Pháp luật và việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường – Thực trạng và giải pháp
Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, lây lan ô nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tốn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thoả thuận và xác lập theo ý chí của các bên [14] (trong trường hợp giữa các bên không đạt được sự thỏa thuận thì cơ quan tài phán sẽ có quyền quyết định). Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào các đặc điểm nêu trên để áp dụng một các cứng nhắc, riêng rẽ hai loại trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại thì trong nhiều trường hợp sẽ không bảo đảm được quyền lợi của các bên cũng như không ngăn chặn được kịp thời hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua cho thấy đây là hai loại trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp có thể thay thế (chuyển hoá) cho nhau nên cần được xử lý linh hoạt.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về khắc phục sự cố tràn dầu thì thiệt hại được tính để đòi bồi thường do sự cố tràn dầu gây nên còn bao gồm: Chi phí cho việc ứng cứu sự cố môi trường (như ngăn dầu, san dầu, gom dầu, xử lý dầu cặn làm sạch môi trường…); bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp từ sự cố môi trường (như việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, làm muối hay các loại hoạt động sản xuất nông nghiệp khác…); bồi thường thiệt hại cho việc khôi phục môi trường bị suy thoái hay huỷ hoại do ô nhiễm; chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường [12] .
Tại Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên được quy định cả trong Bộ luật Dân sự (phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) và trong các quy định của pháp luật môi trường. Điều 628 Bộ luật Dân sự 1995 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ người bị thiệt hại có lỗi.” [11] ; các Điều 7, 30, 52 Luật bảo vệ môi trường quy định: “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường theo quy định của pháp luật”; “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hĩnh sự còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”.
Thiệt hại đối với môi trường, môi sinh. Phổ biến nhất là những thiệt hại đối với môi trường biển do sự cố tràn dầu; thiệt hại đối với nguồn nước, hệ sinh thái thuỷ vực do hành vi xả nước thải, chất độc hại vào nguồn nước; thiệt hại đối với không khí do phát thải khí độc hại vào môi trường không khí; thiệt hại về động vật, thực vật do ô nhiễm môi trường sống của chúng;
Thiệt hại đối với môi trường, môi sinh. Phổ biến nhất là những thiệt hại đối với môi trường biển do sự cố tràn dầu; thiệt hại đối với nguồn nước, hệ sinh thái thuỷ vực do hành vi xả nước thải, chất độc hại vào nguồn nước; thiệt hại đối với không khí do phát thải khí độc hại vào môi trường không khí; thiệt hại về động vật, thực vật do ô nhiễm môi trường sống của chúng;
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về những thiệt hại mà họ gây ra đối với môi trường cũng như đối với người khác trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến các yếu tố môi trường. Dấu hiệu để nhận biết thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên với thiệt hại do các hành vi vi phạm khác gây nên là chính từ những thiệt hại gây ra cho các yếu tố môi trường đã dẫn đến những thiệt hại hay nguy cơ gây hại đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người. Nói khác đi, hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể gây nên 2 loại thiệt hại:
Hiện tại các chế tài hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang được quy định rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, lại do nhiều cơ quan, ban ngành soạn thảo để phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành mình (đó là các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản…) nên quá trình xây dựng và áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính không tránh khỏi những tồn tại sau: Một là, hầu hết các quy định chung trong các văn bản xử lý vi phạm (gồm: nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…) đều giống nhau và giống với các quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Đây là một trong những lí do khiến cho hệ thống các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trở nên “đồ sộ” một cách không cần thiết, gây lãng phí trong xây dựng pháp luật và gây khó khăn trong quá trình áp dụng; hai là, do mỗi ngành có thói quen chỉ xây dựng và áp dụng các văn bản pháp luật của ngành mình nên không có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản khác, dẫn đến tình trạng cùng một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường nhưng mỗi ngành lại có biện pháp, hình thức, mức độ xử lý riêng. Thiết nghĩ đã đến lúc hoặc là phải quy định chi tiết, cụ thể các chế tài hành chính, hình sự vào ngay trong các đạo luật chuyên ngành như Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật thủy sản… để cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của đạo luật dễ áp dụng và tuân thủ, hoặc là phải pháp đien hóa tất cả các quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực vào một văn bản thống nhất có giá trị pháp lý cao để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật [10] .
Mặc dù trách nhiệm hình sự luôn được coi là nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hành chính, song các chế tài cụ thể lại chưa phản ánh đầy đủ điều này. vẫn còn chế tài hình sự có mức phạt nhẹ hơn so chế tài hành chính. Ví dụ tại Điều 17 NĐ 121/CP quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm hành chính các quy định về bảo tồn thiên nhiên là 60 triệu đồng [7] , trong khi đó cũng hành vi này nhưng là vi phạm hình sự thì mức cao nhất của hình phạt tiền chỉ là 50 triệu đồng [8] , hay mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm hành chính về xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước là 100 triệu đồng, trong khi đó BLHS quy định mức tối đa của hình phạt tiền đối với tội gây ô nhiễm nước cũng chỉ là 100 triệu đồng. Tương tự, mức phạt tiền cao nhất đối với đa số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70 triệu đồng, còn mức thấp nhất của hình phạt tiền đối với chính các hành vi đó là chỉ là 10 triệu đồng trong khi tuyệt đại đa số các tội danh đều lấy việc xử phạt hành chính đối với một hành vi cụ thể để làm dấu hiệu xác định tội phạm.
Qua phân tích mối quan hệ giữa chế tài hành chính với chế tài hình sự nêu trên có thể rút ra một số nhận xét: Một là, hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường luôn có mức độ nguy hiểm hơn so với vi phạm hành chính nên chế tài hình sự cũng luôn biểu hiện ở cấp độ nghiêm khắc hơn so với chế tài hành chính; hai là, trong nhiều trường hợp chế tài hành chính phải được xem là căn cứ pháp lý để áp dụng chế tài hình sự, đặc biệt là chế tài có tính chất đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đó là buộc đối tượng vi phạm phải khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Tuy nhiên, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng đều cho thấy mối quan hệ giữa chế tài hành chính và chế tài hình sự trong các lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng còn bộc lộ một số điểm tồn tại cần được chỉnh sửa như sau:
Một là, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra. Chế tài hành chính thường được áp dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật môi trường có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa ở mức nghiêm trọng. Do vậy, chế tài hành chính luôn ít nghiêm khắc hơn so với chế tài hình sự.
Một điều cần lưu ý là các hành vi trên xét về mặt mức độ thì ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự Ệ Do vậy, các hành vi xâm phạm đến trật tự bảo vệ môi trường, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi đó đã được xử lý hành chính hay chưa hoặc nếu hành vi đó chưa bị xử lý hành chính thì hậu quả do hành vi đó gây ra là nghiêm trọng.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm này: Buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm gây ra.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện cơ giới gây ô nhiễm nguồn nước; gây xói, lở lòng, bờ sông, hồ; Thi công xây dựng các công trình ngầm, các công trình trên mặt đất, xử lý nền móng công trình không tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, về bảo vệ các tầng chứa nước và môi trường liên quan. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thứ ba. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, không được giữ lại để xử phạt vi phạm hành chính. Trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, loại vi phạm này diễn ra phổ biến là các vụ vượt khung xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm nhỏ nhưng tái phạm hoặc động thực vật hoang dã quý hiếm nhóm IA, IB; theo quy định của pháp luật phải khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó cơ quan Điều tra trả lại để xử phạt vi phạm hành chính với nhiều lý do khác nhau và không thống nhất giữa các địa phương như: diện tích rừng bị thiệt hại vượt mức xử phạt vi phạm hành chính nhưng là rừng non, giá trị vật chất thấp (do giá trị về môi trường chưa có cơ sở xác định), là động, thực vật rừng quý hiếm Nhà nước nghiêm cấm sử dụng nhưng giá thị trường thực tế tại địa phương thấp, có địa phương cho rằng nhiều loài động, thực vật rừng quý hiếm Nhà nước nghiêm cấm sử dụng nên không có cơ sở để tính giá thị trường các loài đó, dẫn đến không khởi tố vụ án và xử lý hình sự được…
Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Theo số liệu diễn biến tài nguyên rừng năm 2004, nước ta có 12.306.859 ha rừng, chiếm 36,7% so với tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua, nguồn tài nguyên này luôn bị khai thác quá mức, tình trạng buôn bán trái phép tài nguyên rùng vẫn diễn ra phổ biến, quy mô lớn, diễn ra phức tạp. Một trong những nguyên nhân đưa lại tình trạng trên là do khung pháp lý làm cho việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng còn kém hiệu lực, hiệu quả.
c) Thiếu các Tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đất, gây khó khăn trong việc xác định mức độ ô nhiễm đất đo hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây nên. Do vậy, thiếu cả sở khoa học để ban hành quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về ô nhiễm đất (trên thực tế đến nay cả nước chưa có quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về ô nhiễm đất được ban hành).
-
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí: Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoảng sản. Nghị định 50/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/7/1998 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. Nghị định 98/CP của Chính phủ ngày 27/12/1995 quy định việc thi hành Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Nghị định 51/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ. Nghị định 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Theo số liệu phân tích từ các kết quả thanh tra, kiểm tra và giải quyết các đơn thư khiếu kiện về môi trường trong thời gian từ khi Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn được ban hành đến nay cho thấy các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với hành vi thải khói, bụi gây ô nhiễm môi trường khá phổ biến, chủ yếu tập chung vào các dạng sau:
-
Không xây dựng hệ thống xử lý khí thải đúng các hạng mục như cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường;
-
Không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải;
-
Không đảm bảo đúng chế độ vận hành hệ thống xử lý chất thải theo quy định;
-
Xả khí thải, bụi thải vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường không khí;
-
Dùng biện pháp pha loãng dòng khí thải trước khi phát thải để đối phó với việc vi phạm về tiêu chuẩn thải theo quy định;
-
Thải mùi hôi, thối, khó chịu vào môi trường…
Hiện nay, việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường không khí được quy định ở nhiều Nghị định xử phạt vi phạm hành chính do Chính phủ ban hành, có thể kể đến các văn bản sau:
Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trích):
“Điều 11. Vi phạm các quy định về thải khí, bụi
-
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường dưới hai lần;
-
Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.
-
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
-
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000m3/giờ đến dưới 20.000m3/giờ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
5. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
7. Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
11. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ .
13. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
14. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
15. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
-
Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 34.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
-
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi cớ chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm làn trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
-
Phạt tiền từ 38.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
-
Phạt tiền từ 41.000.000 đồng đến 44.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
-
Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 47.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
21. Phạt tiền từ 48.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lân trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
22. Phạt tiền từ 51.000.000 đồng đến 54.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
-
Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
-
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm tại các khoản 2, 3, 4, 11, 12 và khoản 13 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7, 17, 18 và khoản 19 Điều này;
c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 8, 9,10, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra”.
“Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
-
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
-
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
-
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
-
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra”.
“Điều 16. Vi phạm các quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu
-
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
“Điều 23. Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm không khí.
-
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên nhiên.
-
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.
-
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra”.
“Điều 24. Vi phạm về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kho tàng sau đây đặt trong khu dân cư:
-
Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
-
Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
-
Có chất độc hại đối với sức khỏe người và gia súc, gia cầm;
-
Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;
đ) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép;
-
Bệnh viện, cơ sở y tế xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm.
-
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1, điểm d và điểm e khoản 2 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
-
Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ sáu mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 3 và khoản 4 Điều này.
b) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Buộc khắc phục hậu quả đo hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra”.
Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị (trích):
“Điều 27. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông
…2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi thải khói quá giới hạn, mùi hôi thối vào không khí”;
Nghị định 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Điều 7. Xử phạt đối với vi phạm của tàu, thuyền nước ngoài
…2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Xả khói mù, bắn các loại súng, phóng các tín hiệu hoặc sử dụng các vật liệu nổ trong vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam vào bất cứ mục đích gì, trừ trường hợp bắn đạn tín hiệu cấp cứu và bắn súng chào.
… 8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và 4 Điều này”.
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
“Điều 8. Hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung
-
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
-
Gây tiếng động lơn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau;
-
Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung:.
“Điều 9. Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung
-
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
-
Tự ý đốt chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng.
-
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau đây:
-
Vi phạm điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1; điểm a khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này thì bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra”;
Nghị định 51/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
“Điều 19. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức khi sản xuất, chế biến, sử dụng chất phóng xạ, nguồn phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.
-
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời khi phát hiện môi trường bị nhiễm xạ.
-
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện việc chôn cất, xử lý các chất thải phóng xạ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sức khoẻ của nhân dân.
-
Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép về lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
-
Các biện pháp khắc phục hậu quả:
-
Buộc tẩy xạ tại những vùng bị nhiễm xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đạt tiêu chuẩn về môi trường;
-
Buộc cá nhân, tổ chức có hánh vi vi phạm tại khoản 3 Điều này phải thực hiện quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và thực hiện lại việc chôn cất, xử lý các chất thải phóng xạ để đạt tiêu chuẩn về môi trường;
-
Các chi phí cho việc khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này chịu trách nhiệm”.
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
“Điều 8. Vi phạm các quy định vệ sinh về nước và không khí
…3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-
Để chất thải, nước thải gây ô nhiễm nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt của nhân dân;
-
Xả hơi độc, khí độc gây tổn hại đến sức khoẻ nhân dân xung quanh”.
Những vướng mắc, khó khăn trong việc thi hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính:
Một là: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí chỉ được quy định tại hai điều của Luật Bảo vệ môi trường: Điều 28 quy định tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình không được gây tiếng ồn, độ rung động vượt quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khoẻ và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhân dân; Điều 29 nghiêm cấm hành vi thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh, vấn đề đặt ra là Luật không quy định nguồn phát thải nào, hoặc hoạt động nào có khả năng gây hại cho môi trường không khí, và cách thức giảm thiểu nguồn phát thải này. Cách thức giảm ô nhiễm môi trường không khí do bụi phải thực hiện khác với nguyên nhân do máy móc gây tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép.
Hai là: Quy định pháp luật còn chưa chặt chẽ, đồng bộ: Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành (như đã nêu ở trên). Tuy nhiên, việc quy định ở mỗi văn bản có sự chưa đồng bộ về mức độ xử phạt đối với cùng một hành vi vi phạm, hoặc mới quy định về hành vi, chưa lượng hoá mức độ vi phạm và tác động của hành vi vi phạm đó đối với môi trường;
Ba là: Mức độ xử phạt thấp chưa đủ độ răn đe cần thiết. Do vậy, trong nhiều trường hợp việc áp dụng xử phạt chưa có tác dụng vì lượng tiền phạt chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với chi phí cần thiết để cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
Bốn là: Quy định hành vi vi phạm còn quá chung chung gây khó khăn trong việc áp dụng văn bản để xử phạt.
Ví dụ:
+ Hành vi “..gây tiếng động lớn, làm ồn ào…” quy định tại Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
+ Hành vi xả hơi, khí độc gây tổn hại đến sức khoẻ nhân dân xung quanh” được quy định tại Điều 8 của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
+ Hành vi “chôn cất, xử lý các chất thải phóng xạ gây ô nhiễm, ảnh huởng đến môi trường sức khoẻ của nhân dân” quy định tại Điều 19 của Nghị định 51/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
Năm là: Chế tài xử phạt chưa đầy đủ: Nhiều hành vi vi phạm hành chính về môi trường không khí phát sinh trên thực tế, nhưng chưa được quy định trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ:
+ Hành vi pha loãng khí thải trước khi xả vào môi trường;
+ Hành vi không vận hành hoặc vận hành không đúng quy trình xử lý đã được nghiệm thu đối với các hệ thống xử lý khí, bụi;
+ Chưa có chế tài quy định việc truy thu kinh phí xử lý môi trường do không thực hiện việc xử lý khí thải;
+ Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chỉ tiêu giám sát môi trường không khí theo quy định;
+ Chưa có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm mùi.
Sáu là. Các Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến chất lượng môi trường không khí còn nhiều bất cập, chưa đảp ứng được yêu cầu thực tiễn:
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí không chỉ giới hạn trong phạm vi cơ sở sản xuất. Tại cơ sở sản xuất, nồng độ bụi có thể đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP), nhưng trong phạm vi khu công nghiệp nồng độ khí thải và bụi có thể vượt cao hơn từ một đến nhiều lần TCCP.
