Phát triển nguồn nhân lực là gì: Lợi ích và kế hoạch phát triển
Nguồn nhân lực chính là tài sản lớn nhất và then chốt tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính bởi điều này mà các công tác phát triển nguồn nhân lực luôn được các doanh nghiệp chú trọng và trở thành chiến lược trọng tâm để việc khai thác tiềm năng trí tuệ của nguồn lực trở nên hiệu quả.
Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực là gì, lợi ích và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chi tiết. Tham khảo kiến thức này trong bài viết sau.
Phát triển nguồn nhân lực là gì?
Phát triển nguồn nhân lực được đánh giá là một phần quan trọng trong chiến lược nhân sự, bao gồm tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức và quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội, sức sáng tạo của con người,… trong một thời gian nhất định. Mục đích của việc phát triển nguồn nhân lực là thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động một cách tích cực.
Phát triển nguồn nhân lực là gì?
Điều này cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động có kỹ năng, trình độ lành nghề và khả năng làm việc chuyên nghiệp. Từ đó chất lượng lao động cũng như hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao tốt hơn. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong thời đại 4.0 hiện nay là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm đúng mức để đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục Lục
Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện phát triển nguồn nhân lực là điều cần thiết không nên bỏ qua bởi nó có tầm quan trọng nhất định tới cả doanh nghiệp và bản thân những người lao động.
Đối với doanh nghiệp
- Quá trình phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng tốt các kỹ năng, năng lực và thái độ của người lao động để từ đó hiệu suất giá trị của tổ chức được gia tăng.
- Doanh nghiệp khi thực hiện phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho người lao động sẽ tạo ra sự năng động cho tổ chức. Ddồng thời giúp tổ chức đạt được mục tiêu phát triển bền vững và việc quản lý trở nên hiệu quả hơn và tốt hơn.
- Sở hữu nguồn nhân lực vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được mức độ cạnh tranh. Điều này giữ vững hiệu quả hoạt động hiện tại và sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai.
Đối với người lao động
- Khi được tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực, người lao động sẽ có được môi trường thỏa sức thể hiện được sự sáng tạo, phẩm chất cá nhân và năng lực làm việc của mình.
- Thử thách bản thân trong quá trình phát triển giúp người lao động phát triển tốt kỹ năng làm việc đồng thời có được cảm giác hạnh phúc khi làm việc.
- Về lâu dài, quá trình khẳng định bản thân giúp người lao động phát huy sự sáng tạo vô hạn, họ sẽ trở nên chuyên nghiệp và thích ứng dễ dàng với mọi sự thay đổi trong công việc hiện tại của họ.
Nội dung của việc phát triển nguồn nhân lực
Một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây.
Nội dung của việc phát triển nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực
Nội dung này bao gồm việc dự báo nhu cầu, cung lao động và lên các chương trình cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp sẽ sở hữu được đúng số lượng nhân viên, đúng kỹ năng, đúng thời điểm và đúng địa điểm. Việc hoạch định này liên quan đến dòng nhân viên vào, xuyên suốt và rời khỏi một tổ chức.
Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực hay đào tạo kỹ năng là các hoạt động học tập giúp người lao động có thể nắm vững công việc của mình và nâng cao trình độ cũng như kỹ năng. Qua đó thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của cá nhân trong tổ chức một cách hiệu quả hơn.
Thông thường nhà quản trị nhân sự sẽ xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới ngay từ khi nhân viên nhận việc. Đào tạo sẽ đề cập đến các kỹ năng thực hành hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể để người lao động có thể hiểu chuyên môn cần thiết và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp.
Cùng các chuyên gia Bizfly xem thêm Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả cho doanh nghiệp để hiểu chi tiết về nội dung này.
Thu hút, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực
Phân bổ nguồn nhân lực là sự hình thành và phân phối các nguồn nhân lực dựa vào các thành phần kinh tế, ngành kinh tế hay vùng kinh tế theo một tỷ lệ nhất định. Kết quả của việc phân bổ là hình thành một cơ cấu nguồn lực hợp lý hơn. Đây là khâu quan trọng nhằm mục đích tuyển dụng người lao động có trình độ đáp ứng tốt những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra.
Sử dụng nguồn nhân lực
Đây là quá trình tạo điều kiện để người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần. Qua đó nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.
Duy trì, đãi ngộ nguồn nhân lực
Đây là quá trình thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho bộ phận người lao động để họ có thể hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Từ đó cũng mục tiêu của tổ chức cũng được đáp ứng.
Một số cách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả
Để tạo được sự đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần thiết đưa ra được các chiến lược phát triển nguồn lực hiệu quả và đúng đắn. Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu nội dung này phía dưới đây.
Một số cách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả
Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực
Doanh nghiệp cần có được cái nhìn khái quát nhất về hiện trạng nguồn nhân lực chung bằng cách phân tích và đánh giá nhân viên thông qua điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức để đưa ra phương án phát triển phù hợp. Từ đó sắp xếp, bố trí kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên khoa học và hợp lý.
Ổn định và phát triển nguồn nhân lực có sẵn
Trong công cuộc phát triển của doanh nghiệp, bạn cần tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có. Việc doanh nghiệp cần làm là sàng lọc, đào tạo, đưa ra chính sách bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn để gia tăng sự nhiệt huyết và chuyên nghiệp cho các nguồn nhân lực này.
Thu hút nhân tài
Để có thể sở hữu được một nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp, bạn cần thực hiện các chính sách tìm kiếm và thu hút các nguồn lực tiềm năng bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể phối hợp với các trường đại học, trung tâm đào tạo,… để tiếp cận nguồn nhân lực này.
Việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là điều không thể nói trước. Do đó, bản thân mỗi người lao động cần tự trang bị thêm cho mình những kỹ năng xã hội cần thiết cho sự hội nhập như tính linh hoạt, chuyên nghiệp, tư duy phản biện,… Các doanh nghiệp nên có những chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để hoạt động kinh doanh trở nên có hiệu quả hơn.