Phát hiện ngôi sao lùn trắng hoàn thành 1 vòng quay chỉ trong 25 giây

 

LAMOST J024048.51 + 195226.9 (hay viết tắt là J0240 + 1952) được xác nhận là sao lùn trắng quay nhanh nhất. Ảnh: Warwick UniversityLAMOST J024048.51 + 195226.9 (hay viết tắt là J0240 + 1952) được xác nhận là sao lùn trắng quay nhanh nhất. Ảnh: Warwick University

Theo Daily Mail, ngôi sao được gọi là LAMOST J024048.51 + 195226.9 (viết tắt là J0240 + 1952). Các nhà nghiên cứu từ Đại học Warwick (Anh) đã phân tích ngôi sao và phát hiện nó là sao lùn trắng quay nhanh nhất.

Kỷ lục trước đó thuộc về một sao lùn trắng hoàn thành một vòng quay chỉ trong hơn 29 giây – chậm hơn 4 giây so với J0240 + 1952.

Sao lùn trắng là một ngôi sao đã đốt cháy hết nhiên liệu và bắt đầu bong các lớp bên ngoài. J0240 + 1952 có kích thước tương đương Trái đất, nhưng được cho là nặng hơn ít nhất 200.000 lần.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã nghiên cứu J0240 + 1952 bằng thiết bị HiPERCAM có độ nhạy cao trên kính viễn vọng Great Canary ở La Palma (Tây Ban Nha). Đây là kính thiên văn quang học hoạt động tốt nhất thế giới. 

Phân tích của họ chỉ ra, sao lùn trắng này đang kéo plasma khí từ một ngôi sao đồng hành gần đó và ném vào không gian với tốc độ khoảng 3.000km/s. Điều này cho phép ngôi sao quay cực nhanh, nhanh đến mức nếu không có khối lượng trên mức trung bình, ngôi sao sẽ bị xé toạc ra. Để so sánh, Trái đất hoàn thành một vòng quay trong 24 giờ.