Trong báo cáo “Kết quả quan trắc khí thải tại 9 khu công nghiệp Thành phố Hà nội năm 2000” đã kết luận “…nồng độ khí C02 và bụi cao có phần đóng góp của khí thải công nghiệp song một nguyên nhân quan trọng khác gây ra từ sự phát tán khí thải và bụi từ các khu dân cư, công trường xây dựng và giao thông do quá trình đô thị hoá nhanh. Đặc biệt ở các khu công nghiêp, đầu mút giao thông đã gây ra sự ô nhiễm khí thải và bụi ở Thành phố Hà nội”
Có thể thấy rõ nhược điểm của việc phân loại các cơ sở gây ô nhiễm theo nồng độ là chưa tính đến tải lượng phát thải của cơ sở cũng như chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác ví dụ như khả năng chịu tải ô nhiễm theo vùng. Cụ thể là nếu có hai khu vực khác nhau với cùng một giá trị nồng độ ô nhiễm của một chất, khu vực nào có tải lượng phát thải lớn hơn chắc chắn sẽ gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ con người nghiêm trọng hơn.
TCVN 2001 về chất lượng không khí đã xem xét đến các thông số nồng độ và tải lượng ô nhiễm, như vậy căn cứ vào đây có thể đánh giá mức độ ô nhiễm do cơ sở gây ra vì:
-
Nếu chỉ lấy hàm lượng chất ô nhiễm trong không khí (hàm lượng bụi g, mg/cm3) làm đơn vị để đánh giá mức độ ô nhiễm bụi (như TCVN 1995) thì chỉ có thể đạt được mức độ đánh giá ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp.
-
Tuy nhiên một trong nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm khí của các nhà máy áp dụng là biện pháp pha loãng. Như vậy các nhà quản lý môi trường không thể đánh giá được mức độ phát thải vào môi trường của nguồn thải đó.
-
Nếu quản lý môi trường theo tải lượng (kg/h, kg/ngày) thì sẽ biết được mức độ phát thải của một nguồn thải và có biện pháp buộc cơ sở sản xuất phải chịu phí ô nhiễm và bị xử lý theo luật pháp nhà nước.
Như vậy, việc phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí không chỉ dựa trên tiêu chuẩn về nồng độ mà phải kết hợp chặt chẽ với tải luợng chất gây ô nhiễm, khả năng chịu tải ô nhiễm của từng vùng có tính đến mục tiêu của việc kiểm soát ô nhiễm và trình độ công nghệ mà cơ sở đang sử dụng.
Đối với tiêu chuẩn giới hạn tối đa nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải đã được ban hành, qua áp dụng thử ở trên ta thấy còn một số vấn đề bất cập:
* Các nhà máy đang hoạt động rất dễ đàng đạt tiêu chuẩn về khí thải SO2, nhưng rất khó khăn đạt tiêu chuẩn về nồng độ bụi, phải chăng tiêu chuẩn đã dễ dàng với khí S02 và quá khắt khe (so với thực tế) đối với bụi;
-
Nên chăng cần qui định giới hạn tối đa nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, vì mỗi ngành công nghiệp có đặc thù riêng về công nghệ sản xuất, phát thải các loại chất ô nhiễm chính khác nhau và mức độ gây ô nhiễm cũng khác nhau.
-
Đối với khí thải lò đốt chất thải rắn y tế ta thấy rất nhiều khí thải qui định trong tiêu chuẩn không thể áp dụng được, vì ở nước ta không đủ phương tiện và thiết bị đo lường và phân tích các khí đó. Mặt khác, đo lường và phân tích các khí này rất đắt tiền. Nên chăng, đặt ra tiêu chuẩn nhiệt độ buồng đốt và nhiệt độ khí thải, vì rất nhiều loại khí thải độc hại phát sinh trong lò đốt chất thải rắn phụ thuộc vào nhiệt độ đốt, mặt khác, việc đo lường nhiệt độ dễ dàng và rẻ tiền hơn nhiều.
-
Theo kết quả đo lường thực tế của đề tài 01C-09/06-99-2 ta thấy tiêu chuẩn giới hạn tối đa nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải của xe tương đối cao so với tình trạng thực tế của phương tiện giao thông cơ giới đang dùng ở nước ta hiện nay, nguyên nhân có thể là ta đã sao chép nguyên si tiêu chuẩn của EU đưa vào nước ta (Tiêu chuẩn EU rất cao so với nước ta).
-
Còn thiếu tiêu chuẩn đối với khí thải của các lò đốt chất thải rắn công nghiệp nguy hại.
– Các tiêu chuẩn khí thải năm 2001, tuy có nhiều ưu điểm nhưng khi áp dụng vào thực tế cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế. Như là tiến trình thắt chặt tiêu chuẩn quá nhanh. Ví dụ một dự án thuộc loại phải áp dụng trị số nhỏ nhất của các hệ số, như là hệ số vùng (KV = 0,8), hệ số công nghệ (KCN = 0,6), hệ số qui mô (KQ = 0,6) thì giá trị giới hạn tối đa cho phép chỉ bằng 28,8% so với tiêu chuẩn năm 1995 (Ktổng = KV.KCN.KQ = 0,8 x 0,6 x 0,6 = 0,288). Như vậy chỉ qua 6 năm đã giảm hơn 70% giá trị giới hạn tối đa cho phép là quá nhanh. Mặt khác, ở nước ngoài, người ta định ra giá trị tiêu chuẩn giới hạn nồng độ chất ô nhiễm tối đa cho phép thường không dựa vào sự đánh giá trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất, mà chỉ định ra thời hạn áp dụng tiêu chuẩn (lộ trình áp dụng), dự án đầu tư càng muộn thì phải áp dụng tiêu chuẩn càng khắt khe hơn.
-
Ô nhiễm do các chất gây mùi là vấn đề phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong thời gian qua tại các điạ phương các vụ thưa kiện về ô nhiễm mùi chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 30-40%) tổng số vụ thưa kiện. Tuy nhiên, cho đến nay chứng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm mùi.
-
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chất thải rắn
Chất thải nói chung được hiểu là những nguyên vật liệu bị loại bỏ không sử dụng được, các nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý (chất thải lỏng)… Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có quy định: “Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác”. Thực trạng chất thải ở nước ta hiện nay có thể khái quát và phân loại sơ bộ như sau:
Chất thải lỏng (gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp).
Nước thải sinh hoạt ở đô thị và nông thôn hầu hết đều chưa qua xử lý hoặc qua xử lý sơ bộ ở các bể vệ sinh tự hoại đã thải trực tiếp vào môi trường gây ra ô nhiễm trầm trọng nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, là nước thải ở các bệnh viện chứa các vi trùng gây các bệnh truyền nhiễm, các hoá chất độc hại gây ô nhiễm nặng nhiều nguồn nước ở nồng độ rất cao như kim loại nặng, chì, thuỷ ngân, asen, clo, phenol, nitơrit, nitơrat… gấp từ 2 – 5 lần.
Nước thải công nghiệp còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn do hầu hết các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý chưa đúng tiêu chuẩn mà pháp luật quy định. Do vậy, khi thải ra môi trường, hầu hết nước thải công nghiệp đã gây ô nhiễm các nguồn nước bởi các chất cặn lơ lửng vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng và một số thành phần khác.
Chất thải rắn nguy hại (gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp, chất thải y tế)
Chất thải nguy hại được hiểu là chất phế thải gây tác động xấu đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. Chất thải nguy hại được sản sinh ra từ các hoạt động đa dạng của công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và thậm chí từ sinh hoạt, y tế… Nó có thể gây ảnh hưởng tức thời hoặc tiềm tàng gây ra hậu quả xấu với sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm lâu dài cho môi trường.
Ở nước ta, quản lý chất thải và đặc biệt là chất thải nguy hại đang là một trong những nội dung quan trọng của quản lý và bảo vệ môi trường. Ngày 16/7/1999, Quy chế quản lý chất thải nguy hại đã được ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, chất thải nguy hại được hiểu là: “Chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, đễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người…”. Theo quy định trên, chất thải nguy hại có các đặc tính lý hoá hoặc sinh học đòi hỏi phải có một quy trình đặc biệt để xử lý hoặc chôn lấp nhằm tránh những rủi ro đối với sức khoẻ con người và những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường sinh thái.
Về thực trạng chất thải hiện nay ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc khoảng 152.000 tấn/năm, nếu tính theo địa bàn, thì tập trung chủ yếu tại ba vùng kinh tế trọng điểm khoảng 113.000 tấn, riêng khu vực kinh tế trọng điểm phía nam phát sinh hơn 800 tấn. Nếu tính theo ngành nghề, lĩnh vực thì có bảy loại hình phát sinh chất thải nguy hại gồm công nghiệp nhẹ, điện – điện tử, cơ khí luyện kim, hoá chất, chế biến thực phẩm, y tế và sinh hoạt đô thị; trong đó nhiều nhất là công nghiệp nhẹ 60.000 tấn/năm. Với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá cao cùng với mức gia tăng dân số thì lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng sẽ tăng nhanh chóng. ước tính vào năm 2010, tỷ trọng công nghiệp GDP phải đạt từ 40% trở lên, quy mô dân số đô thị khoảng 30,4 triệu người lên 46 triệu người vào năm 2020. Theo dự báo vào năm 2010 lượng chất thải phát sinh sẽ vào khoảng 11.727.000 tấn, trong đo 846.000 tấn là chất thải nguy hại, tương ứng vào năm 2020 là 21.431.000 tấn chất thải và 1.548.000 tấn chất thải nguy hại. Việc xử lý các loại chất thải này đang và sẽ là một áp lực lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Cũng theo ước tính, tổng khối lượng các loại chất thải lỏng chủ yếu ở nông thôn khoảng 1,3 tỷ m3, con số này sẽ tăng đến 2 tỷ m3 vào năm 2010, trong đó, phần lớn là nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề, y tế xã… Khối lượng chất thải lỏng ở đô thị còn tăng gấp nhiều lần và là nguy cơ khi hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải đô thị không được cải thiện. Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn toàn quốc, ước tính khoảng 160 nghìn tấn/năm
Thực trạng các quy định pháp luật.
Ở Việt Nam, việc quản lý chất thải rắn, hoá chất độc hại được quy định ở nhiều văn bản quy phạm khác nhau như Hiến pháp năm 1992, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Biển Việt Nam; Hàng hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia; Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Luật Dầu khí; Luật Lao động; Luật Đất đai; Luật Khoáng sản; Luật Đầu tư; Luật Thương mại; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Tài nguyên nước; Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; Luật Giao thông đường bộ; Luật Xây dựng; Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự; Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ; Pháp lệnh Thú y,.v.v và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngoài ra, chúng ta còn tham gia các Công ước quốc tế liên quan đến chất thải nguy hại, hoá chất độc hại khó phân huỷ như: Công ước Basel (về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng); Công ước Stốckhôm (về các chất khó phân huỷ), Công ước Marpol (về kiểm soát ô nhiễm biển do dầu thải từ tàu bè)., có thể trích dẫn một số quy định cụ thể sau:
-
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (trích)
“Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
.. .4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
-
Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
-
Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.
“Điều 71. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
-
Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.
-
Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.
-
Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường”.
“Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại
-
Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định.
-
Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển.
-
Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
-
Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ”.
“Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại
-
Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
-
Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.
-
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.
-
Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
-
Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý”.
“Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
-
Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
-
Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;
-
Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý;
-
Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất;
đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường;
-
Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra xác nhận;
-
Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại;
-
Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động.
-
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sả xử lý chất thải nguy hại”.
“Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại
-
Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
-
Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo;
-
Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
-
Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;
-
Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
-
Bộ Xây dựng chủ trì phối họp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại”.
“Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
-
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
-
Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại;
-
Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại;
-
Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại;
-
Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
-
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt”.;
-
Nghị định số 80/20Q6/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường (trích):
“Điều 20. Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại của các cơ quan nhà nước
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
-
Hướng dẫn quy trình giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý chất thải nguy hại;
-
Ban hành danh mục chất thải nguy hại;
-
Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;
-
Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp.
Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp.
-
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
-
Tổ chức thống kê, đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn và có các biện pháp quản lý phù hợp;
-
Bố trí mặt bằng, các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;
-
Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải nguy hại có phạm vi hoạt động trên địa bàn trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này”.
“Điểu 83. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
-
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.
-
Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại”.
-
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nội dung liên quan đến chất thải, chất thải nguy hại, hoá chất được thể hiện tại các Điều:
-
Điều 14. Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn;
-
Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải;
-
Điều 16. Vi phạm các quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu;
-
Điều 19. Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác;
-
Điều 20. Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ;
-
Điều 21. Vi phạm quy định về ô nhiễm đất;
-
Điều 22. Vi phạm quy định về ô nhiễm môi trường nươc;
-
Điều 23. Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí;
-
Điều 24. Vi phạm về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
-
Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại;
-
Chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/4/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp;
-
Quyết định 152/1999/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/1999 về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
-
Chỉ thị 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/1998 về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ;
-
Chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/3/2000 về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các địa điểm tham quan, du lịch;
-
Chỉ thị 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo;
Chỉ thị 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo;
-
Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/1998 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
-
Quyết định 1970/1999/QD-BKHCNMT của Bộ KHCNMT ngày 10/11/1999 về việc ban hành Quy trình công nghệ tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng;
-
Quyết định 1971/1999/QD-BKHCNMT của Bộ KHCNMT ngày 10/11/1999 về việc ban hành Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua;
-
Quyết định 1972/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ KHCNMT về việc bạn hành Quy trình công nghệ tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng;
-
Thôngtư 2262/TT-MTG của Bộ KHCNMT ngày 29/12/1995 về việc khắc phục sự cố tràn dầu;
-
Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10 tháng 4 năm 1998 của Bộ KHCNMT về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các địch vụ liên quan.
-
Quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí biển của Bộ Công nghiệp
-
Thông tư liên tịch 01 TT/CN-KCM ngày 28 tháng 02 năm 1997 của Bộ KHCNMT và Bộ Công nghiệp về đình chỉ sản xuất, sử dụng chất hoạt động bề mặt dodecyl benene sunfonic axit (gọi tắt là DBSA) trong công nghiệp chất tẩy rửa tổng họp;
-
Thông tư liên tịch 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17 tháng 9 năm 1998 của Bộ KHCNMT và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng;
-
Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của BKHCNMT và Bộ Xây dựng ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;
-
Quyết định 3486/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 13 tháng 8 năm 2001 ban hành Quy chế quản lý hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
-
Thông tư 1350/TT-KCM ngày 02 tháng 8 năm 1995 của Bộ KHCNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ đối với hàng hóa là hóa chất độc mạnh, chất phóng xạ phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hóa chất độc hại một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước;
-
Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế;
-
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000_Chất thải nguy hại – Phân loại;
-
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2000_Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa;
-
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng;
-
Công ước Stốckhôm về các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy (Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants) ngày 22/5/2001;
-
Công ước Marpol về kiểm soát ô nhiễm biển do dầu thải từ tàu bè;
-
Luật Biên giới quốc gia năm 2003 (Điều 14);
-
Nghị định số 129/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Điều 7, Điều 8);
-
Luật Lao động năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Lao động năm 2002;
-
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1998 (Điều 9, 10, 14 và Điều 15);
-
Luật Dầu khí năm 1993 (trích);
-
Nghị định số 84/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Dầu khí (Điều 69);
-
Quyết định số 163/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế khai thác tài nguyên dầu khí
-
Quyết đinh số 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành “Quy chế về bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ vận chuyển chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan”;
-
Luật Thuỷ sản năm 2003 (Điều 6, Điều 8);
-
Luật Đất đai năm 2003;
– Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Điều 11, Điều 12);
-
Luật Khoáng sản năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005;
-
Luật Đầu tư năm 2005 (Điều 30);
-
Luật Thương mại năm 2005;
-
Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại;
-
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
-
Luật Đường sắt năm 2005 (Điều 12);
-
Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt (Điều 9, Điều 11, Điều 34 và Điều 36);
-
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
-
Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Điều 6, Điều 14);
-
Luật Tài nguyên nước năm 1998 (Điều 13);
-
Nghị định số 34/2005 ngày 17/3/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước (Điều 13);
-
Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004 (Điều 8);
-
Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (Điều 7, Điều 26, Điều 30);
-
Luật Giao thông đường bộ năm 2001 (Điều 8, Điều 33, Điều 34, Điều 65, Điều 18, Điều 31, Điều 34, Điều 39);
-
Luật Xây dựng năm 2003 (Điều 79);
-
Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dựng nhà (Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33);
-
Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;
-
Nghị định số 51/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ (Điều 14, Điều 16, Điều 19);
-
Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004 (Điều 8);
-
Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (Điều 8, Điều 9);
-
Luật Biển Việt Nam Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 (Điều 10);
-
Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải (Điều 12, Điều 17);
-
Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 7, Điều 9, Điều 19, Điều 20, Điều 21);
-
Luật Quốc phòng năm 2005;
Luật Quốc phòng năm 2005;
-
Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng (Điều 26);
-
Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy (Điều 10, Điều 11, Điều 12));
-
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội (Điều 9);
– Bộ Luật Hình sự năm 1999: Chương XVII_Tội phạm về môi trường
-
Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí
-
Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước
-
Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất
-
Điều 185. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
-
Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
-
Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
-
Điều 188. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản
-
Điều 189. Tội huỷ hoại rừng
-
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
-
Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên
Những vấn đề bất cập trong việc triển khai thực hiện các văn bản QPPL về xử phạt vi phạm hành chính và qui chế đã ban hành:
Một là: Quy định pháp luật còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa đủ độ răn đe.
