Phát triển bền vững doanh nghiệp là gì? 5 bước giúp doanh nghiệp triển khai ESG
Phát triển bền vững có thể xem là xu hướng hiện nay trong quá trình xây dựng quy trình, sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức. Không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường, xã hội, doanh nghiệp phát triển bền vững còn ghi điểm mạnh mẽ với khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội, từ đó thành công tăng trưởng dài hạn.
Và để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nhanh, doanh nghiệp cần bộ tiêu chuẩn ESG để ước lượng mức độ, đánh giá rủi ro và thiết kế chiến lược hợp lý. Bài viết dưới đây của SOM sẽ giúp lãnh đạo hiểu thêm về khái niệm này và gợi ý 5 bước giúp thực hiện ESG hiệu quả.
Mục Lục
Phát triển bền vững doanh nghiệp là gì?
Phát triển bền vững doanh nghiệp là một quy tắc nhân văn mà doanh nghiệp đặt ra để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường. Họ phải xây dựng quá trình vận hành và chiến lược quản trị làm sao để không tổn hại đến tài nguyên, lợi ích người lao động…
Nói cách khác, doanh nghiệp phát triển bền vững cần hài hòa giữa 3 yếu tố: kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Các tổ chức theo đuổi xu hướng đặt trọng tâm kinh doanh có trách nhiệm, hơn vì lợi nhuận.
Chính lợi ích cao cả sẽ giúp công ty nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ, thu hút người tiêu dùng, khẳng định vị trí trên thị trường. Không chỉ vậy, phát triển bền vững cũng gầy dựng được lòng tin với đối tác và các nhà đầu tư, giúp họ an tâm và tin tưởng cao hơn vào thương hiệu của mình.
Để các tổ chức có phương hướng phát triển bền vững chính xác, bộ tiêu chuẩn ESG ra đời, hỗ trợ lãnh đạo đo đạc ảnh hưởng, đánh giá rủi ro, nhanh chóng ra được quyết định thực hiện kế hoạch hiệu quả.
ESG – Tiêu chuẩn đánh giá các doanh nghiệp phát triển bền vững
ESG viết tắt từ bộ 3 tiêu chí Environmental, Social và Governance, tạo thành bộ cơ sở để các doanh nghiệp lên kế hoạch, thực hiện và duy trì phát triển bền vững chính xác. ESG sẽ định hướng cho tổ chức cách quản lý rủi ro cũng như nắm bắt cơ hội bứt phá trong 3 khía cạnh:
- Môi trường: nguồn năng lượng, tài nguyên, rác thải trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
- Xã hội: tính đa dạng, công bằng, an toàn, bảo mật, quan hệ kinh doanh và cộng đồng.
- Quản trị: quy trình quản lý, cơ chế đãi ngộ và sự đa dạng trong Hội đồng quản trị để đưa ra quyết định hiệu quả.
→ Chi tiết Bộ tiêu chuẩn ESG đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp
Dù xu hướng phát triển bền vững đã khá quen thuộc, nhưng ESG thì vẫn còn mới mẻ với các tổ chức Việt Nam. Để mạnh dạn bắt đầu hành trình bền vững, SOM gợi ý quy trình 5 bước giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng chuẩn ESG.
Quy trình 5 bước giúp doanh nghiệp thực hiện ESG
Tùy mỗi ngành nghề, quy mô, kế hoạch khác nhau mà đường lối thực hiện ESG và tốc độ thành công cũng sẽ khác. Tuy nhiên đây là 3 điều mà lãnh đạo nào theo đuổi phát triển bền vững cũng cần lưu tâm:
- Không nên tuân thủ chỉ để đạt điểm cao, mà cần hiểu chính xác giá trị của từng tiêu chí ESG. Như vậy, các chiến lược mới thật sự hiệu quả và đem lại lợi ích thật sự cho doanh nghiệp.
- Phát triển bền vững cần áp dụng đồng bộ trên toàn bộ tổ chức, do đó các kế hoạch áp dụng cho từng tiêu chí E-S-G cần liên quan đến nhau, đảm bảo tính hệ thống, đồng thời tiết kiệm thời gian triển khai.
- Doanh nghiệp đã bắt đầu hành trình này cần kiên trì đến cùng, thực hiện liên tục và xuyên suốt, từ tuyên bố sứ mệnh đến thực thi, cải tiến không ngừng.
Quy trình 5 bước dưới đây có thể hiện thực hiện lặp đi lặp lại, từ các dự án sơ khai đến tối ưu, từ duy trì đến nâng cấp để mức ESG ngày càng vượt bậc.
