Pháp chế và nhà nước pháp quyền | Học viện Chính trị Công an Nhân dân
Thực tế cho thấy, hầu như cách hiểu về nguyên tắc pháp quyền đều gắn với bản chất và các đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Mặt khác, “nguyên tắc pháp quyền” không phải là những thuật ngữ độc lập, tách rời với quan niệm về “nhà nước pháp quyền”. Nếu đặt riêng như khái niệm độc lập thì có thể làm mất đi cái “gốc” và các giá trị của nhà nước pháp quyền trong đó. Do đó, pháp quyền là thuật ngữ có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với pháp chế, không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp luật mà còn bao gồm cả hệ thống pháp luật, các vấn đề chính trị – xã hội khác … Tuy “pháp quyền” rộng hơn “pháp chế”, nhưng trong những trường hợp nhất định người ta có thể sử dụng nó thay thế khái niệm “pháp chế”. Vì vậy, cần nhận thức các khái niệm pháp chế, pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền trong sự vận động của đời sống xã hội, nội hàm của chúng có thể có những điều chỉnh, thay đổi./.
Đầu những năm 1980, trong hệ thống lý luận về nhà nước XHCN không đề cập khái niệm nhà nước pháp quyền, bởi khi đó nhà nước pháp quyền còn được xem là lý luận tư sản. Nhưng từ Đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác nhận giá trị phổ quát của lý luận về nhà nước pháp quyền; thể hiện qua những thay đổi quan trọng trong Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”, tuy nhiên thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” vẫn chưa được đưa vào Hiến pháp. Đến Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung quy định Điều 2 của Hiến pháp 1992 mới nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”.
Xem nhiều nhất
Liên kết website