Một thực tế đã bộc lộ rất rõ nét và gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải nguy hại là hệ thống văn bản pháp qui của chúng ta hiện còn thiếu, chưa hoàn thiện, chưa chi tiết.
Quy định pháp luật chưa chặt chẽ, chưa đủ độ răn đe tạo cơ hội làm cho một số cơ sở đầu tư hệ thống xử lý chất thải, song không thường xuyên vận hành việc xử lý chất thải theo quy định.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra chưa phù hợp (chỉ thanh tra, kiểm tra 1-2 lần/năm/cơ sở và có thông báo trước), tạo kẽ hở cho doanh nghiệp tìm cách “lách luật”.
Quy định về khung tiền phạt đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính có sự chênh lệch khá lớn do vậy Người có thẩm quyền xử phạt sẽ khó áp dụng.
Ví dụ:
-
Hành vi vi phạm về đổ chất thải trong vùng biển Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 81/2006/NĐ-CP:
“Điều 22. Vi phạm quy định về ô nhiễm môi trường nước
-
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 62/2006/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm quy định về bảo vệ môi thường do hoạt động khai thác cảng biển
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
-
Xả rác và chất thải khác xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển”;
Theo quy định tại Điều l9 Nghị định số 137/2004/NĐ-CP :
“Điều 19. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu, thuyền gây ra
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-
Xả các loại rác hoặc cặn bẩn hoặc nước thải có lẫn dầu và các chất độc hại khác từ trên tàu, thuyền xuống biển trong những khu vực cấm, khu vực hạn chế;
-
Xả, thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ, các chất có chứa chất thảỉ nguy hại hoặc các chất có hại khác không theo đúng các quy định;
-
Vi phạm các quy định khác về phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu, thuyền gây ra”.
-
Hành vi vi phạm quy định về xử lý và quản lý chất thải phóng xạ:
Theo quy định tai Điều 16 Nghi đinh 81/2006/NĐ-CP:
“Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về xử lý và quản lý chất thải phóng xạ
-
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thải chất thải phóng xạ vượt quá quy định cho phép gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, môi trường.
Theo quy định tại Điều 15 Nshi đinh số 51/20Q6/NĐ-CP:
“Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải
-
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép”.
-
.v.v.
– Việc xử phạt hành chính chưa đủ độ răn đe cần thiết (mặc dù Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã nâng mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm), chưa áp dụng công cụ kinh tế với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để buộc các tổ chức, cá nhân khi sử dụng thành phần môi trường phải có ý thức chấp hành, tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.
– Các cơ sở công nghiệp, nơi tạo ra một lượng đáng kể các chất thải nguy hại thì hầu hết có công nghệ sản xuất lạc hậu, sự hiểu biết về chất thải nguy hại còn rất hạn chế, không có đủ các cơ sở vật chất tối thiểu để phân tách thành phần nguy hại ngay tại nguồn phát sinh.
Thực tế thanh tra trong năm 2005 và 2006 của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 8 tỉnh/thành phố: Tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Nam, tỉnh Hà Tây và thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy: Trong số 68 doanh nghiệp được thanh tra có phát sinh chất thải nguy hại thì có 60/68 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 88,2 %), chưa thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại theo quy định tại Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại;
Toàn quốc hiện chưa có cơ sở hoặc quá trình xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại đồng bộ và vì vậy các loại chất thải nguy hại đang ở trong tình trạng được quản lý rất lỏng lẻo, mang tính trôi nổi mặc dù năm 1999 Qui chế quản lý chất thải đã được ban hành theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999.
Việc quản lý và xử lý chất thải rắn y tế còn nhiều bất cập. Tình trạng vi phạm quy định về môi trường trong xử lý chất thải nói chung và xử lý chất thải rắn y tế nói riêng diễn ra khá phổ biến tại các Bệnh viện, cơ sở y tế, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc xử lý hành chính gặp khó khăn đối với các cơ sở y tế vi phạm gặp khó khăn vì các cơ sở y tế là các cơ sở hành chính sự nghiệp, kinh phí hoạt động lấy từ Ngân sách Nhà nước; hiện nay chưa có chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng này.
Việc quản lý, xử lý chất thải do sử dụng hóa chất và phân bón vô cơ trong canh tác nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác kiểm soát nhập khấu, tàng trữ, phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu đã cấm hoặc bị hạn chế sử dụng chưa chặt chẽ…
Hai là. Về các tiêu chuẩn chất môi trường:
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường liên quan đến chất thải rắn chưa hoàn chỉnh, chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể nồng độ chất nguy hại trong chất thải rắn, dẫn dến tình trạng các doanh nghiệp, cơ quan quản lý gặp khó khăn khi thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường:
– Năm 1999, Chính phủ đã ban hành Qui chế quản lý chất thải nguy hại, trong đó qui định đanh mục các chất thải nguy hại (Danh mục A) và chất thải không nguy hại (Danh mục B).
-
Các tiêu chuẩn Chất thải rắn (CTR) ở nước ta mới được tiến hành trong khoảng năm năm gần đây và mới ban hành được 4 tiêu chuẩn Việt Nam gồm:
+ TCVN 6705:2000 Chất thải rắn không nguy hại. Phân loại;
+ TCVN 6706:2000 Chất thải nguy hại. Phân loại;
+ TCVN 6707:2000 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa;
+ TCVN 6696:2000 Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường.
Sự phân loại các chất thải rắn còn chưa cụ thể (mới phân loại đến cấp 2) vì trong thực tế chủng loại chất thải rắn và CTR nguy hại rất phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự phân định kỹ hơn.
-
Hệ thống các tiêu chuẩn về chất thải rắn còn thiếu rất nhiều, ví dụ như thiếu TCVN về giới hạn “ngưỡng” của các chất nguy hại trong chất thải rắn nguy hại để được coi là “nguy hại”, về khí thải lò thiêu đốt chất thải nguy hại, như thiếu qui chế đánh giá một lò đốt chất thải rắn để được cấp giấy phép đưa vào hoạt động, v.v.
Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật.
Việc triển khai áp dụng các quy định pháp luật quản lý chất thải nói riêng và pháp luật bảo vệ môi trường nói chung trong thực tế là vấn đề nan giải, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan hiếu biết và nâng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ; sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát thực thi, việc tổ chức, quy hoạch, đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, các phương tiện xử lý chất thải, việc xác định mức độ vi phạm và áp dụng các chế tài xử lý ví phạm… Hiệu quả của áp dụng pháp luật sẽ được thể hiện rõ nét thông qua kết quả thực tế quá trình xử lý và kiểm sát chất thải. Quá trình này được chia làm hai giai đoạn:
+ Thu gom và vận chuyển: Nhìn chung, tất cả các loại chất thải không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom thực tế khoảng 40 – 70% tổng lượng chất thải phát sinh. Công nghệ thu gom và vận chuyển còn đang ở mức thấp với các phương thức hỗn hợp; thủ công bằng xe thô sơ do các công nhân vệ sinh thu gom, rồi tập kết về một điểm cho xe cẩu chở đến bãi chôn lấp. Chất thải y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế… chất thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp… được thu gom theo hình thức ký hợp đồng dịch vụ với các đơn vị thu gom và vận chuyển.
+ Xử lý và tiêu huỷ: Hầu hết chất thải rắn được chôn tại các bãi chôn lấp tự nhiên. Tỷ lệ thu hồi và tái chế rất thấp (khoảng 13%-15%) hầu hết là tự phát, không có tổ chức quản lý. Có khoảng 1,5-5% tổng lượng chất thải phát sinh được thu hồi, chuyển hoá thành phân vi sinh và chất mùn thông qua quá trình composting. Các bãi chôn lấp hiện tại không được kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất và nước mặt, nước ngầm và không khí… Các bãi chôn lấp tại những vùng úng lụt đang trở thành một hiểm họa môi trường. Bên cạnh đó, hầu hết các bãi chôn lấp không có lớp cách nước, chống thấm ở dưới đáy, không có hệ thống thu gom và xử lý rác, không có hệ thống xử lý mùi và lớp đất phủ phía trên hàng ngày, không có hàng rào bao quanh… Nguy hiểm hơn, các chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp và y tế hầu như không qua xử lý sơ bộ cũng được xả để chôn lấp chung với chất thải khác. Mới có một số bệnh viện lắp đặt được hệ thống lò đốt để xử lý chât thải y tế nguy hại.
Nguyên nhân của quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ chất thải kém hiệu quả trên đây có thể chỉ ra là:
+ Ý thức chấp hành pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nói riêng của chủ thể kinh doanh các cơ sở sản xuất và đại bộ phận quần chúng nhân dân chưa cao. Điều này cũng xuất phát từ nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế, hơn nữa, bản thân hệ thống pháp luật môi trường hiện nay do ảnh hưởng của các vấn đề xã hội nên còn mang nặng tính hành chính, tuyên truyền, giáo dục thiếu tính răn đe và các chế tài kinh tế nên kém hiệu quả.
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật bắt buộc của chủ thể nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ chất thải chưa được nghiêm túc, triệt để, nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp. Để xảy ra tình trạng này, cần phải xét đến sự yếu kém của công tác thanh tra môi trường, song hành với sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Việc kiểm tra, phát hiện vi phạm không kịp thời, các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm chiếu lệ đã làm cho bản thân việc xử lý thiếu tính răn đe và tính giáo dục người vi phạm. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới yếu tố đầu tư cho hệ thống xử lý, tiêu huỷ chất thải là rất tốn kém. Chính bởi lý do này, nhiều chủ thể kinh doanh đã chây ì trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, mặc dù, họ đã có cam kết khi lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong quá trình kinh doanh hoặc tiến hành các dự án đầu tư.
+ Việc đầu tư kinh phí cho xây dựng bãi chôn lấp chất thải phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường còn hạn chế. Ngân sách dành cho dịch vụ quản lý chất thải chưa được hợp lý, chưa đủ mạnh để đảm bảo cho dịch vụ hoạt động hiệu quả. Sự phân công, phân nhiệm của các ngành trong quản lý chất thải hiện chưa rõ ràng, chưa làm rõ vai trò của các cấp trong công tác quản lý chất thải.
+ Hiện tại, mức lệ phí thu gom, vận chuyển chất thải đang ở mức thấp. Công tác xã hội hoá các dịch vụ thu gom chưa được thực hiện phổ biến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động kiểm soát, xử lý chất thải kém hiệu quả.
-
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khoáng sản
Hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khoáng sản có mối liên hệ tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản bao gồm: Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 02/7/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 134/2003/NĐ – CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 150/2004/NĐ – CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Nghị định số 77/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản , Nghị định số 181/2006/NĐ – CP ngày 12/4/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
Theo các quy định của pháp luận hiện hành, vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được hiểu là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (bao gồm lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh giá tiềm năng khoáng sản); khảo sát, thám dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm mà không phải là tội phạm nhưng theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Các quy định chủ yếu:
Vi phạm quy định về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: Không đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản mà không có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thực hiện không đúng đề án, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép điều chỉnh; Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất theo quy định. Loại hành vi này bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy định; phải nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất theo quy định.
Vi phạm quy định về khảo sát khoáng sản: Khảo sát khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép khảo sát đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định; Không nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định hoặc nộp chậm từ ba mươi (30) ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép khảo sát chấm dứt hiệu lực; Chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép khảo sát đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Vi phạm này bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng và buộc phải nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định.
Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản bao gồm: Không thông báo kế hoạch thăm dò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không nộp báo cáo kết quả thăm dò theo quy định hoặc nộp chậm từ ba mươi (30) ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép thăm dò chấm dứt hiệu lực. Thăm dò khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường họrp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định; Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò hoặc thực hiện không đúng yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định khi giấy phép thăm dò hết hiệu lực; Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Tước giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp có tình tiết tăng nặng theo quy định; Buộc thông báo kế hoạch thăm dò theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định; Buộc phải nộp báo cáo kết quả thăm dò đối với hành vi vi phạm quy định; Buộc chấm dứt hoạt động thăm dò; buộc san lấp các công trình thăm đò và phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyẽn khoáng sản và môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định
Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản: Khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ; không có giám đốc điều hành mỏ theo quy định; Không ký quỹ để bảo đảm phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác và khi đóng cửa mỏ theo quy định; Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu về hoạt động khai thác khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Khai thác tận thu khoáng sản khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định
Vi phạm quy định về chế biến khoáng sản gồm: chế biến khoáng sản không phải là vàng, bạc, platin, đá quý, xạ – hiếm mà không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định. Việc không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Mức xử phạt với nhóm hành vi này từ 500.000đ đến 20.000.000đ . Hình thức xử phạt bổ sung: Tước giấy phép chế biến khoáng sản đối với hành vi vi phạm.
Vi phạm khác về quản lý khoáng sản
-
Phạt tiền từ 400.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò khoáng sản.
Phạt tiền từ 400.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò khoáng sản.
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: cất giấu, phá huỷ, làm tổn hại đến chất lượng hoặc mua, bán, vận chuyển trái phép các mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm theo quy định của pháp luật về khoáng sản; Khi phát hiện được các điểm khoáng sản mà không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật với ca quan nhà nước có thẩm quyền gây khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Tiết lộ thông tin về tài nguyên khoáng sản thuộc bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Cản trở các hoạt động kiểm tra, thanh tra về khoáng sản của người thi hành công vụ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Cản trở các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản họp pháp theo quy định.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm bị mua, bán, vận chuyển trái phép.
Một số điểm bất cập trong các quy định hiện hành:
-
Điểm c, khoản 2 Điều 11 Nghị định 150/2004/NĐ – CP quy định mức phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi “Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu về hoạt động khai thác khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như đã nêu ở trên, việc quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản là rất khó khăn, nhất là về sản lượng khai thác khoáng sản. Nhà nước tính thuế trên cơ sở số liệu báo cáo của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản về sản lượng khai thác, thông qua hệ thống sổ sách kế toán theo quy định. Qua thực tế thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác thì việc xác định chính xác sản lượng khai thác là rất khó, nhất là đối với các kim loại quý, hiếm như vàng, bạc, platin, đá quý, xạ – hiếm. Hệ thống sổ sách kế toán của các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp tư nhân) chỉ là hình thức, được các doanh nghiệp lập ra để đối phó với các cơ quan chức năng khi được thanh tra, kiểm tra, không phản ánh chính xác khối lượng khoáng sản thực tế khai thác được.
Nghị định số 150/2004/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn 1 số điểm bất cập. Tại khoản 1 Điều 14 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã; khoản 1 Điều 15 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra viên chuyên ngành nhưng không có tính khả thi, cụ thể như sau:
-
Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 14 Nghị định 150/2004/NĐ – CP ngày 27/11/2004 quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã :
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;
…
-
Khoản 1, Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; khoản 1 Điều 15 Nghị đinh 150/2004/NĐ – CP ngày 27/11/2004 quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra viên chuyên ngành:
Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 200.000 đồng;
…
Tại Chương II của Nghị định 150/2004/NĐ – CP quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hình thức và mức xử phạt thì:
+ Không có hành vi vi phạm nào áp dụng hình phạt chính là cảnh cáo;
+ Mức xử phạt: không có hành vi vi phạm nào có khung hình phạt dưới 500.000 đồng, khung hình phạt thấp nhất được quy định tại Nghị định 150/2004/NĐ – CP là từ 400.000 đến 2.000.000 đồng.
Như vậy theo nội dung quy định tại Chương II thì nội dung quy định tại khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 15 Nghị định 150/2004/NĐ – CP quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và Thanh tra viên chuyên ngành trong lĩnh vực khoáng sản là không có tính khả thi.
Có thể xem xét, nghiên cứu các hành vi hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường cụ thể như sau:
1.1. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm: lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh giá tiềm năng khoáng sản:
Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là hoạt động nghiên cứu có tính chất quyết định, định hướng cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản như: thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên có hiệu quả. Hoạt động này đã và đang được Nhà nước ta quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất cũng như con người và đang phát huy được hiệu quả.
Đây là hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhằm tìm kiếm, phát hiện, nghiên cứu để có cơ sở nắm bắt được một cách chính xác nhất về hiện trạng, đánh giá được tiềm năng khoáng sản của đất nước, từ đó hoạch định ra kế hoạch, chương trình và nội dung để quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một hệ thống cơ quan từ Trung ương đến địa phương được thành lập để thực hiện nhiệm vụ trên. Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng là cơ quan chuyên ngành quản lý Nhà nước ở Trung ương thực hiện chức năng quản lý, hoạch định cơ chế, chính sách, lập quy hoạch khoáng sản trong phạm vi cả nước trình Chính phủ phê duyệt. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.
Về cơ bản các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản không tác động trực tiếp đến môi trường nhưng qua lý luận cũng như trên thực tiễn, các hoạt đông này có tính chất quyết đinh đến các hoạt động khoáng sản khác và cũng vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.
1.2. Khảo sát khoáng sản
Theo quy định tại Điều 21 Luật Khoáng sản thì: Giấy phép khảo sát được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc đang khai thác khoáng sản hợp pháp. Thời hạn của một giấy phép khảo sát không quá 12 tháng và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 12 tháng. Giấy phép khảo sát khoáng sản không được chuyển cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
-
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Văn bản quy định liên quan đến bảo vệ thuỷ sản:
Số ký hiệu
Ngày tháng năm
Nội dung
17/2003/QH11
26/11/2003
Luật Thuỷ sản
16/2004/PL- UBTVQH11
24/3/2004
Pháp lệnh giống vật nuôi
15/2004/PL- UBTVQH11
24/3/2004
Pháp lệnh giống cây trồng
NĐ-CP
25/12/2006
Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
123/2006/NĐ-
CP
27/10/2006
Về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
135/2005/NĐ-
CP
08/11/2005
Nghị định giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
128/2005/NĐ-
CP
11/10/2005
Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
107/2005/NĐ-
CP
17/08/2005
Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thuỷ sản
66/2005/NĐ-
CP
19/05/2005
Nghị định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản
59/2005/NĐ-
CP
04/05/2005
Nghị định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
27/2005/NĐ-
CP
08/03/2005
Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản
191/2004/NĐ-
CP
18/11/2004
Nghị định về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam
43/2003/NĐ-
CP
02/05/2003
Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản
1/CP
04/01/1995
Nghị định ban hành bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
Theo các quy định hiện hành, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này bao gồm:
Hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản:
Đối với các hành vi phá, làm thay đổi nơi cư trú, sinh sống của các loài thuỷ sản: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: Phá các bãi đá ngầm, bãi san hô, bãi thực vật ngầm; Phá dỡ hoặc xây dựng trái phép các công trình nổi, công trình ngầm ở các vùng nước.
Đối với các hành vi xả, thải hoặc để rò rỉ các chất độc hại, các loại thực vật có độc tố hoặc các chất thải khác gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loại thuỷ sản: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 nếu gây ô nhiễm đến 01 ha vùng nước. Phạt tiền 5.000.000 đồng/1 ha, nếu gây ô nhiễm trên 01 ha vùng nước. Ngoài mức phạt tiền trên đây, người vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm.
Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về bảo vệ các loài thuỷ sản:
-
Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác. Người vận chuyển, tiêu thụ, chế biến loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản.
-
Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản trong thời gian cấm khai thác. Người vận chuyển, tiêu thụ, chế biến loại thuỷ sản này bị phạt tiền tử 10.000 đến 20.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản.
-
Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác. Người vận chuyển, chế biến, tiếu thụ loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng trên 1 kilôgam thuỷ sản.
Ngoài mức phạt tiền nêu tại điểm 1, 2, 3 Điều này, người vi phạm còn bị:
Buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; Tịch thu số thuỷ sản đã khai thác được hoặc đang vận chuyển, chế biến, tiêu thụ.
Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý khai thác thuỷ sản:
l. Vi phạm về quản lý ngư trường: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thuỷ sản không có giấy phép hoạt động nghề cá do cơ quan có thẩm quyền cấp; Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi khai thác thuỷ sản không có giấy phép di chuyển, ở các ngư trường quy định phải có giấy phép di chuyển.
-
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Đặt chà rào, đăng, đáy, lồng, bè để khai thác thuỷ sản không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến các nghề khai thác thuỷ sản hoặc cản trở đường di cư của các loài thuỷ sản trong mùa sinh sản của chúng; Sử dụng nguồn sáng vượt quá công suất quy định từ 20% trở lên cho từng loại nghề để khai thác thuỷ sản.
Ngoài mức phạt tiền trên đây người vi phạm còn bị buộc đặt lại chà rào, đăng, đáy theo đúng quy định; tịch thu nguồn sáng vượt quá công suất quy định.
-
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thuỷ sản; Sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng các loại công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng.
Ngoài mức phạt tiền trên đây người vi phạm còn bị tịch thu lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định; tịch thu công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng.
-
Đối với hành vi dùng kích điện để khai thác thuỷ sản: Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu dùng ắc quy xách tay, kích điện để đánh bắt thuỷ sản ở ruộng, ao, hồ, kênh rạch, mương máng, sông ngòi, đầm phá; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu dùng ắc quy, máy phát điện đặt trên ghe, xuồng, kết hợp lưới giã, lưới te, kích điện để khai thác thuỷ sản.
Ngoài mức phạt tiền trên đây người vi phạm còn bị tịch thu phương tiện vi phạm và số thuỷ sản khai thác được.
-
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tịch thu phương tiện vi phạm và số thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi dùng hoá chất độc, hoặc thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản.
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tịch thu phương tiện vi phạm và số thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi dùng chất nổ để khai thác thuỷ sản. Người vận chuyển, chế biến, tiêu thụ loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1 kg thuỷ sản.
-
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; tịch thu số thuỷ sản còn lại, đối với hành vi khai thác thuỷ sản trong khu vực cấm khai thác.
Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý tàu, thuyền nghề cá:
-
Vi phạm các quy định về đóng, sửa tàu, thuyền: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đóng mới, hoán cải tàu, thuyền mà không có giấy phép (đối với loại tàu thuyền quy định phải có giấy phép). Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới tàu, thuyền không có hồ sơ thiết kế (đối với cỡ loại tàu thuyền quy định phải có thiết kế).
-
Vi phạm các quy định về đăng ký, đăng kiểm:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với loại tàu, thuyền quy định phải có đăng ký, đăng kiểm và sổ danh bạ thuyền viên, nếu chủ phương tiện có một trong các hành vi sau đây:
-
Sử dụng tàu, thuyền chưa đăng ký vào hoạt động nghề cá.
-
Đổi chủ, chuyển vùng hoặc sửa chữa lớn làm thay đối các thông số cơ bản của tàu, thuyền mà không đăng ký lại.
-
Không có sổ danh bạ thuyền viên.
-
Sử dụng tàu, thuyền không có giấy tờ đăng kiểm hoặc để quá hạn đăng kiểm.
-
Vi phạm các quy định về vận hành tàu, thuyền: Phạt cảnh cáo đối với hành vi viết số đăng ký trên tàu, thuyền không đúng quy định hoặc để số đăng ký mờ (đối với tàu, thuyền quy định phải có số đăng ký). Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với người hành nghề khai thác thuỷ sản đi trên tàu, thuyền mà không đủ giấy tờ theo quy định. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký trên tàu, thuyền (đối với tàu, thuyền quy định phải có số đăng ký). Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu, thuyền, vận hành máy tàu không có bằng hoặc sử dụng bằng của người khác (đối với cỡ loại tàu quy định phải có bằng).
-
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây: Trốn tránh hoặc ngăn cản sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định khi điều khiển tàu, thuyền ra, vào luồng lạch hoặc khi neo đậu tại các cảng, bến đậu; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định về trang bị tín hiệu khi tàu, thuyền đang khai thác thuỷ sản hoặc đang trong hành trình trên biển.
Ngoài mức phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc thực hiện theo đúng quy định về đóng, sửa, đăng ký, đăng kiểm, vận hành tàu, thuyền.
Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý nuôi trồng thuỷ sản:
-
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, kế hoạch, gây hậu quả xấu đến môi trường sinh thái hoặc ảnh hưởng xấu đến các đơn vị sản xuất kinh doanh hợp pháp đã có trên địa bàn; Kinh doanh giống thuỷ sản, thức ăn dùng cho nuôi trồng thuỷ sản không đúng tiêu chuẩn hoặc không đăng ký theo quy định.
-
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất và nhân các loại giống mới chưa được Bộ Thuỷ sản công nhận; Di giống mới từ tỉnh này sang tỉnh khách không có giấy phép.
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu xuất khẩu hoặc nhập khẩu giống thuỷ sản không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu xuất khẩu hoặc nhập khẩu thức ăn dùng cho nuôi trồng thuỷ sản không có giấy phép.
Ngoài mức phạt tiền người vi phạm còn bị buộc thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành.
Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về phòng, trị dịch bệnh cho thuỷ sản:
-
Vi phạm các quy định về phòng dịch bệnh cho thuỷ sản: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất giống thuỷ sản, thức ăn dùng cho thuỷ sản (trừ các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ để tự túc) có một trong các vi phạm sau đây: Không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Thuỷ sản; Không chấp hành các quy định về vệ sinh thú y thuỷ sản; Không khai báo với cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản khi phát hiện các loài thuỷ sản nuôi ở các trạm, trại của mình bị bệnh.
-
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Đổ xác các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh vào các vùng nước. Dùng các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh để nuôi, sản xuất giống, hoặc làm thức ăn tươi cho thuỷ sản; Không thực hiện các biện pháp xử lý chất thải khi chế biến thuỷ sản để loại trừ mầm bệnh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm; Xả nước hoặc các chất thải chưa được xử lý từ nơi có dịch bệnh về thuỷ sản sang các vùng nước khác; Không thực hiện các biện pháp chống dịch về thuỷ sản khi đã có quyết định công bố dịch; Đưa các loài thuỷ sản ra khỏi nơi có dịch về thuỷ sản khi chưa có quyết định bãi bỏ quyết định công bố dịch.
Ngoài mức phạt tiền trên đây, người vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho thuỷ sản, tiêu huỷ số thuỷ sản đã nhiễm bệnh.
4. Vi phạm các quy định về kiểm dịch thuỷ sản thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Vận chuyển giống thuỷ sản (kể cả giống bố mẹ) từ tỉnh này sang tỉnh khác không có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp; Không chấp hành việc kiểm tra vệ sinh thú y thuỷ sản, kiểm dịch thuỷ sản; trốn tránh việc kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, mượn đường hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam các loài thuỷ sản. Ngoài mức phạt tiền trên đây, người vi phạm còn bị buộc thực hiện đầy đủ quy định về kiểm dịch.
5. Vi phạm các quy định về quản lý thuốc thú y thuỷ sản thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản mà không có giấy phép; Sản xuất, kinh doanh các loại thuốc thú y thuỷ sản chưa được Bộ Thuỷ sản công nhận.
Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về sử dụng giấy phép:
-
Phạt cảnh cáo và thu hồi giấy phép đối với hành vi sử dụng giấy phép do cơ quan cấp không đúng thẩm quyền.
-
Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng, buộc phải đổi giấy phép mới đối với hành vi sử dụng giấy phép quá hạn.
-
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, buộc đình chỉ các hoạt động sai phép đối với hành vi hoạt động nghề cá sai nội dung ghi trong giấy phép.
-
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa giấy phép, hoặc sử dụng các loại giấy phép giả, giấy tờ giả về đăng ký, đăng kiểm phương tiện nghề cá, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ và các chức danh trên tàu.
Thu hồi các loại giấy tờ giả và giấy tờ đã sửa chữa.
-
Đối với hành vi sản xuất kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản giả, hoặc giả mạo các loại giấy tờ về quản lý, sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thì bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Đánh giá chung về khung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường:
Một là. Có những nội dung trùng lặp, mâu thuẫn trong việc quy định các mức xử lý vi phạm.
Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác nhau. Ớ các lĩnh vực này có các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, cơ quan thanh tra chuyên ngành khác nhau, xử lý vi phạm bằng các văn bản khác nhau. Điều đó đã dẫn đến trường hợp cùng một hành vi vi phạm nhưng xét ở góc độ quản lý nhà nước khác nhau sẽ bị xử phạt theo những mức độ khác nhau.
Ví dụ 1: Hành vi thải chất thải phóng xạ được quy định tại ba văn bản sau đây:
+ Theo điểm a, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 46/CP ngày 6/9/1996 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
+ Điều 18 Nghị định số 19/2001/NĐ-CP ngày 11/5/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ quy định: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không xử lý hoặc xử lý chất thải phóng xạ không theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn bức xạ. Thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chánh Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thải chất thải phóng xạ ra môi trường quá mức cho phép, áp dụng các biện pháp bổ sung như buộc tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ, hoặc buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt là Chánh Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nếu hai văn bản do cùng một cơ quan ban hành và điều chỉnh cùng một vấn đề, thì văn bản được ban hành sau sẽ làm mất hiệu lực của quy định đã ban hành trước đó. Tuy nhiên, nếu áp dụng Điều 11 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì cũng có điểm bất cập. Điều này thể hiện ở quy định về việc xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm đất quy định tại Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 dựa trên diện tích đất bị vi phạm, chứ không xác định theo mức độ gây ô nhiễm (chất lượng đất bị suy giảm) và khả năng khắc phục. Quy định như vậy sẽ dẫn đến khả năng: mặc dù điện tích đất bị vi phạm là rộng nhưng khả năng suy giảm về chất lượng đất không lớn thì bị xử phạt nặng. Ngược lại, diện tích bị vi ô nhiễm tuy hẹp hơn, nhưng nguồn gây ô nhiễm là chất thải nguy hại, khó có khả năng phục hồi thì lại bị xử phạt nhẹ hơn.
Quy định về xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm đất theo Điều 21 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP nhằm mục đích bảo vệ chất lượng đất bị vi phạm. Nhưng nếu hai văn bản nêu trên cùng song song tồn tại, thì sẽ dẫn đến tình trạng cùng một hành vi vi phạm khi áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau sẽ bị xử phạt khác nhau.
Về nguyên tắc mức độ xử phạt vi phạm hành chính không thể vượt quá mức độ xử phạt đã được quy định tại Pháp lệnh xử phạt hành chính. Tuy nhiên, quy dịnh về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tuân thủ các quy trình, quy phạm, quy chế kỹ thuật về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí gây thiệt hại cho môi trường bị xử phạt 100.000 đô la Mỹ[18] (điểm b khoản 1 Điều 71 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí) trái với quy định về mức xử phạt trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Tại thời điểm Nghị đinh số 48/2000/NĐ-CP được ban hành, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (có hiệu lực từ 1/8/1995) quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính có nhiều tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực môi trường, khai thác dầu khi là từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (có hiệu lực từ 1/10/2002) quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa áp đụng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác dầu khí là 500.000.000 đồng. Như vậy, dù trước đây áp dụng Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và nay là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, thì mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 48/2000/NĐ-CP cao hơn rất nhiều so với quy định của Pháp lệnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao riêng trong lĩnh vực dầu khí lại không tuân thủ quy định của văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn.
