chương trình giáo dục mầm non.- Dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực cụ thể cho từng độ tuổi.- Mục tiêu phát triển trẻ ở lứa tuổi này trong tài liệu hướng dẫn thực hiệnchương trình.- Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ ở năm học trước* Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực cho một độtuổi cụ thểNhững nội dung được xác định căn cứ vào:- Các nội dung theo từng lĩnh vực của một độ tuổi cụ thể trong chương trìnhgiáo dục mầm non- Mục tiêu cuối độ tuổi đã xác định ở trên- Đặc điểm vùng miền, thực tế địa phương, trường, lớp, đặc điểm của trẻtrong lớpKhi đã xác định được nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực, những ngườixây dựng kế hoạch phải dự kiến được các chủ đề sẽ triển khai thực hiện cho trẻ tìmhiểu khám phá trong năm học, bao gồm: tên các chủ đề, dự kiến trình tự thực hiệncác chủ đề , dự kiến lượng thời gian thực hiện từng chủ đề.Các chủ đề được lựa chọn phải dựa trên:- Mục tiêu của chương trình- Hứng thú và khả năng của trẻ- Kinh nghiệm đã có (về kiến thức, kỹ năng, thái độ…)- Điều kiện tổ chức các hoạt động- Ý tưởng, hứng thú, hiểu biết của giáo viên- Các sự kiện diễn ra xung quanh- Sự hỗ trợ của phụ huynhKL: Có nhiều cách xây dựng kế hoạch, tuy nhiên phải thể hiện rõ cácvấn đề:- Mục tiêu, nội dung các lĩnh vực phát triển phù hợp với trẻ của trường.- Dự kiến các chủ đề cho năm học phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh, vớitrẻ của lớp , trẻ của từng trường và địa phương.2. Lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình theo tháng ở lứa tuổi nhà trẻKhi lập kế hoạch giáo viên không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiệnchương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thúcủa trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của trẻ.Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá hoạtđộng với đồ vật, đồ chơi, vật thật.Các kiến thức và kĩ năng, thái độ sẽ được lặp đi lặp lại trong kế hoạchở các mức độ khó và phức tạp tăng lên. Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2tuần từ 8-10 nnội dung(kiến thức, kĩ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực pháttriển., song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tùy thuộc vào điều kiệnvà thời điểm thực hiện có những lĩnh vực phát triển sẽ ưu tiên hơn. Vidụ: khi lập kế16hoạc cho trẻ tìm hiểu về các bộ phận cơ thể thì lĩnh vực phát triển nhận thức và thểchất sẽ được chú trọng hơn (các kĩ năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, cácbài tập phát triển cơ bắp ); khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thìcác kĩ năng về tình cảm xã hội sẽ được chú trọng nhiều hơn.Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các tháng, saocho nội dung chương trình sẽ được thực hiện đầy đủ.Tháng…………năm……………1. Mục tiêuCăn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, giáo viên xácđịnh mục tiêu: kiến thức, kĩ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vựcphát triển ( thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội). Lựa chọn các mụctiêu sao cho đảm bảo tính phát triển ( từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêunày sẽ được Phát triển ở các tháng sau đó).2. Chuẩn bịNhững đồ dùng, nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phảichuẩn bị.3. Kế hoạch thực hiệnCác hoạt động ở tuần 1và tuần 3 được lặp lại ở trong tuần 2 và tuần 4 nhưngmức độ khó và phức tạp sẽ được thực hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.Tuần 1&2Tuần 3& 4hƣ2 hứ3hứ4hứ5hứ6hứ2hứ3hứ4hứ5hứ6ĐóntrẻThểdục sáng(nếu có)Chơi tập cóchủ đíchDạochơi ngoàitrờiChơi- tập buổisángChơi tập buổichiều3. Lập kế hoạch thực hiện theo chủ đềTrong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non có đưa ra 10 chủ đề, nhưngnhững chủ đề này chỉ mang tính chất gợi ý. Giáo viên tự lựa chọn các chủ đề ( chủ17đề lớn và các chủ đề nhỏ ) được thực hiện ở lớp mình. Kế hoạch thực hiện chủ đềcó thể theo lược đồ sau:Tên chủ đề:………..(……..tuần, từ ngày……….