Pháp luật về cho vay tiêu dùng? Lãi suất cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính là bao nhiêu? Có thể vay tiền mua ô tô tại công ty tài chính không?

Vay tiêu dùng là dịch vụ cho vay ngày càng phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về vay tiêu dùng Luật Minh Khuê cung cấp tới bạn quy định pháp luật về lãi suất vay tiêu dùng của công ty tài chính, quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính và giải đáp thắc mắc của khách hàng.

1. Cơ sở pháp lý

Nghị định 39/2014/NĐ-CP

Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Thông tư 43/2016/TT-NHNN

Thông tư số 18/2019/TT-NHNN

2. Pháp luật về cho vay tiêu dùng

2.1. Các kênh cho vay tiêu dùng hiện nay là gì?

Có ba kênh chính cho vay tiêu dùng hợp pháp gồm: công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác và cho vay cầm đồ.

Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó. Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng gồm: mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính không vượt quá 100 triệu đồng, trừ trường hợp để mua ôtô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN)

Việc cho vay tiêu dùng của các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, được gọi là “cho vay phục vụ nhu cầu đời sống” và được giải thích là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và gia đình của cá nhân đó (khoản 6 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN), sở dĩ dùng từ khác nhau chỉ vì từ “tiêu dùng” chỉ được Luật Các tổ chức tín dụng nhắc đến trong hoạt động của công ty tài chính. (Điểm d khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

Việc cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính còn thực hiện theo quy định về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng. (khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2016/TT-NHNN).

2.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng là gì?

Điểm khác nhau quan trọng nhất so với cho vay kinh doanh là, cho vay tiêu dùng không phải đưa vào đầu tư, kinh doanh để tạo ra nguồn thu trả nợ, mà là tiêu dùng số vốn ấy và sử dụng nguồn tiền hoàn toàn khác để trả nợ.

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh, vì mức độ rủi ro của loại cho vay này thường cao hơn, nhất là trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm.

Vì cho vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ và ngắn hạn, nên khách hàng ít quan tâm đến lãi suất ghi trong hợp đồng, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến khoản tiền cụ thể phải trả hằng tháng.

2.3. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính là bao nhiêu?

Trước năm 2017, các công ty tài chính thường công bố lãi suất cố định đối với từng khoản vay theo tuần hoặc tháng, nhưng không giải thích rõ, nên tạo cảm giác lãi suất thấp, trong khi thực chất lại khá cao. Ví dụ, cùng công bố lãi suất 1%/tháng đối với khoản vay 10 triệu đồng trong 12 tháng, trả gốc mỗi tháng 1 triệu, nhưng nếu phải trả lãi theo số dư nợ gốc cố định ban đầu thì lãi suất sẽ lên đến khoảng 22%, không còn là 12% nữa. Lãi suất cho vay thực của các công ty tài chính phổ biến ở mức 20 – 30%/năm, thậm chí có những khoản lên đến 60 – 70%/năm.

Để bảo đảm phản ánh đúng mặt bằng và mức lãi suất cho vay nói chung, tránh tình trạng lãi suất công bố giống nhau nhưng thực chất lại khác nhau rất lớn giữa các phương thức tính lãi, pháp luật đã quy định lãi suất phải được “quy đổi theo tỷ lệ %/năm” (Điểm a khoản 2 Điều 7 TT 43/2016/TT-NHNN), đồng thời phải “tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó” (Điểm e khoản 1 Điều 10 TT 43/2016/TT-NHNN). Như vậy, trong ví dụ nêu trên, bên cạnh việc công bố 1%/tháng, công ty tài chính phải công bố lãi suất thực tế 22%/năm.

