Phản xạ có điều kiện là gì? Ví dụ về phản xạ có điều kiện Sinh 8

Trong thời học sinh của chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã ít nhất một lần nghe thấy thuật ngữ “Phản xạ có điều kiện”. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm hay những đặc điểm của nó. Bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một sự hiểu biết rõ nét nhất về “phản xạ có điều kiện”

 

1. Phản xạ là gì ?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ :

  • Bộ phận cảm thụ : Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp. thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.
  • Dây thần kinh truyền vào : Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.
  • Trung tâm thần kinh.
  • Dây thần kinh truyền ra: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.
  • Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến

Phản xạ bao gồm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

 

1.1 Khái niệm về phản xạ có điều kiện

Chúng ta đều biết, khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn.Với quyết tâm muốn biết đại não truyền mệnh lệnh cho dạ dày như thế nào, Pavlov tiến hành thí nghiệm đối với con chó đã sống ở phòng thí nghiệm nhiều năm, đã quen với tất cả nhân viên ở đây.

Ông Pavlov đã tìm ra định luật “phản xạ có điều kiện” nhờ nghiên cứu chức năng hoạt động dạ dày của những chú chó.

Ông nhận thấy dịch vị của chó tăng lên rất nhiều khi chúng nghe thấy tiếng bước chân của nhân viên thường mang thức ăn đến cho chúng. ông nghĩ tiếng bước chân cho chú chó biết thức ăn đang được mang tới, thông qua thần kinh đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết ra dịch vị. Từ phát hiện này, Pavlov nghĩ rằng, bất kỳ một tín hiệu nào như tiếng chuông, tiếng huýt sáo,…gắn liền với sự xuất hiện của thức ăn trong một thời gian dài liên tục thì sẽ cho ra kết quả tương tự. Ông lặp lại thí nghiệm này trong nhiều lần. Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó đã ở trong phòng thí nghiệm. Còn với những chú chó mưới được nuôi thì không. Pavlov cho rằng đây là loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài. Ông gọi đó là “phản xạ có điều kiện”.

Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu không được củng cố, luyện tập thường xuyên. Sau này Pavlov còn đi sâu nghiên cứu về những vấn đề này và đã viết ra tác phẩm nối tiếng của mình. Năm 1904, ông được trao giải thưởng Nobel về sinh lý và y khoa (Nobel Prize in Physiology or Medicine).

Như vậy, phản xạ có điều kiện được hiểu là những phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ cơ sở phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

 

1.2 Khái niệm về phản xạ không điều kiện

Trái với phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở,…nói tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra. Phản xạ không điều kiện còn có thể di truyền. Ví dụ:

  • Khi chào đời đã biết khóc
  • Khi gặp lạnh nổi da gà
  • Hắt hơi
  • Khi đụng tay vào vật nóng liền rụt tay lại

 

2. Cơ sở và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

2.1 Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện

Điều kiện thứ nhất : Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện

Ví dụ : Thức ăn tác động lên khoang miệng là kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của chó được phối hiệu với tín hiệu ánh sáng mà trước đây thì không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính. Sau nhiều lần lặp lại, phối hợp với thức ăn, ánh sáng trở thành chất kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, con chó tiết nước bột và không cần phải có thức ăn.

Điều kiện thứ hai : Tác động của kích thích có điều kiện xảy ra trước kích thích không điều kiện. Trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa 2 kích thích cần phải hợp lý.

Điều kiện thứ ba :  Là cơ thể phải ở trong trạng thái tỉnh táo, các trung tâm phản ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não chính là điều kiện ở con người kể cả việc tập luyện kỹ năng, động tác thể thao.

Điều kiện thứ tư : Là tránh kích không cần thiết để gây ra những phản xạ không được dự định. Các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, nóng, lạnh,…sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành phản xạ có điều kiện. 

 

2.2 Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành các đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không có điều kiện và có điều kiện ở võ não.

Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là sợi dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn. Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt) ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não xuất hiện hưng phấn. Sau đó sẽ kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây ra một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não).

Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn, các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và giữa 2 trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước. Đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thành động lực và khi bỏ thức ăn chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt. 

 

3. Phân loại phản xạ

Dựa theo kích thích của phản xạ có điều kiện. Có 3 loại đó là :

  • Phản xạ có điều kiện tự nhiên : Được hình thành có điều kiện tự nhiên, dựa theo kích thích của phản xạ không điều kiện. Ví dụ như phản xạ tiết nước bọt khi có tiếng chuông.
  • Phản xạ có điều kiện nhân tạo : Là phản xạ được hình thành dựa trên kích thích của phản xạ có điều kiện.
  •  Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết : Là phản xạ nhân tạo nhưng tác dụng của phản xạ trước khi lưu lại cho phản xạ sau. Ví dụ như đi – đứng – chạy. 

 

4. Sự khác nhau giữa phản xạ ở thực vật và phản xạ ở động vật

Có thể khẳng định rằng sự phản xạ ở thực vật và phản xạ ở động vật hoàn toàn khác nhau.

Như đã trình bày ở phần trên, phản xạ là phản ứng của cơ thế trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Như vậy có thể thấy phản xạ được điều khiển bởi hệ thần kinh, mà ở động vật thì có hệ thần kinh, chứ còn thực vật thì chúng không có hệ thần kinh. Đây là sự khác biệt giữa phản xạ của động vật và phản xạ của thực vật.

Thông thường ở thực vật người ta không dùng phản xạ mà thay vào đó là cụm từ cảm ứng thực vật. Cảm ứng ở thực vật là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển. 

 

5. Ví dụ về phản xạ có điều kiện

  • Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi mặc vội áo len đi học.
  • Khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì tiếp tục đi.
  • Chẳng dại gì mà đùa với lửa.
  • Biết chữ, biết làm toán
  • Bật quạt, điều hòa khi trời nóng

Cảm ơn quý bạn đọc đã lựa chọn tham khảo bài viết của Luật Minh Khuê, hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được phần nào trong quá trình học tập của các bạn.