đến ngày………….)1.Mục tiêu chủ đềCăn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, giáo viên xácđịnh mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 5 lĩnh vựcphát triển (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm- xã hội). Không nênđưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề. Chú ý phát triển các kĩ năng ở các lĩnhvực phát triển phù hợp với chủ đề. Lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tínhphát triển (từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở cácchủ đề tiếp theo.)2. Chuẩn bịNhững đồ dùng, nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phảichuẩn bị.3.Mạng nội dungGiáo viên dự kiến các nội dung có thể thực hiện trong chủ đề. Mỗi nội dungcó thể coi là một chủ đề nhỏ. Giáo viên có thể chỉ dừng lại ở việc chia chủ đề lớnthành các chủ đề nhỏ, không làm chi tiết nội dung chủ đề nhỏ mà kết hợp nội dungtrong mạng hoạt động.4. Mạng hoạt độngGiáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề nhỏ. Lưu ý tăngcường các hoạt động để dạy trẻ cách học ( tìm tòi, thực hành….)5. Lập kế hoạch thực hiệnTuần1Tuần/thứThời điểmTuần2T T T T T3 4 5 6Đón trẻThể dụcsángHoạtđộng chung/giờhọcDạo chơingoài trờiChơi ởcác góc buổisángChơi ởcác goc buổichiếu18Tuần..Tuần5….Lưu ý: Giáo viên không nhất thiết phải lập kế hoạch theo cách như đã hưỡngdẫn ở trên. Mỗi trường, thậm chí mỗi giáo viên có thể có cách làm riêng. Song cầnphải đảm bảo thực hiện được mục đích và nội dung chương trình giáo dục theo độtuổi.4. Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày5. Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻCó thể soạn một dạng hoạt động thao lược đồ sau:Tên hoạt động:…………………………….Mục đích: Trong một hoạt động chỉ nên đặt ra 1-2 mục đích và cố gắng thựchiện mục đích đó.Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu cần, những hoạt động làm quentrước khi tiến hành hoạt động.Tổ chức thực hiện/ cách tiến hành: Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạtđộng để đạt được mục đích đưa ra.Lƣu ý: Mức độ chi tiết của kế hoạch hoạt động/ bài soạn tùy thuộc vào khảnăng của từng giáo viên. Đối với giáo viên mới có thể soạn chi tiết hơn so với giáoviên có kinh nghiệm.Những hoạt động như thể dục sáng, hoạt động chơi, dạo chơi chỉ cần soạnmột lần cho 1-2 tuần. Những lần thực hiện sau bổ sung những điểm thay đổi nếucó.Nếu hoạt động hoặc trò chơi được lựa chọn từ một tài liệu nào đó, trò chơiquen thuộc, trò chơi dân gian chỉ cần ghi tên hoạt động/ trò chơi và những điềuthay đổi( nếu có) khi thực hiện ở lớp mình, không cần chép lại mà nên trích dẫn têntài liệu.D. Hƣớng dẫn sinh viên học tập1. Hãy kể tên các loại kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non.Trình bày cấu trúc, nội dung của từng loại kế hoạch.2. Lập sơ đồ thể hiện trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện chương trìnhtheo năm học cho từng độ tuổi.3. Lập sơ đồ thể hiện trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện chủ đề (ở mẫugiáo) và kế hoạch tháng (ở nhà trẻ).4. Thực hành nhóm: thảo luận và nêu nhận xét những bản kế hoạch đưa ratrong phần phụ lục 1 (Một số mẫu kế hoạch – Giáo trình)5. Hãy lập kế hoạch thực hiện chuơng trình cho một độ tuổi ở một trường cụthể trong năm học.6. Hãy lựa chọn một chủ đề phù hợp với địa phương của bạn và lập kế hoạchthực hiện chủ đề đó sao cho phù hợp với thực tế của địa phương và của trẻ ở địaphương đó. Thành lập nhóm 4- 6 người để thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về vấnđề này.197. Thực hành tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề do bạn tựlập. Hãy nêu nhận xét về kết quả thực hiện kế hoạch, những vấn đề cần thay đổicho phù hợp với thực tế của trẻ ở lớp và điều kiện của địa phương.8. Hãy lập kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong mộtngày và cho một hoạt động. Thành lập nhóm và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.