Bước 1: Nắm rõ hiện trạng tổ chức so với ESG
Trước khi bắt đầu kế hoạch ESG, lãnh đạo cần nhìn lại và xem xét hiện trạng doanh nghiệp: tài chính, vị thế, ngữ cách… Để đặt đúng cơ sở phát triển bền vững, nhà điều hành nên nghiên cứu mức độ ảnh hưởng khi áp dụng các quy tắc ESG vào doanh nghiệp. Tóm lại, công ty cần hiểu vì sao tham gia ESG, lợi ích và tỉ lệ thành công, thay vì chỉ chạy theo xu hướng.
Bước 2: Thiết lập chiến lược
Dựa trên 3 trụ cột môi trường – xã hội – quản trị của ESG, doanh nghiệp lên ý tưởng, sáng kiến và thiết lập chiến lược sao cho phù hợp với từng tiêu chí. Một bí quyết là lãnh đạo hãy đặt mục tiêu là các số điểm để tổ chức cân nhắc các vấn đề ưu tiên, xây dựng kế hoạch phù hợp.
Bước 3: Xây dựng lộ trình chuyển đổi
Sau khi đã có phương hướng phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tạo lộ trình để chuyển từ cách thức cũ sang phương pháp mới. Lộ trình này không chỉ giúp quá trình thực thi sau này thuận lợi hơn, mà còn là một ‘giáo án’ hỗ trợ các nhân sự thích nghi đúng cách và nhanh chóng.
Bước 4: Ứng dụng vào vận hành và triển khai
Trước khi bắt tay vào triển khai, lãnh đạo cần thống kê lại những yếu tố cần thay đổi, nhân sự liên quan để đảm bảo tiến độ và tỉ lệ thành công. Tổ chức có thể chỉ định riêng một nhóm chuyên phụ trách giám sát, hoặc hướng dẫn nếu cần. Song song vận hành, doanh nghiệp vẫn nên khuyến khích và truyền thông nội bộ liên tục, để các nhân viên thấm nhuần tư tưởng nhân văn, có động lực phát triển bền vững đúng nghĩa.
Bước 5: Báo cáo và công bố thông tin:
Cuối cùng và cũng là bắt buộc, tổ chức cần báo cáo công khai thông tin ESG đến các tổ chức liên quan. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển bền vững được chứng nhận chính thống, khẳng định danh tiếng, làm dày lợi thế cạnh tranh. Lãnh đạo còn có thể tận dụng báo cáo để xây dựng câu chuyện có sức ảnh hưởng, khẳng định vị thế trong lòng khách hàng và cả đối tác hiệu quả.
Trên là quy trình 5 bước mà hầu hết tổ chức nào theo đuổi ESG đều có thể áp dụng. Tuy nhiên, đừng quên 3 điểm cần lưu tâm khi bắt đầu hành trình này. Trong đó, việc thấu hiểu chính xác bộ tiêu chuẩn ESG là vô cùng quan trọng, đặc biệt với cấp lãnh đạo – những người ra quyết định và dẫn dắt doanh nghiệp.
Khóa học Professional Master’s In ESG dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững
Đặt xu hướng ESG và hướng dẫn quản trị doanh nghiệp phát triển bền vững làm trọng tâm, khóa học Professional Master’s In ESG (PM-ESG) của trường quản lý SOM-AIT sẽ là giải pháp cung cấp kiến thức xác đáng cho các nhà lãnh đạo.
- Nội dung giáo án hướng dẫn tổng quan cách thức quản trị rủi ro, điều hành tổ chức bền vững, lý giải các tác động đến môi trường, xã hội và phương pháp giải quyết.
- Giảng viên là các lãnh đạo đã từng triển khai ESG thực tế, sở hữu các case study đa dạng lĩnh vực.
- Bằng cấp được chứng nhận quốc tế, làm dày cơ sở thăng tiến, tăng cơ hội quản lý các dự án và tổ chức bền vững trên mọi quốc gia.
- Lịch trình cuối tuần, hình thức học tập linh hoạt thích hợp thời gian biểu bận rộn của cấp điều hành.
ESG có thể chưa phải năng lực trọng điểm khi đánh giá năng lực tổng hợp trong tuyển dụng vị trí cấp cao ở hiện tại. Nhưng khi vai trò, sứ mệnh đang trở thành các ‘cam kết thiêng’ và thị trường ngày càng coi trọng các doanh nghiệp hành động đúng mục đích, đây sẽ là năng lực giúp bạn khác biệt trong các ‘cơ hội ngách’ nhưng truyền cảm hứng ở hiện tại và xu thế của tương lai!
Để nhận lộ trình khóa học và được tư vấn kỹ hơn về chương trình PM – ESG, mời bạn điền thông tin vào form bên dưới. Đội ngũ SOM sẽ liên hệ giải đáp trong thời gian sớm nhất.