Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của những sản phẩm có thể so sánh –

II. Bài tập Bài 1:

4. Tổng chi phí (triệu) Trong đó: Nguyên vật li ệ u

3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của những sản phẩm có thể so sánh

những sản phẩm có thể so sánh

Mục tiêu của tất cả các DN sản xuất là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ
càng nhiều khả năng tăng lợi nhuận càng cao. Hạ giá thành là phương hướng phấn
đấu cho tất cả các ngành sản xuất, cho tất cả các loại sản phẩm dù đã sản xuất
nhiều năm hay mới bắt đầu sản xuất. Ðối với các sản phẩm so sánh được là những
sản phẩm đã được sản xuất ở các kỳ trước hoặc ở các năm trước, có đủ tài liệu
hạch toán chính xác, đây là cơ sở cho phép ta sử dụng làm tài liệu phân tích.

Ðối với những sản phẩm có thể so sánh, ngoài việc đánh giá chung giá thành,
người ta còn giao nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Việc phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được, được tiến hành trên hai chỉ
tiêu: Mức hạ giá thành (Mz) và tỷ lệ hạ giá thành (Tz). Thông thường khi phân tích
giá thành, người ta thường tiến hành so sánh giá thành thực tế với kế hoạch.

* Mức hạ giá thành (Mz): Biểu hiện bằng số tuyệt đối của kết quả hạ giá thành
năm nay so với giá thành năm trước, phản ánh khả năng tăng lợi tức, tăng tích luỹ
nhiều hay ít.

– Công thức tổng quát: Mz = ΣQi (Zi – Zoi)

– Chi tiết theo thực tế và kế họach:

Mức hạ giá thành thực tế (Mz1): Mz1 = ΣQ1i (Z1i – Zoi)

Mức hạ giá thành kế hoạch (Mzk): Mzk = ΣQki (Zki – Zoi)

* Tỷ lệ hạ giá thành (Tz): Biểu hiện bằng số tương đối của kết quả hạ giá thành
năm nay (Z1) so với giá thành năm trước (Z0) chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ giá
thành nhanh hay chậm và trình độ quản lý trong việc phấn đấu hạ giá thành.

– Công thức tổng quát: Tỷ lệ hạ giá thành (Tz) : Tz = Mz / ΣQi Zoi

– Chi tiết theo thực tế và kế hoạch:

Tỷ lệ hạ giá thành thực tế (Tz1): Tz1 = Mz1 / ΣQ1i Zoi

Trong đó:

Q1i, Qki: khối lượng sản phẩm i nhập kho của thực tế và kế hoạch;

Z0i, Z1i, Zki : Giá thành đơn vị sản phẩm i nhập kho của năm trước, kế họach và
thực tế năm nay.

(Z1i- Z0i) = mz1i và (Zki – Z0i) = mzki là mức hạ giá thành đơn vị thực tế và kế
hoạch.

Phương pháp phân tích:

Tiến hành so sánh mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành giữa thực tế và kế hoạch để
xác định đối tượng phân tích (là chênh lệch Mz và Tz giữa thực tế (TT) và kế hoạch
(KH)).

ΔMz = Mz1 – Mzk và ΔTz = Tz1 – Tzk

Nếu: ΔMz và ΔTz > 0 Chứng tỏ DN đã không hoàn thành nhiệm vụ về kế
hoạch hạ giá thành và ngược lại ΔMz và ΔTz < 0 thì khẳng định DN đã thực hiện tốt
nhiệm vụ hạ giá thành và góp phần nâng cao doanh lợi trong DN.

Tuy nhiên, để có những nhận xét chính xác sau khi xác định đối tượng phân
tích, cần phải xác định các nhân tố và mức độảnh hưởng của chúng đến mức hạ và
tỷ lệ hạ giá thành. Nhìn vào công thức về mức hạ và tỷ lệ hạ chúng ta nhận thấy đối
với mức hạ (Mz) có 3 nhân tốảnh hưởng là khối lượng sản phẩm nhập kho (Q); Kết
cấu sản phẩm sản xuất (K) và mức hạ giá thành đơn vị (mz). Ðối với Tỷ lệ hạ giá
thành có 2 nhân tố ảnh hưởng là kết cấu sản phẩm (K) và mức hạ giá thành đơn vị;
khối lượng sản phẩm (Q) không ảnh hưởng đến Tz.

Phương pháp sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là
phương pháp loại trừ và phương pháp liên hệ cân đối.

– Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản xuất đến mức hạ giá thành (Mz)

ΔMzQ = Mzk . (ΣQ1i Z0i /ΣQki Z0i) – Mzk

– Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất (K)

+ Ðến mức hạ giá thành(Mz):

ΔMzK =(ΣQ1i Zki – ΣQkiZ0i)- Mzk.(ΣQ1i Z0i /ΣQki Z0i)

+ Ðến tỷ lệ hạ giá thành = ΔK/ ΣQ1i Z0i

– Ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành đơn vị (Δmz)

+ Ðến mức hạ giá thành (Mz):

ΔMzmz = Mz1 – (ΣQ1i Zki – ΣQki Z0i)

+ Ðến tỷ lệ hạ giá thành = ΔMzmz / ΔQ1i Z0i

– Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: ΔMzQ +ΔMzK +ΔMzmz = ΔMz và

(ΔMzK +ΔMzmz)/ ΣQ1i Z0i = ΔTz

(Chú ý: Khối lượng sản phẩm không ảnh hưởng đến Tỷ lệ hạ giá thành, i =
1….n)

