Phản xạ có điều kiện là gì? Khái niệm, ý nghĩa và cơ chế hình thành – Rửa xe tự động
Phản xạ có điều kiện là một phần không thể thiếu trong chương trình học THCS môn Sinh học 8 và được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nếu như bạn không biết phản xạ có điều kiện là gì? ý nghĩa,…thì đừng bỏ lỡ những nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây.
Phản xạ có điều kiện là gì?
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được tích lũy trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định và qua quá trình rèn luyện, tích lũy mà có. Tuy nhiên, phải xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu như không được tập luyện hay củng cố thường xuyên.
Khái niệm phản xạ có điều kiện được hiểu một cách đơn giản nhất đó là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm,…Hay phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể và môi trường, giúp cơ thể con người thích nghi với các thay đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể, giúp đề phòng trước các tai nạn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.
Ví dụ phản xạ có điều kiện:
-
Qua ngã tư thấy đèn đỏ liền vội dừng xe trước vạch kẻ
-
Mùa đông thì lấy áo ấm mặc để không bị lạnh
-
Trời nóng thì bật quạt, trời tối thì bật đèn
-
…
Ý nghĩa, tính chất của phản xạ có điều kiện
-
Phản xạ có điều kiện mang tính vạn năng ví dụ như trời lạnh thì mặc ấm, trời nóng thì mặc mát.
-
Các phản xạ nhằm mục đích phù hợp với môi trường và nâng cao khả năng thích nghi.
-
Phản xạ có điều kiện có sự tham gia của vỏ bán cầu đại não
-
Không có tính ổn định cao nếu không được tập luyện thường xuyên. Chẳng hạn như kỹ thuật nhảy xa, động tác này được hình thành trên cơ sở của động tác cũ nên phải tập luyện thường xuyên để hình thành động lực.
-
Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi
Phân loại phản xạ có điều kiện
Dựa theo kích thích của phản xạ có điều kiện
Có 3 loại đó là:
-
Phản xạ có điều kiện từ nhiên: Được hình thành có điều kiện tự nhiên, dựa theo kích thích của phản xạ không điều kiện.Ví dụ như phản xạ tiết nước bọt khi có tiếng chuông
-
Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Là phản xạ được hình thành dựa trên kích thích của phản xạ có điều kiện
-
Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết: Là phản xạ nhân tạo nhưng tác dụng của phản xạ trước khi lưu lại cho phản xạ sau ví dụ như đi – đứng – chạy.
Dựa theo các cơ quan cảm thụ có phản xạ có điều kiện: Thính giác, thị giác
Dựa theo các cơ quan cảm giác: Có phản xạ có điều kiện cảm thụ và phản xạ có điều kiện ngoại cảm thụ.
Dựa theo hệ thống phản ứng của cơ thể: Có phản xạ điều kiện cấp 1, cấp 2,…cấp phản xạ càng cao thì càng phức tạp.
Cơ sở và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện
Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.
Ví dụ: Thức ăn tác động lên khoang miệng là kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của chó được phối hiệu với tín hiệu ánh sáng mà trước đây thì không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính. Sau nhiều lần lặp lại, phối hợp với thức ăn, ánh sáng trở thành chất kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, con chó tiết nước bọt và không cần phải có thức ăn.
Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện xảy ra trước kích thích không điều kiện. Trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa 2 kích thích cần phải hợp lý.
Điều kiện thứ 3: Là cơ thể phải ở trong trạng thái tỉnh táo, các trung tâm phản ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não chính là điều kiện ở con người kể cả việc tập luyện kỹ năng, động tác thể thao.
Điều kiện thứ 4: Là tránh kích thích không cần thiết để gây ra những phản xạ không được dự định. Các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, nóng, lạnh,…sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành phản xạ có điều kiện.
Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành các đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không có điều kiện và có điều kiện ở vỏ não.
Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là sợi dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn. Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt) ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não xuất hiện hưng phấn. Sau đó sẽ kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây ra một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não).
Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn, các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và giữa 2 trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước. Đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thành động lực và khi bỏ thức ăn chỉ chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.
Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Để phân biệt được phản xạ có điều kiện và không điều kiện bạn cần phải giải thích được khái niệm phản xạ không điều kiện là gì. Phản xạ không có điều kiện là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh. Loại phản xạ này có từ khi sinh ra và mang tính chất di truyền. Phản xạ không có điều kiện không cần phải học tập và cũng không dễ mất đi.
Sự giống nhau của phản xạ không có điều kiện và có điều kiện
-
Đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường
-
Đều là những phản xạ giúp cho cơ thể thích nghi đối với những thay đổi của môi trường.
-
Phản xạ không điều kiện và có điều kiện đều có sự tham gia của cung phản xạ. Các cung phản xạ gồm cơ quan thụ cảm nơron hướng tâm, nơron li tâm và trung ương thần kinh.
Sự khác nhau của phản xạ không có điều kiện và có điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ không có điều kiện
Hình thành bằng những sợi dây liên lạc tạm thời trong vỏ não
Được hình thành từ tủy sống và các bộ phận hạ đẳng của bộ não
Phản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp, đường liên hệ tạm thời
Có cung phản xạ đơn giản hơn
Phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có được
Phản xạ không có điều kiện khi sinh ra đã có và không cần phải học tập.
Không tập luyện thường xuyên sẽ mất đi
Bền vững, không bị mất đi khi không tập luyện
Mang tính cá thể, không di truyền
Mang tính chất chủng loại, có tính chất di truyền
=> Phản xạ có điều kiện và không điều kiện có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phản xạ không có điều kiện là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là sự kết hợp của kích thích có điều kiện và không có điều kiện. Trong đó, kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thước không điều kiện ở một khoảng thời gian ngắn.
Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây về phản xạ có điều kiện, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.