* Thực hành: 7 tiết1.Thảo luận và nêu nhận xét những bản kế hoạch của các trường mầm non2. Lập kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, theo chủ đề…(đốitượng tự chọn)* Kiểm tra: 1 tiết20CHƢƠNG 3TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢPTHEO CHỦ ĐỀ14 tiết (6;8)A. Mục tiêu của bài:1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về quan điểmtích hợp, cách tỏ chức các hoạt động giáo dục tích hợp trong thực hiện CTGDMN2. Kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng cần thiết như: Vận dụng sáng tạo tri thứccơ bản vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp, Bước đầu hình thànhnhững kỹ năng cần thiết như biết thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dụctrẻ theo hướng tích hợp ở trường mầm non.3.Thái độ: Giáo dục SV nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luậnB. Chuẩn bị1. Giảng viên:- Tài liệu chính:1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn ThịThu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013- Tài liệu tham khảo:1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – 20132. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm nontừ 3 – 36 tháng và 3 – 6 tuổi, 20133. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ emtác giả : NXB Đại học Quốc gia, 20104. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBĐại học sư phạm, 20105. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quan2. Sinh viên: Đọc tài liệu liên quanC. Nội dung bài giảngI. Quan điểm tích hợp21Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, giáo dục theo hướng tích hợp làphù hợp và có hiệu quả hơn đối với bậc học mầm non. Vậy giáo dục theo hướngtích hợp là gì?Tích hợp không phải là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đanxen các đối tượng hay các bộ phận của đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnhthể..Tất cả các yếu tố xã hội, tự nhiên và khoa học của môi trường đan quyệnvào nhau tạo thành môi trường sống phong phú của trẻ. Xuất phát từ quan điểmnày mà chương trình giáo dục trẻ nhỏ được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp theochủ đề. Giáo dục tích hợp và dạy học tích hợp nhấn mạnh việc kết hợp nhiều nộidung giáo dục ( xã hội tự nhiên, khoa học ) thông qua các hoạt động tích cực của cánhân trẻ với môi trường sống của mình. Trong chách học này, trẻ học một cách tựnhiên, không có giới hạn tuyệt đối về thời gian, không gian và môn học. NhưBredekamp viết: “ Việc hộc không chỉ xảy ra trong phạm vi hạn hẹp của mỗi mônhọc, sự học và phát triển của trẻ mang tính tích hợp. Một hoạt động thúc đẩy mộtmặt phát triển nào đó đồng thời cũng tác động đến các mặt phát triển khác”.Tích hợp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau:Tích hợp theo chủ đềTích hợp trong một hoạt động.* Tích hợp theo chủ đề là gì?Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động (các hoạt động có thểtrong một ngày hoặc trong một số ngày) xoay quanh nội dung một chủ đề nào đó.Ví dụ: Thực hiện chủ đề “các loại quả”. Trong giờ học có chủ đích: cho trẻlàm quen các loại quả, trong giờ hoạt động góc: cho trẻ nặn các loại quả, vẽ, tô màucác loại quả, trong giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ quan sát vườn cây ăn quả, họcđếm các loại quả theo một dấu hiệu đặc trưng nào đó; tập pha nước cam…….* Tích hợp trong một hoạt động là gì?Theo chúng tôi, tích hợp trong một hoạt động thể hiện ở những điểm sau:- Khi tổ chức một hoạt động nhằm thúc đẩy một mặt phát triển nào đó, giáoviên cần chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ.Ví dụ: Tổ chức hoạt động với đồ vật (đề tài “ Xếp nhà tặng bạn”): mục đíchchủ yếu là phát triển, rèn luyện vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay và hìnhthành ở trẻ kĩ năng xếp chồng các hình khối gỗ theo chủ đề, nhưng đồng thời giáoviên cũng cần khai thác nội dung đó để phát triển các mặt khác như phát triển vềmặt tình cảm- xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức…- Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong môt hoạt động tức là khai thác nộidung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào trong quá trình tổ chức một hoạtđộng nào đó.Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học có chủ đích thuộc lĩnh vực khám phá khoahọc, giáo viên có thể khai thác các nội dung có liên quan ở các lĩnh vực khác nhưthơ, truyện, âm nhạc, toán, tạo hình,… nhưng cần lưu ý khai thác các nội dung gđóphải thực hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng không làm mất đi tính trọng tâm của22nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường người ta tích hợp các nội dungkhác vào đầu hoặc cuối buổi học.Vì sao giáo dục mầm non phải lựa chọn cách tiếp cận tích hợp?Theo chúng tôi xuất phát từ những lí do sau :- Giáo dục tích hợp phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi này.- Bản thân cuộc sống chung quanh mang tính tổng thể, trọn vẹn.II. Tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề1. Khái niệm về chủ đềChủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nội dung kiến thức,kĩ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ tìm hiểu, khám phá và học theonhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong một khoảngthời gian thích hợp.Chủ đề có thể rộng( lớn) hoặc hẹp( nhỏ). Một chủ đề lớn có thể bao gồmnhiều chủ đề nhỏ. Từ chủ đề quê hương- Thủ đô- Bác Hồ có thể phát triển thànhcác chủ đề nhánh như: Làng Vạn Phúc của em, dân Tộc Thái của em, Người ViệtNam, Bác Hồ với thiếu nhi, Thủ đô Hà nội….Chủ đề có thể cụ thể nhưng có thể trừu tượng, có thể mang tính địa phươngnhưng cũng có thể mang tính chung. Trẻ càng nhỏ, Chủ đề càng phải cụ thể, gầngũi và mang tính dịa phương có quy mô nhỏ để trẻ có thể liên hệ với những hiểubiết và kinh nghiệm đã có của mình.2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn chủ đềChủ đề cần tính đến nhu cầu, hứng thú và những kiến thức bắt nguồn từ cuộcsống của trẻ.Chủ đề cần phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ thìchgủ đề càng phải cụ thể, mang tính địa phương và gầ gũi với hiện tại và phạm vinội dung hẹp.Lựa chọ Chủ đề sao cho có thể tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá, trảinghiệm, giúp trẻ học tốt nhất.Chủ đề có chứa đựng những giá trị xã hội mà trẻ cần để sống.Chủ đề phải đáp ứng được các mục tiêu trong chương trình.giáo viên có đủ nguồn để cung cấp kinh nghiệm cho trẻ bao gồm cả kinhnghiệm kiến thức, khả năng tổ chức những ý tưởng thành chủ đề, có thể tổ chứccác hoạt động với đồ vật, đồ chơi, vật thật; các hoạt động đáp ứng nhu cầu và hứngthú của trẻ, các hoạt động sử dụng các giác quan.Tên Chủ đề dễ hiểu, gần gũi với trẻ.Chủ đề phải được tiến hành tối thiểu trong thời gian một tuần.3. Các cách lựa chọn chủ đề.Có nhiều cách lựa chọn chủ đề nhưng phổ biến có 3 cách sau:a. Cách thứ nhất là lựa chọn Chủ đề xuất phát từ trẻ: Đây là cách giáo viênlựa chọn Chủ đề dựa trên sự quan tâm, hứng thú kinh nghiệm của trẻ, cụ thể thôngqua xảy ra. Lựa chọn, chủ đề theo cách này thường gây sự hứng thú cho trẻ, làm23cho chương trình có độ linh hoạt cao, phát huy được sự sáng tạo chủ động của giáoviên nhưng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nhạy cảm với những gĩxảy ra trên trẻ. Mặt khác, không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện một cách rõ ràngnhững hứng thú của các biểu hiện, các câu hỏi, các thứac mắc của trẻ về những sựkiện, hiện tượng đang bản thân.b. Cách thứ hai là lựa chọn chủ đề xuất phát từ giáo viên: là những chủ đề dogiáo viên chủ động đưa ra dựa trên các chủ đề gợi ý trong chương trình và hướngdẫn thực hiện chương trình. Mục đích của giáo viên khi thực hiện chủ đề là nhằmđạt được một mục tiêu giáo dục nhất định nào đó.Với các chủ đề này, để tạo ra sự hứng thú ở trẻ, tránh sự áp đặt, giáo viênnên giới thiệu trước với trẻ ý tưởng chính của chủ đề, cho phép trẻ tham gia xâydựng mạng nội dung cũng như các hoạt động mà trẻ thích.Hướng xây dựng Chủ đề theo cách này sẽ djễ dàng hơn cho giáo viên trongquá trình thực hiện.hdc. Cách thứ 3 là lựa chọn chủ đề xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng diễnra xung quanh trẻ. Ví dụ nhhư sự kiện Seagame 22, Worlcup…* Khi lựa chọn chủ đề giáo viên cần lưu ý.