Hai là. Quy định về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa cụ thể, dẫn đến các cá nhân, doanh nghiệp không ngại việc xử lý hành chính còn chưa đủ sức răn đe.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường, do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Như vậy, bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường, vấn đề này một lần nữa lại được khẳng định tại các điều:
-
Điều 30, 52 Luật Bảo vệ môi trường;
– Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
– Nghị định số 81/2006/NĐ – CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và trong các văn bản về xử lý vi phạm hành chính khác;
– Điều 268 và 628 Bộ luật Dân sự năm 1995;
– Điều 195, 196 Bộ luật Hàng hải năm 1990;
– Điều 64, 65 Luật Khoáng sản năm 1996;
– Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 1998…
Các quy định về bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường tuy đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam, nhưng các quy định này cũng chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm: trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại môi trường (khắc phục ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường) và bồi thường thiệt hại. Hai biện pháp đầu chỉ được quy định trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính. Riêng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, từ khi Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Dân sự được ban hành cho đến nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Về mặt lý thuyết, với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phát sinh trên cơ sở 4 yếu tố: có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; có thiệt hại xảy ra; có lỗi của chủ thể gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, trên thực tế việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường lại phức tạp hơn nhiều. Ví dụ một tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp, các doanh nghiệp này đều thải ra một lượng khí thải với nồng độ dưới hạn mức cho phép, nhưng vì nhiều doanh nghiệp cùng thải khí thải cùng một lúc vào một khoảng không gian nên gây ô nhiễm môi trường, khiến cho những người dân ở vùng này bị bệnh lao, bệnh phổi, vậy thì doanh nghiệp nào phải bồi thường thiệt hại, và bồi thường như thế nào. Hoặc một dự án xây dựng một bãi chôn lấp chất thải tại một vùng, dự án tuy chưa được thực hiện nhưng những người dân ở vùng độ yêu cầu được bồi thường thiệt hại để họ di chuyển đến nơi khác với lập luận rằng, khi bãi chôn lấp chất thải được hoàn thành thì đất đai và nước những vùng lân cận rất dễ dàng bị ô nhiễm. Vì vậy họ cần phải chuyển đến nơi khác để sinh sống.
Ngay trong các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, chưa có quy định nào hướng dẫn về các phương pháp xác định thiệt hại, xác định mức bồi thường. Các chi phí giám định lại quá lớn, mà nếu không giám định thì sẽ không đưa ra được con số chính xác về thiệt hại để đảm bảo được nguyên tắc “thiệt hại bao nhiêu, bồi thường bấy nhiêu”.
Với những quy định như vậy sẽ dẫn đến sự dẫn chiếu thành những vòng tròn từ Luật Bảo vệ môi trường sang các quy định của Luật chuyên ngành và ngược lại. Điều này, khiến cho việc thực thi nhiệm vụ phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường thiếu tính khả thi.
Ba là. Một số quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã có đầy đủ cả về nội dung và hình thức nhưng không được thực hiện.
Có thể nói rằng, trong những năm qua, Việt Nam không phải là nước thiếu pháp luật về bảo vệ môi trường, song thiếu quyết tâm và ý chí thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để các quy định bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chưa trở thành sự nghiệp của toàn dân, chưa trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hay của các doanh nghiệp. Hiệu lực của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường dường như còn quá yếu ớt mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước còn mờ nhạt và sự thiếu ý thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư và của cơ quan nhà nước, hay các doanh nghiệp.
Có thể dễ dàng nhận thấy ở Việt Nam, hiệu lực yếu ớt của pháp luật về bảo vệ môi trường được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực:
-
Trong sinh hoạt hàng ngày, quy định về việc tổ chức, cá nhân không được gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn về tiếng ồn được quy định tại Phụ lục của Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Người có những hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (nay là Điều 13 Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004. Nhưng những quy định này trên thực tế không được thực hiện. Nhiều nhà hàng vẫn bán hàng ăn vào ban đêm, khách hàng ăn uống gây nên tiếng ồn rất lớn, hát karaôkê đến tận nửa đêm nhưng cũng không bị xử phạt, hoặc có bị xử phạt nhưng khi người có thẩm quyền xử phạt đi khỏi, người vi phạm lại tiếp tục thực hiện hành vi nói trên. Nhiều người dân do thiếu ý thức và quá tự đề cao quyền tự do của cá nhân cũng đã không thực hiện tốt quy định này mà cũng không phải chịu bất kỳ một hình thức xử lý nào.
Mặc dù đã có quy định cấm tổ chức, cá nhân vứt rác không đúng nơi quy định, thải khói, bụi, khí độc vào môi trường không khí, nhưng có thể nói rằng các quy định này không được thực hiện nghiêm túc. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn điễn ra thường xuyên trên tất cả các đường phố.
-
Trong hoạt động du lịch, hành vi làm ô nhiễm môi trường nơi có di tích lịch sử văn hóa, công trình văn hóa nghệ thuật đã bị nghiêm cấm (theo quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2001, Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003) và bị xử lý tại Điều 50 Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin (phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng). Nhưng trên thực tế, tại các địa điểm di tích lịch sử văn hóa vẫn tràn ngập rác thải, người dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn các cơ quan quản lý thì không có biện pháp để ngăn chặn tình trạng này.
-
Trong xây dựng, để giữ gìn môi trường tại các khu đô thị, cấm phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng làm mất vệ sinh đường phố đã được quy định tại Điều 37 Điều lệ quản lý và quy hoạch đô thị (ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ), Điều 15 Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Điều 31 Nghị định số 48/CP ngày 5/5/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đối với đô thị (nay là Điều 33 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004), hoặc Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nhưng trên thực tế, tại nhiều nơi trên đường phố vẫn gặp phải bùn bẩn, cát, bụi gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do những phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng thường vận chuyển vào buổi tối lại không tuân thủ các quy định về che đậy vật liệu để tránh rơi vãi trên đường phố. Trong khi đó, tốc độ phát triển về các công trình xây dựng tại đô thị trong những năm qua là rất lớn. Điều này, khiến cho môi trường đô thị bị ô nhiễm nặng nề.
Mặc đù đã có quy định trong quá trình xây dựng, chủ các công trình xây dựng hoặc chủ thầu phải đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, nhưng có thể nói rằng các quy định này không được thực hiện nghiêm túc. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi trên đường phố vẫn diễn ra thường xuyên. Ở đâu có công trình xây dựng được xây dựng thì ở đó là nguồn phát ra bụi gây ô nhiễm môi trường không khí… Mặc dù, có quy định xử phạt nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ chú ý xử lý vì phạm khi xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc không đúng giấy phép, hoặc vứt vật liệu xây dựng bừa bãi, chứ ít có chủ thế nào bị xử lý vi phạm do quá trình xây dựng phát ra bụi.
-
Trong sản xuất nông nghiệp, Luật Đất đai đã nghiêm cấm hành vi huỷ hoại đất, làm giảm khả năng sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, gây xói mòn đất đai. Người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai (nay là Điều 11 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004). Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu lực của quy định này không phát huy được tác dụng. Cho dù cũng đã có quy định về việc phải sử dụng đúng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu nhưng người nông dân không thực hiện. Nguyên nhân của việc không thực hiện có thể là họ không biết các quy định này, thiếu hướng dẫn, hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên môn của Nhà nước và cũng có thể là họ tuy biết việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây tác hại cho môi trường, cho sức khỏe của cộng đồng, nhưng vì lợi nhuận mà họ vẫn thực hiện. Vì trên thực tế không có sự kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Trong sản xuất công nghiệp, các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về khí thải, chải thải rắn, chất thải lỏng đã được ban hành rất nhiều nhưng không được thực hiện trên thực tế. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía. Xuất phát từ nguồn vốn không lớn, và còn phải vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp đã không đầu tư vào việc lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải phù hợp. Mặc dù, đối với các ngành nghề khác nhau, Nhà nước ta cũng đã có những quy định cụ thể về chất lượng hàng hóa tương ứng, nhưng những quy định này nhà sản xuất có đảm bảo hay không thì người tiêu dùng cũng không quan tâm đến. Khi một dự án đầu tư được thẩm định, một vấn đề quan trọng là phải thẩm định sự tác động đến môi trường của các máy móc, thiết bị, nhưng sự thẩm định này thực sự chỉ mang tính hình thức, không có sự kiểm soát khi dự án đi vào hoạt động. Một nguyên nhân khác là do chúng ta chưa công khai, minh bạch hóa những thông tin về tác động môi trường, đặc biệt là tác động đến môi trường từ các khu công nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước có công nghệ lạc hậu. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp chưa phải chịu sức ép của các dư luận xã hội, của người tiêu dùng trước những đòi hỏi của việc bảo vệ môi trường.
Như vậy, có thể thấy ý thức của các cá nhân, tổ chức đối với việc bảo vệ môi trường còn chưa được nâng cao. Trong thời gian gần đây, nhiều tỉnh muốn thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã đứng trước những lựa chọn khó khăn. Nếu yếu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư tại tỉnh phải chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường, thì lại đứng trước sự cạnh tranh của việc thu hút đầu tư của các tỉnh khác. Chính vì thế, các cấp chính quyền của các tỉnh cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ môi trường và nhận định một cách chủ quan rằng môi trường tại địa phương chưa có nguy cơ bị ô nhiễm, nên việc quan tâm hàng đầu của tỉnh là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân mà chưa thực sự chú ý tới việc phát triển bền vững.
Thứ tư. Những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không có biện pháp xử lý thích hợp đối với người vi phạm nên không được thực hiện.
Đó là những quy định về nội dung, rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường đất, nước, không khí nhưng không có biện pháp xử lý thích hợp đối với người vi phạm. Điều 15 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 có quy định: cấm phóng uế nơi công cộng (đường phố, vườn hoa, công viên), cấm hút thuốc trong phòng họp, ở rạp chiếu bóng, rạp hát và những nơi quy định khác. Tuy nhiên, nếu có ai đó thực hiện những hành vi này thì cũng không bị xử phạt.
Điều 27 Luật Tài nguyên nước quy định cấm tổ chức, cá nhân gây nhiễm mặn nguồn nước. Nếu xét đây là hành vi gây ô nhiễm nguồn nước thì Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường không có quy định nhằm xử phạt hành vi gây ô nhiễm nguồn nước nói chung. Vì vậy, mặc dù có Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tội ô nhiễm nguồn nước) cũng không thể coi hành vi đó là tội phạm được vì chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
Tuy pháp luật đã có những quy định xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý theo pháp luật hình sự một số hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường không khí nhưng quy định này chưa đủ. Ví dụ chỉ có quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, nhưng còn đối với những hành vi của cá nhân khác không kinh doanh thì không có quy định về xử phạt. Hoặc theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999, để bị đưa ra truy tố, xét xử về tội gây ô nhiễm không khí, cá nhân có hành vi thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử lý hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục các quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, những hành vi này không phải chỉ của riêng cá nhân, ví dụ một doanh nghiệp nào đó thải khói, bụi, khí độc vào môi trưởng thì không thể đưa cá nhân ra để truy tố, nhưng pháp nhân thì lại không phải là chủ thể của tội phạm.
Thứ năm. Các quy định về tiêu chuẩn môi trường chưa được phổ biến rộng rãi.
Hầu hết các quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh các yếu tố của môi trường: như bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, bảo vệ đa dạng sinh học, hoặc các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đều khi quy định vấn đề bảo vệ môi trường đều dẫn chiếu áp dụng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Một trong những quy định đặc biệt quan trọng là các tiêu chuẩn môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Nhìn chung các quy định về tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tương đối nhiều (theo danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/6/2002). Tuy nhiên các tiêu chuẩn này không được phổ biến rộng rãi đến từng người dân. Tại Công báo của Chính phủ chỉ đăng về danh mục tiêu chuẩn, nhưng không đăng tải nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn. Vì vậy, người dân rất khó tiếp cận với các tiêu chuẩn này.
Thứ sáu. Chưa có văn bản hướng dẫn thi hành chương XVII Bộ luật Hình sự 1999
Các tội phạm về môi trường của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được quy định tại chương XVII với 10 điều luật quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến môi trường. Cụ thể là:
-
Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182);
-
Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183);
-
Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184);
-
Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185);
-
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186);
-
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187);
-
Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188);
-
Tội huỷ hoại rừng (Điều 189);
-
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190);
-
Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).
Song việc hướng dẫn thi hành chương này đang gặp phải rất nhiều những khó khăn. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn thi hành nào đối với chương XVII Bộ luật Hình sự sửa đổi 1999. Đây là một khiếm khuyết lớn trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta cần phải được nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.
C. CÁC KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI
-
Kiến nghị chung
1.1. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường được xác định bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành cùng tồn tại song song với các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cũng như điều chỉnh hoạt động của con người tác động và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hay các hoạt động của con người gây ảnh hưởng đến môi trường còn có nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.
Vì vậy, hệ thống các văn bản về bảo vệ môi trường được xây dựng phải đạt được các mục tiêu sau đây:
-
Bảo vệ đầy đủ các yếu tố tự nhiên của môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, việc bảo vệ các yếu tố môi trường tự nhiên cần được xây dựng một cách tổng thể, không nên tách từng yếu tố để bảo vệ riêng.
-
Đánh giá và quy định đầy đủ những tác động của con người vào các khu sản xuất, các khu dân cư, hệ sinh thái do con người tạo ra, có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên của môi trường. Trong đó cần phải xác định được những tác động nào có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường cao, để hạn chế và tìm ra các biện pháp khắc phục;
-
Có những hình thức chế tài phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm môi trường có khả năng xảy ra và răn đe chung đối với tất cả các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường;
-
Đưa các quy định về việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường;
-
Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành với các văn bản chuyên ngành khác. Vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được xây dựng trong mối quan hệ hài hòa với các văn bản pháp luật điều chỉnh việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
-
Đảm bảo tính khả thi của hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo được các yêu cầu trên, trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, nội dung của Luật Bảo vệ môi trường phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các vấn đề sau đây:
-
Quy định đầy đủ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo nguyên tắc: bảo vệ môi trường là trách nhiệm cửa mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, phải thể hiện được mối quan hệ giữa các nước láng giềng, các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường.
-
Các nội dung của Luật Bảo vệ môi trường cần phải được thể hiện dưới ba cấp độ:
+ Kliuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện những hoạt động có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường;
+ Quy định những hành vi đựợc thực hiện nhưng phải trả phí;
+ Quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện.
“Quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường. Các biện pháp này được xác định ngay từ việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó quy hoạch môi trường cần phải được xây dựng và thực hiện đồng thời với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển khu vực kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường phải được thể hiện cụ thể đối với từng hoạt động của con người, đặc biệt là đối với các hoạt động đặc biệt nguy hiếm đối với môi trường.
-
Quy định việc sử dụng hợp lý từng loại tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng, tài nguyên trong lòng đất, tài nguyên dưới nước… Đặc biệt là việc bảo vệ đối với một số khu vực có giá trị sinh thái đa dạng, tổng hợp đặc thù. Cần quy định các biện pháp kiểm soát việc biến đổi gen, bảo vệ nguồn gen quý hiếm.
-
Quy định đánh giá tác động môi trường phải được kết hợp chặt chẽ với các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm khắc phục tính hình thức của báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các văn bản pháp luật hiện hành.
-
Quy định việc phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái và cải thiện nâng cao chất lượng môi trường. Chủ thể thực hiện hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường có thể tự mình phục hồi môi trường hoặc đóng góp tài chính để các tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
-
Quy định chặt chẽ việc quản lý chất thải. Trong đó để hạn chế ảnh hưởng của chất thải đến môi trường cần quy định chất thải phải được phân loại ngay từ nguồn thải, việc tận dụng tái chế chất thải để sử dụng vào mục đích khác, hạn chế việc nhập khẩu chất thải dưới hình thức nhập khẩu phế liệu, quy định các biện pháp xử lý chất thải phù hợp.
-
Quy định đầy đủ cơ chế thông tin môi trường để cho nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với chất lượng môi trường xung quanh, kể cả đối với việc giám sát việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-
Quy định cụ thể việc giải quyết các tranh chấp về môi trường, các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về môi trường.
Cùng với việc xây dựng Luật Bảo vệ môi trường mới, để Luật có thể áp dụng được ngay khi có hiệu lực thi hành, các cơ quan nhà nước cần ban hành đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
-
Văn bản quy định việc bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ đa dạng sinh học.
-
Văn bản hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Bảo vệ môi trường: hướng đẫn các nội dung cụ thể về cách thức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường; lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-
Văn bản hướng dẫn việc bồi thiệt hại về môi trường. Trong đó cần quy định cụ thể cách thức xác định chủ thể vi phạm, hành vi vi phạm, cách thức xác định thiệt hại. Nếu không xác định được chủ thể gây ô nhiễm môi trường, thì Quỹ Bảo vệ môi trường phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.
-
Văn bản quy định về các loại phí bảo vệ môi trường.
-
Văn bản quy định về ký Quỹ Bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí. Trong đó cần phải đổi mới cách thức thực hiện việc ký quỹ môi trường để có khả năng thực thi được trên thực tế.