Ðể lấy ví dụ cho quá trình phân tích ta sử dụng tài liệu (Bảng 21,22,và 23) trên,
Từ các Bảng số liệu 23,24,25 chúng ta tính toán đối với các sản phẩm so sánh được
và được trình bày trên bảng phân tích 26 sau:

Bảng 26: Bảng phân tích tình hình hạ thấp giá thành SP có thể so sánh được

Ðơn vị :1000 đồng

Sản lượng kế hoạch tính
theo giá thành…

Sản lượng thực hiện tính theo giá
thành…
Sản phẩm
so sánh
được Q
KZ0 QKZK Q1Z0 Q1ZK Q1Z1
A 38.000 37.600 34.200 33.840 34.560
B 36.750 35.250 40.425 38.775 38.049
C 15.200 14.100 18.696 17.343 16.728
Cộng 89.950 86.950 93.321 89.958 89.937

Căn cứ tài liệu tính toán trên Bảng 26, dựa vào phần lý thuyết trình bày ở trên,
ta tiến hành phân tích như sau:

* Xác định Mức hạ giá thành kế hoạch (Mzk) và thực tế (thực hiện)(Mz1):

Mzk = ΣQKi (Zki – Z0i) = ΣQKiZKi – ΣQKiZ0i = 86.950 – 89.950 = -3.000 nghìn
Mz1 = ΣQ1i (Z1i – Z0i) = ΣQ1iZ1i – ΣQ1iZ0i = 89.337 – 93.321 = -3.984 nghìn

* Xác định Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch (Tzk) và thực tế (thực hiện) (Tzk):
Tzk = Mzk/ΣQKiZ0i = (- 3.000 / 89.950) 100 = – 3,335%
Tzk = Mz1/ΣQ1iZ0i = (- 3.984 / 93.321)100 = -4,269%
* Xác định đối tượng phân tích:
So sánh mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch.
ΔMz = Mz1 – Mzk = -3.984 – (-3.000) = -984 nghìn đồng
ΔTz = Tz1 – Tzk = – 4,269% – (-3,335%) = – 0,934 %

Kết quả so sánh cho thấy mức hạ giá thành, tỷ lệ hạ giá thành giữa thực hiện
so với kế hoạch là giảm 0,934% tương ứng là giảm 984 nghìn đồng.

* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành (đến mức hạ

và tỷ lệ hạ giá thành) thực tế so với kế hoạch.

Như trên đã trình bày đối với mức hạ giá thành, có 3 nhân tố ảnh hưởng là khối
lượng – Q, kết cấu -K và mức hạ giá thành đơn vị sản phẩm- mz. Ðối với tỷ lệ hạ giá
thành, có 2 nhân tốảnh hưởng là kết cấu -K và mức hạ giá thành đơn vị -mz.

Sử dụng là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp liên hệ cân đối để
xác định mức và tỷ lệ ảnh hưởng đến đối tượng phân tích.

– Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm đến mức hạ giá thành

ΔMzQ = Mzk(ΣQ1i Z0i/ ΣQki Z0i) – MzK = – 3.000 x (93.321/ 89.950) – (-3.000)
= – 3.112,2 + 3.000 = -112,2 nghìn
đồng
– Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K)
+ Ðến mức hạ giá thành:
ΔMzK = (ΣQ1i Zki –ΣQ1i Z0i) – Mzk (ΣQ1i Z0i/ ΣQki Z0i)

= (89.958 -93.321) – (- 3.112,2) = -3.363 + 3.112,2 = – 250,8 ng.đ
= -3.363 + 3.112,2 = – 250,8 ng.đ

– Ðến tỷ lệ hạ giá thành: = (- 250,8 / 93.321)100 = -0,269%

– Ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành đơn vị (mz)

+ Ðến mức hạ giá thành chung:
ΔMzmz = Mz1 – (ΣQ1i Zki -ΣQ1i Z0i)
= -3.984 + 3.363 = -621 nghìn đồng
+ Ðến tỷ lệ hạ giá thành = (-621/ 93.321)100 = – 0,665%
Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng và nhận xét.
* Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng
Các nhân tốảnh
hưởng
Mức hạ (nghìn
đồng) Tỷ lệ hạ (%)
Khối lượng – 112,2 0
Kết cấu – 250,8 – 0,269
Giá thành đơn vị – 621,0 – 0,6625
Cộng – 984,0 – 0,934

Kết quả cộng các nhân tố ảnh hưởng này luôn bằng đối tượng phân tích (Kết
quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch).

* Nhận xét:

Qua kết quả phân tích cho thấy DN đã hoàn thành và thực hiện tốt nhiệm vụ hạ
giá thành ở cả 2 chỉ tiêu: Mức hạ đã hạ thêm 984 ngàn đồng và tỷ lệ hạ đã hạ thêm
0,934%. Ðây là dấu hiệu tốt, đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của DN trong việc quản
lý sản xuất nói chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng,
phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đã tăng thêm lợi tức và tăng thêm tích luỹ cho DN.

Xem xét các nhân tố ảnh hưởng cho thấy cả 3 nhân tố đều tác động tích cực
làm giảm được mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Trong đó đáng chú ý là mức hạ giá
thành đơn vịđã làm mức hạ giá thành chung hạ thêm 621 nghìn đồng với tỷ lệ hạ giá
thành hạ thêm là 0,665%. Ðiều này chứng tỏ DN đã quản lý khá tốt về chi phí và đã
tiết kiệm chi phí góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho
DN.