Pháp luật hành chính quy định gì về nguyên tắc quản lý nhà nước

5/5 – (2 bình chọn)

Quản lý là một chức năng xã hội, được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi chế độ xã hội, trong đó các nguyên tắc quản lý nhà nước trước hết và chủ yếu thông qua bộ máy hành chính nhà nước với hai nhóm nguyên tắc chính đó là các nguyên tắc chính trị – xã hội được quy định trong hiến pháp và các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật dựa trên thực tiễn và yếu tố kỹ thuật.


Nguyên tắc chính trị – xã hội

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là hạt nhân của mọi thắn lợi của cách mạng nước ta.

Nội dung của nguyên tắc

Đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về lĩnh vực hoạt động khác của quản lý hành chính Nhà nước.

Các nghị quyết của cấp uỷ Đảng đưa ra các phương hướng hoạt động cơ bản tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước luôn căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng để quyết định những vấn đề khác nhau trong quản lý.

Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước

Cơ sở của nguyên tắc

Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động bao gồm:

(i) Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước; (ii) Tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước thông qua con đường bầu cử; (iii) Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác với tư cách là cán bộ công chức; (iv) Thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay măt mình vào cơ quan quyền lự nhà nước ở trung ương hay địa phương; (v) Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.

Tìm hiểu thêm: Khiếu nại là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại điều 6 Hiến pháp năm 2013: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại điều 5 của Hiến pháp năm 2013.

Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện

Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ

Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với con em vùng dân tộc ít người, giúp đỡ về vật chất, khuyến khích về tinh thần để họ tích cực nâng cao trình độ về mọi mặt.

Các cán bộ là người dân tộc thiểu số bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ nhất định trong biên chế cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ở khu vực biên giới, rừng núi, hải đảo…

Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số, như: Khai thác tiềm năng kinh tế, xoá bỏ sự chênh lệch giữa các vùng, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho dân tộc ít người.

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại

Nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật

Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương

Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau.
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hoặc cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho các đơn vị, tổ chức phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và xã hội.
Quản lý theo ngành được thực hiện dưới các hình thức, qui mô khác nhau: trên phạm vi toàn quốc, địa phương hay cùng một lãnh thổ.

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

Cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lên cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật.

Cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại: Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hành chính (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:

    1900 6198

    , E-mail: 

    [email protected].