-
Văn bản quy định cụ thể, đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường;
-
Văn bản nhằm thúc đẩy quá trình thay thế công nghệ sản xuất lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường; khuyến khích việc sản xuất sử dụng công nghệ sạch, thay thế việc sử dụng bao bì ni lông bằng việc sử dụng bao bì dễ tiêu huỷ… Các văn bản này cần thể hiện được biện pháp khuyến khích về kinh tế như ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế suất… áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
-
Văn bản hương dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm môi trường.
-
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nói chung
Một là. Về nguyên tắc xử phạt hành chính: Không nên quy định “Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay” nên sửa lại là “ Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện phải xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay”.
Không nên quy định: “Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần”: cần thêm là: “trong một đợt thanh, kiểm tra” để trách hiểu theo ý khác.
Hai là. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả: Mức quy định phạt tiền tối đa đôi với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 70.000.000 đồng: sửa thành là 500.000.000 đồng để phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi và bổ sung năm 2008. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (cảnh cáo, phạt tiền), hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả còn cứng nhắc, chưa phù hợp, chưa sát với thực tế; đặc biệt là tiền phạt, khung hình phạt hẹp, mức phạt quá cao so với cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hoặc mức hình phạt thấp so với cơ sở sản xuất quy mô lớn (Điều 10, 11, 16). Mặt khác chưa xét tới các hành vi vi phạm lần đầu hoặc tái phạm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nên khó khăn trong quá trình xử lý; nên phân loại, áp dụng hành vi vi phạm và hình thức xử phạt theo quy mô dự án, cơ sở sản xuất nếu quy mô cơ sở nhỏ áp dụng khung hình phạt thấp, quy mô cơ sở lớn áp dụng khung hình phạt cao hơn; cần tách hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại các Điều trong Nghị định để vận dụng thực hiện thuận lợi.
Ba là. Quy định rõ ràng, chi tiết hơn đối với trách nhiệm phải khắc phục hậu quả xấu gây ra cho môi trường từ các hành vi xử lý nước thải, rác thải. Tiến tới quy định rõ trách nhiệm phải lao động bắt buộc để đọn sạch những khu vực mà đối tượng đã gây bẩn. Triệt để tuân thủ phương châm phòng ngừa là chính. Do vậy, tỉ lệ các quy định có liên quan đến các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường sẽ chiếm nhiều hơn so với các quy định khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
Bốn là. Khắc phục tình trạng trùng lặp, mâu thuẫn giữa các quy định về bảo vệ môi trường với bảo vệ một số tài nguyên đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường còn có các Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản… mà mỗi văn bản nêu trên đều có các quy định hướng dẫn thi hành và quy định về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể.
Năm là. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý môi trường và tăng cường năng lực thừa hành pháp luật của lực lượng thanh tra chuyên ngành về môi trường, cần có sự phân cấp quản lý nhà nước về môi trường xuống các cấp cơ sở để tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý.
Trên cơ sở quan hệ đất đai đã tương đối ổn định, điều kiện và năng lực quản lý đất đai của các cán bộ địa chính cấp xã, phường, quận, huyện được tăng cường, cần tiến tới quy định thêm nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước, khoáng sản và kiểm soát ô nhiễm môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường tại cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là phải nắm được toàn bộ tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cũng như nắm được nhu cầu sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên và các tác động đến môi trường từ mọi hoạt động, trên cơ sở đó có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời trước khi để xảy ra hiện tượng gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật môi trường.
Sáu là. Cần bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh với thời hạn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bổ sung các quy định về hình phạt bổ sung có tính chất răn đe như chuyển sang cảnh sát môi trường để xử lý tội trạng hình sự và quy định rõ các tình tiết vi phạm quy định chuyển sang xử lý hình sự cho từng hành vi vi phạm. Tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính từ 5-7 lần; tăng thẩm quyền xử phạt của các cấp để phù hợp với thực tế và phù hợp Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mới bổ sung và chỉnh sửa năm 2008; điều chỉnh cho phù hợp đối với từng hành vi vi phạm.
Cần phân định chức năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa thanh tra chuyên ngành với cảnh sát môi trường để tránh chồng chéo trong tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử phạt về vi phạm môi trường tránh gây phiền hà cho đối tượng. Đề nghị chi tiết hóa và bổ sung một số hành vi vi phạm quan trọng và mức xử phạt như: Không xây dựng hệ thống xử lý chất thải; không lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định; không thực hiện kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn…; xử phạt đối với các trường hợp làm mất: báo cáo đánh giá tác động môi trường và mất văn bản phê duyệt, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, mất phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường…; quản lý sai các quy định về quản lý hồ sơ cho các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại như: Chứng từ quản lý chất thải nguy hại ví dụ như: khai báo sai, báo cáo sai, làm mất chứng từ quản lý chất thải nguy hại…
Bảy là. Về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tên gọi hồ sơ môi trường có nhiều tên gọi như: Kê khai môi trường bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường và quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa theo loại hình và quy mô thay đổi theo từng giai đoạn nên rất khó khăn trong việc áp dụng xử lý vi phạm tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. Ví dụ như môt số trường hợp:
Loại hình chăn nuôi gia súc tập trung theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 với quy mô từ 100 đầu gia súc trở lên thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng theo Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ với quy mô l.000 đầu gia súc trở lên mới thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Như vậy, những hồ sơ môi trường cấp theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP với quy mô 1.000 đầu gia súc không còn phù hợp với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà thuộc diện lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Loại hình khai thác cát san lấp trên lòng sông theo Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 về Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư quy định quy mô 100.000m3/năm trở lên thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dưới mức này thuộc diện lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; nhưng theo Nghị định số 80/2008/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP quy định quy mô 50.000m3/năm trở lên thuộc điện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dưới mức này thuộc diện lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
Chín là. Đa số các doanh nghiệp chỉ sợ bị rút giấy phép kinh doanh chứ không sợ các biện pháp phạt tiền và hình phạt bổ sung quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. Do đó, để việc thực thi pháp luật được nghiêm, đề nghị phối hợp chỉnh sửa, bổ sung Luật Doanh nghiệp các tội danh và hình phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phù hợp các nội dung quy định của Nghị định 81/2006/NĐ-CP và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Mười là. Trong quy định của pháp luật về xử phạt hành chính hiện còn thiếu tính khả thi cần được cụ thể hoá.
Một số quy định về đánh giá mức độ vi phạm, tác hại của hành vi gây ô nhiễm môi trường khó xác định và quá chung chung không áp dụng được do không có thiết bị và công cụ, phương tiện để xác định. Chẳng hạn khoản 2 Điều 23 “…trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên nhiên” Điểm d, khoản 2, Điều 24 “Phát tán mùi ảnh hưởng tới sức khỏe con người”.
Khoản 1 Điều 26 “Phạt tiền… đối với hành vi không thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng đối với trường hợp bắt buộc phải thu hồi sản phẩm, bao bì đó”. Điều này khó thực hiện vì các vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón, nông dân sử dụng xong thường để trên bờ ruộng, không thu gom gây trôi nổi, tồn đọng tích tụ ở vùng trũng nhất là sau mùa mưa lũ. Các đại lý, doanh nghiệp chưa thực sự có trách nhiệm về việc thu hồi sản phẩm nhưng không có chế tài để xử phạt.
Điều 31 “Phạt tiền… có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường” là chưa rõ, chưa cụ thể thế nào là nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường và chưa có các hướng dẫn về mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các mẫu biên bản cho thống nhất giữa Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 134/2003/NĐ- CP ngày 14/11/2003 cửa Chính phủ, Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT- BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và Nghị định số 81/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Các mẫu biên bản áp dụng hiện nay còn một số điểm trùng lặp, chưa thống nhất, khó thực hiện.
Tại khoản 8 Điều 35 và Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định trách nhiệm phải nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP chưa có quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi không nộp phí bảo vệ môi trường.
Điều 24 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cu, khu bảo tồn thiên nhiên nhưng tại khoản 2 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường chỉ quy định chung chung “…phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư”, đề nghị quy định cụ thể khoảng cách an toàn để áp dụng thực hiện.
Tại Điều 130, 132, 133 Luật Bảo vệ môi trường quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể để tính toán, xác định thiệt hại do cơ sở gây ô nhiễm môi trường gây ra, cần bổ sung thêm.
Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ yêu cầu các tổ chức đã hoạt động trước ngày 01/7/2006 không có thủ tục hành chính về môi trường phải lập đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt trước ngày 30/6/2008 nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ để thực hiện. Đề nghị sớm có quy định cụ thể về vấn đề này.
Hiện nay, cơ quan Cảnh sát môi trường đã được thành lập nhưng trong pháp luật về bảo vệ môi trường chưa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cảnh sát môi trường, sự phối hợp của cơ quan Cảnh sát môi trường với Thanh tra Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện; chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục chuyển những vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sang cơ quan Cảnh sát môi trường hoặc chuyển những vụ việc từ cơ quan cảnh sát môi trường sang cơ quan tài nguyên và môi trường xử lý. Những vấn đề này, đề nghị sớm sửa đổi, bổ sung vào nội dung các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.
-
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường.
-
Rà soát chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của từng vùng, từng tỉnh; quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển đô thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo yêu cầu của phát triển bền vững. Lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia.
-
Nghiên cứu để thống nhất sự phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tính liên ngành, liên vùng;
-
Tăng cường đội ngũ cán bộ địa chính xã, cán bộ tại các Bộ, các khu công nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
-
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đồng thời áp dụng các kết quả nghiên cứu đó vào thực tiễn. Tăng cường những phương tiện kỹ thuật cần thiết cho các cơ quan bảo vệ môi trường để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
-
Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch nhằm giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho nhân dân ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường ở từng vùng để có thể kiểm soát chất lượng đất, nước, không khí, kiểm soát các chất độc hại thải vào môi trương.
-
Củng cố và mở rộng và hệ thống quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng hệ thống bảo tàng thiên nhiên từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở để phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức, tham quan, học tập, tuyền truyền, giáo dục về lịch sử phát triển tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
-
Thực hiện triệt để việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư; tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm làng nghề, xử lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp, khu đô thị, khắc phục ô nhiễm môi trường tại những điểm bị nhiễm chất độc da cam nặng.
-
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân.
1.4. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ môi trường. Phát huy sự tham gia của các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư, tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
-
Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tuyên truyền, giáo dục các nội dung có liên quan đến bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên, hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ nhỏ.
-
Vận động chính người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường ở đô thị cũng như ở nông thôn, như phong trào xanh – sạch – đẹp, vườn – ao – chuồng, trồng cây gây rừng…;
-
Thực hiện tốt vai trò, tác dụng ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với các hành vi của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức trong cộng đồng.
Tuỳ thuộc vào đối tượng tuyên truyền mà cần có các nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức phù hợp. Chẳng hạn:
-
Đối với học sinh các bậc tiểu học, trung học cơ sở: hình thành trong ý thức của các em không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh ở nhà nơi công cộng và vai trò, tác đụng của các yếu tố môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của con người.
-
Đối với học sinh các bậc trung học phổ thông, đại học: đưa môn học Luật môi trường vào chương trình học. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào đội thanh niên tình nguyện xanh, để qua họ vận động những người dân khác sống trong cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường.
-
Đối với các doanh nghiệp: cần tuyên truyền mạnh mẽ các quy định về bảo vệ môi trường thông qua các hình thức: tổ chức các cuộc hội thảo nhằm phổ biến các yêu cầu bảo vệ môi trường, phổ biến các tiêu chuẩn môi trường mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng; đẩy mạnh các hình thức công khai hóa các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn môi trường trên mạng internet; giới thiệu các công nghệ tiến tiến, các biện pháp xử lý chất thải phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp; đồng thời đẩy mạnh việc kiểm tra và xử lý vi phạm thật nghiêm minh đối với những doanh nghiệp cố tình vi phạm.
-
Đối với người nông dân: cần tuyên truyền và phát cho họ danh mục các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Trong đó cần chú ý họ về liều lượng, cách thức sử dụng và thời hạn sử dụng. Đồng thời, hướng dẫn người nông dân cách thức khác nhằm bảo vệ diện tích đất canh tác, phòng chống thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường nước…
Cùng với việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường thì một biện pháp quan trọng nữa đặt ra là cần phải huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Sự đóng góp của mọi công dân, tổ chức đối với việc bảo vệ môi trường được thể hiện dưới nhiều hình thức:
-
Tự nguyên tham gia tổng vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, thông thoáng. Các thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường.
Trên thực tế tại nhiều nơi việc trồng cây xanh, hay việc tổng vệ sinh môi trường không phải chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước, mà đã huy động được chính những công dân đang sinh sống tại địa phương hoặc do các Công ty môi trường thực hiện. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc xã hội hóa việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
-
Tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi sử dụng các thành phần môi trường, cũng như trong hoạt động của mình tạo ra các chất thải vào môi trường. Điều này sẽ tạo ra thói quen bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tính toán và đưa các chi phí về môi trường vào giá thành sản phẩm. Và để cạnh tranh được trên thị trường thì buộc các doanh nghiệp phải có các biện pháp nhằm làm cho các chi phí này hợp lý và người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
-
Kiến nghị đối với pháp luật xử lý các vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể.
-
Đối với môi trường đất
-
Một là. Hoàn thiện việc ban hành các quy định về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
-
Đối với đất có mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản: Đất có mặt nước được sử dụng nuôi trồng thuỷ sản bao gồm đất ao, hồ, sông ngòi trên đất liền (đất có mặt nước nội địa), đất vùng cửa sông, ven biển, đất có mặt nước vùng ven các hải đảo, đất có mặt nước thuộc vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hiện nay, Luật Đất đai mới có các quy định về việc sử dụng đất có mặt nước nội địa và đất có mặt nước ven biển liên quan đến việc bảo vệ môi trường (Điều 47 và Điều 48) mà chưa có các quy định đề cập đến việc sử dụng các loại đất có mặt nước khác. Vì vậy, cần bổ sung các quy định về việc sử dụng đất có mặt nước ven các hải đảo, đất có mặt nước thuộc vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
-
Đối với đất khu dân cư nông thôn: cần ban hành các quy định về quy hoạch đất đai để xây dựng nơi sản xuất tập trung cho các làng nghề thủ công truyền thống, các khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ để vừa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, vừa không gây ô nhiễm môi trường sống của người dân.
Mặt khác, trong các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng đất khu dân cư nông thôn chưa đề cập đậm nét đến việc bảo vệ môi trường. Việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn được quy định trong Luật Đất đai mang tính khái quát và không đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường: “Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch, thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp” (Điều 53). Vì vậy, cần bổ sung các quy định cụ thể về quản lý và sử dụng đất khu dân cư liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
-
Đối với đất xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao: cần bổ sung các quy định về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao liên quan đến việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
-
Đối với đất lâm nghiệp: cần bổ sung các quy định về chế độ sử dụng đất đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, tạo điều kiện tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả đất rừng, vừa đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên rừng.
-
Bổ sung các quy định về chống xói mòn, sa mạc hoá đất đai: Một số quy định về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường không đồng bộ với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường nhằm tạo nên sự đồng bộ, thống nhất với Luật Bảo vệ môi trường như cần bổ sung các quy định phòng, chống ô nhiễm đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thăm dò, khai thác khoáng sản, trong sản xuất gạch ngói và các vật liệu xây dựng khác và bổ sung các quy định chống xói mòn, sa mạc hoá đất đai v.v.
Hai là. Sửa đổi, bỗ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường
Hoàn thiện pháp luật và cơ chế thi hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đất. Rà soát toàn bộ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đất ở các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, để nghiên cứu sửa đổi những bất cập nhằm tạo sự đồng bộ, bảo đảm được tính thống nhất và lô gíc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Mức xử phạt quy định trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP, điều 21 hiện nay không còn phù hợp với Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính 2008. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính cho phù hợp với nội dung của Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính vừa được UBTVQH thông qua. Hơn nữa, việc quy định một điều về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP là chưa đầy đủ và chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần bổ sung các quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường như: xử phạt đối với hành vi sử dụng đất làm xói mòn đất đai, sa mạc hoá đất đai, hành vi gây ô nhiễm đất trong thăm dò khai thác, khoáng sản hoặc sản xuất gạch ngói và các vật liệu xây dựng khác v.v.
Ba là. Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường cần được hoàn thiện theo một số định hướng cơ bản sau đây đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần 7 Khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
-
Đối với đất nông nghiệp cần quản lý theo hướng: Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
-
Đối với quy hoạch sử dụng đất làm mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh công nghiệp, dịch vụ cần chú ý khai thác cả phần không gian bên trên và phần dưới mặt đất; dành quỹ đất cho xây dựng các khu xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt đô thị. Quy định cụ thể việc sử dụng đất cho hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, việc phục hồi đất sau khi kết thúc thăm dò và khai thác.
-
Đối với đất khu dân cư nông thôn cần quản lý theo hướng có quy hoạch xây dựng và phát triến các công trình công cộng và nhà ở tại các làng xã, thị tứ; ban hành pháp luật về quản lý xây dựng ở nông thôn.
-
Đối với đất di tích lịch sử, đất danh lam thắng cảnh cần quản lý theo hướng phải bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất này theo các quy định của pháp luật; kiên quyết thu hồi đất bị lấn chiếm.
-
Đối với đất chưa sử dụng cần quản lý theo hướng bảo vệ và có quy hoạch, kế hoạch, chính sách khai thác có hiệu quả điện tích đất chưa sử dụng; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, sạt lở, lấn chiếm; tổ chức lấn biển trong phạm vi lãnh thố quốc gia ở nơi có điều kiện.
-
Đối với đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa: cần có quy định về đất để làm nghĩa trang nhân dân, ngăn chặn việc xây đựng mộ phần chiếm nhiều diện tích đất đai; khuyến khích hình thức hoả táng, trước hết là ở các đô thị và nơi tập trung đông dân.
Bốn là. Nghiên cứu xây dựng mới các tiêu chuẩn Việt Nam về bảo vệ chất lượng môi trường đất một cách hệ thống bao gồm:
-
Hoá chất BVTV
-
Kim loại nặng
-
Hoá chất công nghiệp (ví dụ: dầu khí, phân bón)
-
Chất thải bệnh viện
-
Tiêu chuẩn giới hạn vi sinh vật trong đất (có hại: ví dụ: Ecoli.)
Năm là. Tiến hành đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng các chính sách đất đai và cụ thể hóa các điều khoản của luật, các văn bản dưới Luật, đảm bảo kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế nhằm sử dụng đất ngày càng có hiệu quả và bền vững; quy định các đối tượng sử dụng đất phải quản lý chặt chẽ về số và chất lượng đất, không làm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất. Đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và duy trì độ phì nhiêu lâu bền.
-
Đối với môi trường rừng và động vật liên quan
Thứ nhất: Xây dựng một kệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có hiệu lực thực tế để điều chỉnh toàn diện các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có khả năng phát huy hiệu lực thực tế luôn luôn là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật của một quốc gia. Trong hệ thống pháp luật chung của quốc gia lại có từng ngành luật riêng rẽ liên quan đến một lĩnh vực pháp lý cụ thể của đời sống xã hội. Nói cách khác, mỗi ngành luật lại dẫn đến hình thành một hệ thống pháp luật riêng cho từng ngành luật ấy. Một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn thiện phải xuất phát từ sự hoàn thiện của các lĩnh vực pháp lý cụ thể.
Ở Việt Nam, việc xây dựng một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường rừng thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có hiệu lực thực tế là một yêu cầu có tính khách quan nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động khai thác, sử đụng các nguồn lợi từ rừng gắn liền với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt là bảo vệ các tài nguyên đang có nguy cơ bị đe dọa tiêu diệt, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái rừng, phát huy các giá trị sử dụng của rừng để vừa đáp ứng được các nhu cầu về môi sinh, vừa phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước trên cơ sở quản lý và phát triển rừng bền vững.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường rừng hiện hành của Việt Nam có 3 đạo luật đặc biệt quan trọng, đó là Hiến pháp năm 1992, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật Đất đai năm 1993 (đã sửa đổi năm 1997, 1998, 2001 và 2003). Các đạo luật này đều định rõ những quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến rừng và thiết lập được mối quan hệ cơ bản giữa các chủ rừng với Nhà nước trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng các tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường rừng còn bao gồm các quy định nằm rải rác trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các đạo luật về thuế v.v.. cùng hàng loạt các văn bản dưới luật có liên quan.
Xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường rừng thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có hiệu lực thực tế trước hết phải khẳng định vai trò chủ đạo, hạt nhân của Luật Bảo vệ và Phát triến rừng với việc xác lập các quy định, cụ thể, thực hiện trực tiếp, giảm thiểu các văn bản soạn kèm theo dễ làm biến dạng về nội dung của Luật, gây ách tắc, khó khăn trong việc thực thi. Phương hướng tổng thể trước mắt để hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường rừng là một mặt cần tập trung vào rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho đầy đủ và cụ thể, trong đó đặc biệt cần chú trọng tới các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và UBND các cấp; công tác kiểm lâm; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được giao đất để trong và bảo vệ rừng; kinh doanh lâm nghiệp; vấn đề cho thuê rừng và đất lâm nghiệp…, mặt khác, cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành thuộc các ngành luật có liên quan đến pháp luật bảo vệ môi trường rừng như pháp luật đất đai, môi trường, tài nguyên nước, pháp luật hình sự, các quy định về xử phạt hành chính…, loại bỏ những quy định không còn phù hợp để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản này với Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ hai: Hoàn thiện khung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và động thực vật liên quan
-
Cần có các quy chế cần thiết như: quy chế săn bắn bằng súng săn; quy chế săn bắn du lịch; quy chế khai thác, đánh bắt động vật hoang dã; quy chế gây nuôi, nhân giống phát triển động vật hoang dã; quy định danh mục những loài động vật rừng có thể nuôi sinh sản được, những loài động vật rừng không được phép nuôi nhốt, những loài động vật rừng được phép nuôi thử nghiệm, tổ chức và điều kiện nuôi thử nghiệm…
-
Trên thực tế, một số quy định pháp luật chưa thống nhất, có lúc mâu thuẫn, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế, có một số nội dung rất khó thực thi như: rất khó xác định công sức cụ thể để bảo vệ các loài động vật rừng quý hiếm trên những khu rừng đã giao cho các chủ rừng quản lý để xác định cụ thể chính sách ưu đãi cho họ như luật đã định, vì mỗi chủ rừng được giao quản lý vài ha rừng, trong khi đó động vật rừng lại di chuyển thường xuyên. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng các loài động vật rừng được nuôi và được giết thịt hợp pháp ở các nhà hàng như nội dung đã quy định ở Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, các nhà hàng chỉ có thể lựa chọn chuyển nghề hoặc bán trái phép, đồng thời người tiêu dùng cũng chỉ có thể lựa chọn không ăn các loài thực phẩn chế biến từ động vật hoang dã hoặc ăn các sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã một cách trái phép.
Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, quyền hưởng lợi và thu hoạch về động, thực vật hoang dã trên đất lâm nghiệp đã giao cho chủ rừng quản lý vẫn chưa được quy định rõ ràng.
Nội dung quy định ở Điều 11 của Nghị định số 18/HĐBT về trách nhiệm của các chủ rừng như: “Tổ chức khoanh giữ các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm. Lập bản đồ sổ sách theo dõi số lượng, trữ lượng và sự diễn biến của từng loại thú rừng, động vật rừng quý hiếm trên diện tích rừng được giao” không có tính khả thi về tài chính và kỹ thuật trong điều kiện hiện nay.
-
Hoàn thiện các thủ tục về thanh lý, bán động thực vật hoang dã tịch thu phù hợp với thực tế. Thủ tục cho công tác này đòi hỏi chặt chẽ, chi phí tốn kém nhưng chi phí lại quá ít dẫn đến thực thi gặp rất nhiều khó khăn.
-
Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực thi hành từ 01/4/2005, nhưng đến nay, tổ chức Kiểm lâm vẫn chưa thống nhất. 41 chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND cấp tỉnh, 19 chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra còn một số Hạt Kiểm lâm trực thuộc chủ rừng là Vườn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên; các Vườn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên này có nơi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện, UBND cấp tỉnh….
-
Hiện nay, phần lớn nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là do lực lượng Kiểm lâm đảm nhiệm nhưng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giao cho Kiểm lâm thực thi lĩnh vực này chưa rõ ràng và chưa phù hợp với nhiệm vụ Kiểm lâm được giao.
-
Tổ chức quản lý thị trường có chức năng kiểm soát thị trường và lưu thông hàng hoá, trong đó có động thực vật rừng. Nhưng trên thực tế, lực lượng Quản lý thị trường mới tham gia ở mức độ hạn chế do loại hàng hoá này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường, mặt khác động thực vật rừng là loại hàng hoá đặc thù, nên sự quan tâm và trình độ nghiệp vụ của tổ chức Quản lý thị trường đối với lĩnh vực này còn rất hạn chế.
-
Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính chỉ căn cứ vào giá trị lâm sản bị thiệt hại do khai thác, đốt rừng trái phép…chưa tính giá trị về mặt môi trường trong khi giá trị về môi trường có thể lớn hơn rất nhiều giá trị về vật chất.
-
Việc xử lý động vật rừng quý hiếm còn bất cập, nhiều trường hợp theo quy định không được bán, phải tổ chức cứu hộ mới thả vào rừng nhưng cơ sở cứu hộ ít, không đủ sức chứa, không có kinh phí cứu hộ…
-
Việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự về hành vi vận chuyển, săn bắt động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB căn cứ vào giá trị tang vật vi phạm tại địa phương nhưng nhiều trường hợp khó xác định vì không có bán. Việc áp dụng xử lý giữa các địa phương khác nhau, không thống nhất. Vì vậy, đề nghị phải có hướng dẫn áp dụng đối với những quy định này.
-
Việc xử lý gỗ, động vật rừng theo nhiều cấp độ khác nhau trong khi động thực vật rừng đa dạng, phức tạp rất khó nhận dạng.
-
Có những quy định để giải quyết cá trường hợp thành viên trong cùng gia đình dưới sự chỉ đạo của chủ gia đình cùng thực hiện một hành vi vi phạm (họ thường là những người nghèo, có tập quán sống nhờ rừng qua nhiều thế hệ, dân trí thấp, lạc hậu) nếu mỗi người vi phạm đều bị xử phạt ở mức của hành vi đó theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì gặp nhiều khó khăn, khó khả thi.
-
Khái niệm và danh mục các nguồn lợi thuỷ sản trực tiếp quản lý chưa rõ ràng, còn lẫn lộn với danh mục động thực vật rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, đặc biệt là các vùng có diện tích biển nên đã gây ra những chồng chéo và những lỗ hổng về đối tượng kiểm soát của Kiểm lâm và tổ chức Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đề nghị các Bộ phải thống nhất hướng dẫn.
-
Các quy định hiện hành về kiểm soát phương tiện vận chuyển trong Chỉ thị số 21/1998/CT-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ rất khó có điều kiện để phát hiện nạn buôn bán ĐTVHD bất hợp pháp. Ví dụ như Chỉ thị này quy định: “Lực lượng Kiểm lâm chỉ được dừng phương tiện giao thông khi có đủ căn cứ là trong phương tiện có cất giấu trái phép lâm sản để kiểm soát lâm sản…” và “… phải chịu trách nhiệm trước pháp lụật về quyết định của mình”; Lực lượng Quản lý thị trường, Thuế vụ, Hải quan, khi phát hiện phương tiện giao thông có chở hàng lậu, thì trực tiếp liên hệ với Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ nơi gần nhất để Cảnh sát giao thông dừng phương tiện cho các lực lượng đó kiểm tra, kiểm soát và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu dừng phương tiện giao thông”. Trong thực tế, ngoài các trạm Cảnh sát giao thông cố định, Cảnh sát giao thông có số lượng không lớn, hoạt động cơ động, nhiều nơi địa bàn rất rộng nên việc phối hợp để dừng phương tiện rất khó khăn, kém hiệu quả.
-
Đề nghị tăng mức xử phạt đối với việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng và động vật liên quan.
Thứ ba: Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phù hợp với cơ chế thị trường, với yêu cầu hội nhập quốc tế và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Quản lý nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng, một mắt khâu không thể thiếu để đảm bảo cho hệ thống các quy định pháp luật bảo vệ môi trường rừng phát huy hiệu lực thực tế. Quan điểm về nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường rừng trong điều kiện hiện nay của nước ta được thể hiện trên hai phương diện: kiện toàn hệ thống tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và xây đựng một đội ngũ cán bộ đủ mạnh để đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rừng.
Kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường rừng nhằm nâng cao hiệu quả tác động pháp luật của các cơ quan này trước hết là thiết lập một hệ thống quy hoạch ổn định lâm phận quốc gia của 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Trên cơ sở đó, hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý và các chính sách áp dụng cho từng loại rừng, sử dụng tiềm năng tổng hợp của cả ba loại rừng; tiến hành phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất trồng rừng trên cơ sở các quy định cụ thể về trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp; xác định trách nhiệm trực tiếp của Chủ tịch UBND các cấp trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở địa phương; đổi mới tổ chức kiện toàn hệ thống kiểm lâm theo hướng tăng cường sự quản lý thống nhất về tổ chức, nghiệp vụ để làm tốt chức năng bảo vệ rừng và kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ rừng của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở.
Bên cạnh việc kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rừng đủ mạnh để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Những yêu cầu cơ bản cho mỗi cán bộ từ Trung ương đến cấp cơ sở là có quan điểm chính trị vững vàng, đạo đức và lối sống trong sáng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là đối với các cán bộ kiểm lâm, để xứng đáng là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của đất nước.
-
Đối với môi trường nước
Một là. Vi phạm các quy định về xả nước thải: cần quy định các mức xử phạt theo lưu lượng như sau để phù hợp với nội dung quy chuẩn kỹ thuật đã quy định (hệ số kf: hệ số theo lưu lượng nguồn thải)
+ Lưu lượng nước thải < 50m3/ngày (24 giờ);
+ Lưu lượng nước thải từ 50m3/ngày đến < 500m3/ngày (24 giờ);
+ Lưu lượng nước thải từ 500m3/ngày đến < 5.000m3/ngày (24 giờ);
+ Lưu lượng nước thải từ 5.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.
Và tương ứng theo số lần nồng độ nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép như đã quy định trước đây. Mức tiền phạt đề nghị tăng lên từ 3-5 lần.
Hai là. Việc quy định mức thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đếm đến dưới 5.000m3/ngày cùng một khung phạt tại Điều 10 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP là quá rộng. Ví dụ: Đơn vị A xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần, thải lượng là 503; đơn vị B cũng xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần, nhưng thải lượng là 45003 phải xử như nhau, như vậy là chưa công bằng. Do vậy, cần chia nhỏ các mức phạt theo thải lượng nước thải cho phù hợp.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 81/NĐ-CP phạt hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn căn cứ theo lưu lượng xả thải. Lưu lượng xả thải hiện nay quy định 02 ngưỡng lưu lượng xả thải là 50m3/ngày và 5.000m3/ngày. Với quy định này, việc áp dụng khung phạt còn gặp nhiều khó khăn, chưa được thuyết phục do có những đơn vị vi phạm với quy mô nhỏ, dạng hộ gia định và lưu lượng nước xả thải không cao (trên dưới 5m3/ngày).
Ba là. Việc xử phạt dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền và vi phạm càng cao mức phạt càng nặng” cũng như để đảm bảo nguyên tắc xử lý (căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm) được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất phân chính thêm nhiều ngưỡng lưu lượng xả thải (Ví dụ: dưới 10m3, từ 103/ngày đến dưới 20m3/ngày, từ 50m3/ngày đến dưới 100m3/ngày) thay vì là 02 ngưỡng như hiện nay.
Bốn là. Tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm. Đặc biệt là khai thác nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước và hoạt động xả thải. Đây là các loại vi phạm phổ biến, ngang nhiên hiện nay của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Năm là. Nâng mức xử phạt hành chính cho phù hợp với Pháp lệnh 2008; Bổ sung hình thức phạt có tính chất đủ sức răn đe, phòng ngừa và có cơ chế đầy đủ để thực hiện các quy định như: tước giấy phép hoạt động của doanh nghiệp; truy cứu trách nhiệm hình sự; bồi thường thiệt hại đầy đủ…
-
Đối với môi trường không khí
-
Hiện tại quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí có 02 loại: Loại quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật cho không khí nguồn phát thải. Do đó, đề nghị các mức phạt phải phân biệt rõ theo hai quy chuẩn kỹ thuật trên. Và cần đề cập đến trường hợp các doanh nghiệp mà đặc thù loại hình sản xuất, kinh doanh không cần có ống khói phát thải thì tính lưu lượng khí thải theo quy định nào?
-
Hiện tại không thấy quy định hành vi vi phạm cụ thể cho bụi thải, cần quy định tách biệt cho các hành vi vi phạm về xả khí thải và bụi thải và quy định theo cách tính lưu lượng khí thải, bụi thải cho phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
-
Rà soát toàn bộ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường không khí ở các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, để nghiên cứu sửa đổi những bất cập nhằm tạo sự đồng bộ, bảo đảm được tính thống nhất và lô gíc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
-
Rà soát, xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp, hài hoà với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và mục tiêu bảo vệ môi trường, cụ thể:
-
Nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh các tiêu chuẩn: TCVN 6991 – 2001, TCVN 6992 – 2001, TCVN 6993 – 2001, TCVN 6994 – 2001, TCVN 6995 – 2001,TCVN 6996 – 2001 về khí thải công nghiệp; TCVN 6560 – 1999 – về khí thải lò đốt chất thải y tế và TCVN 6438 – 1998 – về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới.
-
Cần nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành một số tiêu chuẩn mới như:
-
Tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn côngnghiệp nguy hại;
-
Tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của ngành khai thác dầu khí và chế biến, lọc dầu, vì ngành này có đặc thù riêng và sẽ phát triển mạnh ở nước ta;
-
Tiêu chuẩn về mùi,.v.v.
-
Đẩy mạnh nghiên cứu, từng bước áp dụng vào thực tiễn quản lý môi trường các loại thuế, phí bảo vệ môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; xây dựng các cơ chế ký quỹ, đặt cọc – hoàn trả, giấy phép phát thải và thị trường trao đổi quyền phát thải;
-
Nghiên cứu và sớm đưa vào áp dụng trong thực tế các điều khoản về truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định trong Chương XVII của Bộ luật hình sự về tội phạm môi trường.
-
Phát triển công nghiệp cần phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung và đồng bộ; Các cơ sở sản xuất công nghiệp nặng và tạo ra nhiều khí thải độc hại như công nghệ luyện kim cần phải được xây dựng ở những nơi xa thành phố, thưa dân cư. Rà soát và kiên quyết di chuyển các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng trong nội thành ra các khu công nghiệp ở ngoại thành.
-
Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế – xã hội; tiến hành kiểm soát ô nhiễm không khí chặt chẽ đối với các xí nghiệp, nhà máy đang hoạt động; xử lý triệt để các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trầm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư; phát triển và áp dụng rộng rãi công nghệ sản xuất sạch hơn.
-
Các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý khí thải và phải được lắp đặt theo đúng quy định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê.
-
Đối với môi trường chất thải rắn
-
Hiện tại, các quy định về quản lý chất thải đã bao quát cơ bản quá trình quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, song không tạo được cơ chế quản lý, kiểm soát thông suốt từ Trung ương tới địa phương. Có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước được quy định trách nhiệm quản lý chất thải, nhưng thực chất thiếu tính thống nhất, đồng bộ và sự kiểm soát thường xuyên. Bên cạnh đó, chức năng, nhiệm vụ phần lớn dành cho Thanh tra môi trường nhưng lực lượng quá mỏng, Bộ Tài nguyên – Môi trường mới thành lập, các Sở Tài nguyên – Môi trường ở các tỉnh cũng mới hình thành, vì vậy, công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Nhiều quy định pháp luật đã không còn phù hợp, chồng chéo, bất cập. Bởi vậy, vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải cần gấp rút tiến hành theo các hướng sau đây:
Một là: Xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý chất thải nguy hại, Quy chế Quản lý chất thải y tế. Bổ sung đầy đủ danh mục các chất thải nguy hại, mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các loại chất thải khác nhau. Ban hành đanh mục các loại phế liệu, phế thải (quy định rõ tỷ lệ chất thải nguy hại). Ban hành Quy định về quy hoạch tổng thể, lâu dài về việc xử lý, chôn lấp, tiêu huỷ chất thải rắn, chất thải nguy hại ở các cùng kinh tế trọng điểm. Xác định rõ phương thức thực hiện, trách nhiệm của các Bộ, Ban, Ngành, chính quyền địa phương trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể quản lý chất thải. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn, xem xét việc điều chỉnh định nghĩa chất thải và chất thải nguy hại sao cho việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn nguy hại ở các cấp phù hợp công tác bảo vệ môi trưởng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng các tiêu chuẩn chất thải đặc biệt, chất thải rắn nguy hại. Ban hành văn bản về cách tính phí quản lý chất thải nguy hại.
Hai là: Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra môi trường trong quá trình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển chất thải, chủ xử lý, tiêu huỷ chất thải vi phạm các quy định pháp luật về môi trường. Quy hoạch các trung tâm xử lý chất thải nguy hại. cần tập trung xây dựng trung tâm xử lý chất thải tại khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc, miền trung và miền nam. Một trong những khó khăn hiện nay là việc dành quỹ đất để xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, nhất là tại các tỉnh đồng bằng, trung du, vùng đông dân cư, ít đất canh tác. Theo kinh nghiệm của một số nước, công nghệ thiêu đốt chất thải nguy hại bằng lò nung xi măng là một giải pháp có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế. Hầu hết các loại chất thải hữu cơ dạng rắn, lỏng kể cả chất thải có chứa PCB đều có thể thiêu đốt trong lò nung xi măng. Tuy nhiên, các chất thải rắn này cần phải qua công đoạn chế biến thành nguyên liệu, việc thiêu đốt, xử lý chất thải nguy hại trong lò xi măng sẽ phá huỷ cấu trúc của các chất thải nguy hại.
Về nguồn vốn đầu tư cho công tác xử lý chất thải, cần huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn. Việc thiết kế, xây dựng một bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh đòi hỏi số vốn không nhỏ. Thí dụ, bãi chôn lấp chất thải tại Hải Phòng, có số vốn đầu tư giai đoạn một là 24,786 triệu USD. Xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại tập trung phải cần nguồn vốn lớn từ 40 đến 100 triệu USD. Để có được nguồn vốn nói trên, các cấp có thẩm quyền phải huy động từ nhiều nguồn như: Trung ương, địa phương, tài trợ nước ngoài và thu phí đóng góp của chính các cơ sở sản xuất đã làm phát sinh chất thải.
Ba là: Sửa đổi các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường để có cơ sở áp dụng các biện pháp chế tài ở mức cao hơn đối với chủ thể có hành vi vi phạm; Bổ sung mức hình phạt đối với các tội phạm môi trường ở mức cao hơn, đề cao các công cụ kinh tế, các chế tài áp dụng có tính trừng phạt về kinh tế đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
Bốn là: Đổi mới cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật, đặc biệt, đề cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn thực thi, áp dụng pháp luật về quản lý chất thải. Triển khai việc điều tra, thống kê các nguồn thải, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nguồn thải, cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại. Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn về quản lý, kiểm soát chất thải rắn, chất thải nguy hại cho các cán bộ làm công tác này.
Năm là: Đề nghị chi tiết hóa các vi phạm theo quy định về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Nghị định 174/2007/NĐ-CP về thu phí môi trường đối với chất thải rắn; chất thải nguy hại tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7629/2007 về ngưỡng chất thải nguy hại.
Sáu là: Cần tách riêng các hành vi vi phạm về chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (dạng rắn, lỏng, khí) và lập đề mục xử lý vi phạm xả chất thải nguy hại vào đất, nước, không khí.
Bảy là: Đề nghị tăng mức phạt lên từ 7-10 lần và bổ sung các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tách riêng chất thải rắn và chất thải nguy hại. cần bổ sung hình phạt đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo thời hạn và trường hợp cụ thể.
-
Đối với bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Một là: Sửa đổi Điểm c, khoản 2 Điều 11 Nghị định 150/2004/NĐ – CP quy định mức phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi “Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu về hoạt động khai thác khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Vì qua thực tế thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác thì việc xác đinh chính xác sản lượng khai thác là rất khó, nhất là đối với các kim loại quý, hiếm như vàng, bạc, flatin, đá quý, xạ – hiếm. Hệ thống sổ sách kế toán của các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp tư nhân) chỉ là hình thức, được các doanh nghiệp lập ra để đối phó với các cơ quan chức năng khi được thanh tra, kiểm tra, không phản ánh chính xác khối lượng khoáng sản thực tế khai thác được.
Hai là. Sửa đổi Nghị định số 150/2004/NĐ – CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn 1 số điểm bất cập. Tại khoản 1 Điều 14 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; khoản 1 Điều 15 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra viên chuyên ngành nhưng không có tính khả thi; khoản 1 Điều 15 Nghị định 150/2004/NĐ – CP ngày 27/11/2004 quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra viên chuyên ngành;
Tại Chương II của Nghị định 150/2Q04/NĐ – CP quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hình thức và mức xử phạt thì:
+ Không có hành vi vi phạm nào áp dụng hình phạt chính là cảnh cáo;
+ Mức xử phạt: không có hành vi vi phạm nào có khung hình phạt dưới 500.000 đồng, khung hình phạt thấp nhất được quy định tại Nghị định 150/2004/NĐ – CP là từ 400.000 đến 2.000.000 đồng.
Như vậy theo nội dung quy định tại Chương II thì nội dung quy định tại khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 15 Nghị định 150/2004/NĐ – CP quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thanh tra viên chuyên ngành trong lĩnh vực khoáng sản là không có tính khả thi.
Ba là: Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản; tăng mức trần theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008.
-
Đối với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
-
Cần có các quy định khai thác nguồn lợi thủy sản gắn liền với việc tính toán khả năng trữ lượng nguồn lợi thủy sản và bảo đảm tái tạo nguồn lợi mang tính quy luật. Để làm được điều đó cần phát triển khoa học công nghệ, coi đó là động lực của sự phát triển và là công cụ trong quản lý nguồn lợi cũng như trong tổ chức khai thác. Phát triển khoa học công nghệ trong thủy sản cần đầu tư mạnh cho điều tra cơ bản nguồn lợi thủy sản một cách hệ thống, nhằm nâng cao chất lượng thông tin dự báo ngư trường nguồn lợi thủy sản bằng cách xã hội hóa ngư trường và nguồn lợi thủy sản của các đơn vị nghiên cứu. Điều đó giúp ngư dân xác định chính xác bãi cá, dòng cá nổi di cư để đánh bắt hiệu quả, giảm bớt thời gian di chuyển ngư trường và hạn chế việc đánh bắt gần bờ.
-
Cần có quy định để hạn chế cấp phép mới, tiến tới giảm số lượng tàu đánh bắt ven bờ và tổng công suất máy, cho phù hợp với tổng sản lượng khai thác cho phép của nguồn lợi thủy sản ven bờ, đồng thời điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng ngư dân đánh bắt thủy sản ven bờ. Đối với nghề đánh bắt xa bờ cần bảo đảm phát triển bền vững hiệu quả, đồng thời duy trì cả những chức năng hệ sinh thái biển và cả quan hệ hài hòa với nghề cá ven bờ. Tiếp tục điều tra về tàu thuyền, ngư cụ, nghiên cứu mô hình tổ chức khai thác xa bờ, thu mua cá trên biển… để hỗ trợ các tàu đánh bắt xa bờ sản xuất ổn định, đạt hiệu quả cao.
-
Xây dựng thị trường vốn, chính sách tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay ưu đãi, vốn ODA dành riêng và chú ý đặc biệt cho 25 triệu ngư dân biển đảo. Đặc biệt, Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý trong việc phối hợp giữa ngân hàng và các cơ sở chế biến hải sản để các cơ sở đó trở thành một trong những tổ chức tín chấp giúp ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Điều này có thể hạn chế tình trạng ép giá của một số cơ sở dịch vụ tư nhân đang tồn tại trong cộng đồng ngư dân. Bên cạnh đó, trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cũng cần xác định dung lượng vốn, thời gian vay, lãi suất vay phù hợp với từng loại hình nghề nghiệp được chuyển đổi và kiêm nghề nhằm ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất cho bà con ngư dân.
-
Nâng mức xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Mức phạt tối thiểu hiện nay còn quá thấp, không có tác dụng răn đe phòng ngừa. Đồng thời, nâng cao mức trần theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính sửa đối 2008. Đặc biệt, cần quy định xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt, tận thu; hành vi đưa các loại hoá chất độc hại trong việc chế biến, bảo quản thuỷ sản.
-
Bên cạnh việc nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính thì cần hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại dân sự trong việc gây thiệt hại đối với nguồn lợi thuỷ sản.
-
Đề nghị bổ sung nội dung Điều 12 của Luật thuỷ sản về khai thác hải sản xa bờ: Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với tàu thuyền khai thác tại các vùng hải đảo, tàu thuyền tham gia thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều động của Nhà nước. Đối với Điều 19, có thể bỏ nội dung nhật ký khai thác, chỉ thực hiện báo cáo khai thác thuỷ sản vì hiện rất khó thực hiện do trình độ của ngư dân hạn chế; tại khoản 7 Điều 2 về khái niệm mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản còn chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại là vùng mặt nước gắn liền với khối nước theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới và phần mặt đáy biển được quy hoạch để nuôi trồng thuỷ sản. Tại khoản 2, Điều 15, tuy Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 về quản lý hoạt động khai thác của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển nhưng việc quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản của các tổ chức, cá nhân tại tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi rất khó khăn và còn nhiều hạn chế do việc phân định trên biển không có mốc giới như trên bộ.
D. CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
STT
Tên chuyên đề
Người thực hiện
1
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay
PGS.TS. Hoàng Thế Liên
Thứ trưởng Thường trực
Bộ Tư Pháp
2
Vị trí, vai trò, đặc trưng của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong việc bảo vệ môi trường
ThS. Lê Hải Yến
Viện Khoa học pháp lý –
Bộ Tư pháp
3
Mối quan hệ giữa chế tài hành chính với chế tài hình sự, dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
TS. Vũ Thu Hạnh
Trường Đại học Luật Hà Nội
4
Bảo vệ môi trường đất
Đ/c Phan Minh Tuấn
Thanh tra viên,
Bộ Tài nguyên và MT
5
Bảo vệ nguồn lợi khoáng sản
Đ/c Lương Khánh Hoàng
Thanh tra viên
Bộ Tài nguyên và MT
6
Bảo vệ rừng và hệ động vật rừng
Đ/c Nguyễn Phi Truyền
Phó Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Pháp chế, Cục Kiểm lâm
7
Bảo vệ môi trường nước
Đ/c Lê Văn Chính
Thanh tra viên
Bộ Tài nguyên và MT
8
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Đ/c Lê Thiết Bình
Phó Trưởng phòng Phòng Bảo vệ MT & nguồn lợi thủy sản – Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Bộ Thủy sản
9
Bảo vệ môi trường không khí và lĩnh vực có liên quan
Đ/c Phan Minh Tuấn
Thanh tra viên,
Bộ Tài nguyên và MT
10
Xử lý chất thải rắn, hóa chất độc hại và lĩnh vực có liên quan
Đ/c Lê Văn Chính
Thanh tra viên
Bộ Tài nguyên và MT
11
Các nước phát triển
TS. Nguyễn Kim Thoa
Vụ PL Hình sự Hành chính – Bộ Tư pháp
12
Các nước đang chuyển đổi
ThS. Đỗ Thị Ngọc
Viện Khoa học pháp lý –
Bộ Tư pháp
13
Các nước ASEAN
Đ/c Nguyễn Quang Hưng
Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp
14
Trung Quốc
ThS. Nguyễn Hoàng Hạnh
Cục Sở hữu trí tuệ
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
A.
MỘT SỐ YẤN ĐỀ CHUNG
1
I.
TÍNH CẮP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN cứu
1
II
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
3
III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
4
B.
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
5
I
Các vấn đề lý luận
5
1
Vị trí, vai trò, đặc trưng của khung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong việc bảo vệ môi trường.
5
2
Mối quan hệ giữa chế tài hành chính với các chế tài về hình sự, dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
8
3
Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường của một số nước trên thế giới
22
II.
Thực trạng pháp luật về xử phạt vì phạm hành chính trong lĩnh Vực môi trường
26
1
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đất
26
2
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rừng và động vật liên quan
33
3
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước
42
4
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí
49
5
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chất thải rắn
63