+Thời gian thực hiện một chủ đề cần tính đến hứng thú của trẻ, khôngnên kéo dài quá khi trẻ không còn hứng thú nữa. giáo viên có thể kéo dài hoặcgiảm bớt thời gian tùy thuộc vào hứng thú của trẻ và điều kiện thực hiện chủ đề đó.Trình tự thực hiện có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện, thời điểmđể thực hiện chủ đề tốt nhất (trẻ có điều kiện quan sát và thực hành)Tên chủ đề, thời gian thực hiện chủ đề, số lượng chủ đề và trình tựthực hiện chủ đề ở các lớp có thể khác nhau.Nội dung của chủ đề sẽ là phương tiện để hình thành và phát triển cáckĩ năng, tình cảm thái độ ở trẻ. Do đó, tùy thuộc vào mỗi chủ đề cụ thể, giáo viênchú trọng phát triển ở các mlĩnh vực nhất định. Ví dụ: Như những chủ đề thuộclĩnh vực tự nhiên có ưu thế phát triển nhận thức, ngôn ngữ, những chủ đề thuộclĩnh vực xã hội có ưu thế hơn về phát triển tình cảm, thái độ….Như vậy việc lựa chọn chủ đề không phải chỉ dựa vào chương trình vàhướng dẫn thực hiện chương trình như hiện nay một số trường mầm non vẫn làm.Điều cơ bản cần lưu ý là giáo viên phải biết phối hợp một cách hợp lý giữa cáccách lựa chọn, biết cân bằng giữa cách lựa chọn xuất phát từ cô và cách lựa chọnxuất phát từ trẻ.4. Tạo ra hệ thống chủ đề ( hay ngân hàng chủ đề) cho trẻ từng lứa tuổinhƣ thế nào?Tạo ra một hệ thống chủ đề là điểm khởi đầu cho việc lập kế hoạch thực hiệnchủ đề.Các bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây về cách xác lập hệ thống chủ đề.Đầu tiên tất cả giáo viên trong khối lớp ở từng lứa tuổi tự mình tạo lập hệ thống cácchủ đề dựa trên các chủ đề lớn được gợi ý trong chương trình. Số lượng chủ đềcàng nhiều càng tốt. Sau đó các giáo viên này sẽ ngồi tập trung lại với nhau cùng24trao đổi, chia sẻ và thảo luận kết quả vừa thu được. Chắc chắn rằng, trong nhóm sẽcó chủ đề cùng xuất hiện. Một số chủ đề chỉ có ở một hay một số người. Khi xemxét kết quả của đồng nghiệp, chúng ta có thể ghi lại những ý tưởng đó. Đươngnhiên chúng ta có thể bổ sung thêm các ý tưởng mới xuất hiện ở trong đầu. Việccuối cùng là ghi chép lại hệ thống chủ đề của nhóm lứa tuổi. Đây là căn cứ để lậpkế hoạch thực hiện chủ đề sau này của từng nhóm lớn. Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện mỗi nhóm, lớp có thể thay đổi, bổ sung chủ đề hoặc phát triển chủ đề nảysinh từ các sự kiện diễn ra ở trong lớp hoặc ở trẻ.Cách làm này có thể áp dụng cho cả việc xây dựng kế hoạch thực hiện chủđề.5. Tổ chức thực hiện chủ đềViệc thực hiện chủ đề được tiến hành theo 3 giai đoạn:a. Giai đoạn 1: chuẩn bịTrong giai đoạn này, giáo viên cần thực hiện nhưng nội dung công việc nhưsau:Lập kế hoạch thực hiện chủ đề.Thiết kế môi trường học tập để thực hiện chủ đề: Khi tiến hành chủ đề thìphần lớn môi trường lớp học thể hiện nội dung của chủ đề đó. Tùy thuộc vào khảnăng thực tế về đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để bố trí môi trường lớp học. Sựbố trí này chỉ mang tính chất gợi ý cho trẻ hoạt động và sắp xếp môi trường củamình. Môi trường này sẽ được hoàn thiện trong quá trình thực hiện chủ đề. Giáoviên cho phép trẻ tham gia vào việc tổ chức môi trường học tập để gây hứng thúcho trẻ đến chủ đề.Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên về chủ đề.b)Giai đoạn 2: Thực hiện chủ đềViệc thực hiện chủ đề được tiến hành theo 3 bước:Bƣớc 1: Bắt đầu chủ đề (hay Mở chủ đề )Mục đích: Tạo sự chú ý, quan tâm và kích thích sự hứng thú của trẻ đối vớinội dung chủ đề, khai thác kinh nghiệm sẵn có của trẻ về chủ đề để hình thành vấnđề cần tìm hiểu.Cách tiến hành: chủ đề có thể giới thiệu cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau.Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng những phương pháp dưới đây một cách linhhoạt để dẫn dắt trẻ hướng vào chủ đề một cách tự nhiên như:- Trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm vàkiến thức liên quan đến chủ đề, thông qua đó giáo viên cũng biết được mức độ nắmkiến thức của trẻ về chủ đề.- Các hoạt động thể hiện kinh nghiệm của trẻ về chủ đề như vẽ, hát, kểchuyện, minh họa bằng động tác để tăng cảm xúc. Tất cả những hoạt động đó đềuhướng vào tạo hứng thú và sự quan tâm bước đầu của trẻ đối với chủ đề.- Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo được sự hứng thú của trẻđối với chủ đề, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra các vấn đề mà trẻ chưabiết, chưa trả lời được hay chưa giải quyết được để kích thích nhu cầu muốn tìm25