2.4. Quy định nội bộ của công ty tài chính về cho vay tiêu dùng

Công ty tài chính phải ban hành quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng, quản lý tiền vay, được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó phải có một số nội dung sau đây: (khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN)

Thứ nhất, điều kiện cho vay; các nhu cầu vôn không được cho vay; phương thức cho vay; phương thức giải ngân (bao gồm cả phương thức giải ngân trực tiếp cho khách hàng); lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu của khách hàng gửi công ty tài chính phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đôi tượng khách hàng; thu nỢ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nỢ; chuyển nợ quá hạn;

Thứ hai, quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay;

Thứ ba, quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nỢ;

Thứ tư, việc áp dụng biện pháp, thẩm định, quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay;

Thứ năm, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối vối khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giò đến 21 giờ; không nhắc nỢ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đốĩ vối tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính;

Thứ sáu, chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí;

Thứ bảy, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong cho vay và các biện pháp bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực này;

Thứ tám, bộ phận chuyên trách, hình thức tiếp nhận, xử lý, thòi hạn giải quyết và trả lời khiếu nại, thời hạn lưu trữ đôì với các góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cho vay;

Thứ chín, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sỏ dữ liệu phục vụ cho vay; thu thập, cập nhật, kiểm tra số liệu, quản lý thông tin khách hàng, nhận dạng các thông tin sai lệch và ngăn ngừa gian lận để quyết định cho vay, kiểm soát khoản vay và thu hồi nợ vay;

Thú mười, nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;

Thứ mười một, quy định về điểm giới thiệu dịch vụ (nếu có) như: nội dung về quy trình, thẩm quyền và trách nhiệm mở, chấm dứt điểm; chuẩn mực đạo đức, quyền hạn và nghĩa vụ của nhân viên; quy trình hoạt động, kiểm tra, phòng chông gian lận, phòng ngừa rủi ro đạo đức của nhân viên;

Thứ mười hai, quy định cụ thể các biện pháp nhằm kiểm soát việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng cho vay.

3. Có thể vay tín chấp tại công ty tài chính để mua xe ô tô hay không?

Thưa luật sư, hiện tại tôi đang muốn mua ô tô nhưng khoản tiền tự có lại chưa đủ. Tôi đang tính phương án vay tại công ty tài chính để mua ô tô. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể vay tín chấp tại công ty tài chính để mua xe ô tô hay không? Nếu có thể thì tôi được vay tối đa bao nhiêu? Mong được luật sư giải đáp. Xin cảm ơn! (Kim Ngọc – Yên Bái)

Chào bạn, Nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính quy định như sau:

Cho vay tiêu dùng (tín chấp) của công ty tài chính được hiểu là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ được vay tiêu dùng tín chấp đó là:

+ Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình;

+ Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao;

+ Chi phí sửa chữa nhà ở.

Như vậy từ các quy định này thì bạn hoàn toàn có thể vay tiêu dùng tại công ty tài chính đề mua ô tô đi lại. Mức vay tối đa đối với bạn là không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Tuy nhiên, nếu bạn mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay của bạn tại công ty tài chính thì bạn có thể vay hơn 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Cụ thể, mức vay sẽ do công ty tài chính quy định hoặc do bạn và công ty thỏa thuận.

4. Cá nhân có thể vay tín chấp tại công ty tài chính theo phương thức nào?

Thưa luật sư, Tôi có thể vay tín chấp tại công ty tài chính theo phương thức nào? Rất mong nhận được giải đáp của luật sư. Xin cảm ơn! (Hoài Nam – Hòa Bình)

Chào bạn, nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Cho vay tín chấp hay cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động của công ty tài chính.

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có quy định về khái niệm cho vay tín chấp như sau:

Cho vay tín chấp (còn gọi là cho vay tiêu dùng) của công ty tài chính là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

Về phương thức cho vay thì tại Điều 8 Thông tư này có quy định như sau:

Công ty tài chính thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay tiêu dùng sau đây:

– Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, công ty tài chính và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

– Cho vay theo hạn mức: Công ty tài chính xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, công ty tài chính thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

Như vậy, theo quy định này thì người vay tín chấp có thể thỏa thuận với công ty tài chính về phương thức cho vay tín chấp thông qua một trong hai phương thức là cho vay từng lần hoặc cho vay theo hạn mức.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Pháp luật về cho vay tiêu dùng”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập)