Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

4.7/5 – (3 bình chọn)

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một bài tập mà hầu hết các bạn sinh viên đều sẽ phải làm khi ngồi trên ghế nhà trường và là một bài toán phải giải của các doanh nghiệp. Hôm nay, Luận Văn 24 sẽ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để các bạn sinh viên có thể hình dung được cách làm dạng bài tập này và các doanh nghiệp cũng sẽ có hướng giải quyết bài toán này cho ngành của mình.

Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-1Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-1

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?

Trước khi đi vào phân tích cụ thể mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk, chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại các kiến thức cơ bản về mô hình này.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được xây dựng bởi một nhà khoa học, nhà hoạch định chiến lược hàng đầu thế giới Michael Porter, công bố lần đầu tiên vào năm 1979. Michael Porter đã khái quát các ngành, doanh nghiệp vào chung một mô hình với 5 yếu tố cơ bản để nghiên cứu về sự biến đổi lợi nhuận của các ngành một cách khoa học nhất.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh gồm có 5 áp lực bao gồm: 

Sức mạnh của nhà cung cấp

Nhà cung cấp là những đơn vị cung cấp trực tiếp nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp có thể tạo ra thành phẩm, sản phẩm cuối cùng. Mỗi sự thay đổi về giá cả hay chất lượng nguyên vật liệu đều ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Là những đối thủ trực tiếp cung cấp các sản phẩm cùng chủng loại và công dụng như sản phẩm của doanh nghiệp. Cuộc chiến giành thị phần, khách hàng dựa trên giá cả, nhãn hiệu, chất lượng,.. là cuộc đấu không có hồi kết từ xưa đến nay.

Áp lực từ khách hàng

Ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng trở nên thông thái và nhạy cảm hơn rất nhiều không chỉ vấn đề về giá cả, chất lượng mà còn nằm ở hình ảnh công ty, thương hiệu sản phẩm, tính đầy đủ của thông tin,… Chỉ cần một yếu tố làm không tốt cũng có thể làm cho khách hàng quay lưng với doanh nghiệp của bạn.

Sản phẩm thay thế

Là những sản phẩm không cùng loại nhưng có công dụng tương tự và những đặc điểm nổi trội riêng mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để sử dụng nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó, có thể là sức khỏe, tính cộng đồng, an toàn,..

Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-2Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-2

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Là những doanh nghiệp chưa tham gia vào ngành nhưng nếu họ có ý định gia nhập ngành thì sẽ đe dọa lớn đến lượng khách hàng hiện có của các sản phẩm hiện tại trong ngành và trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Sau khi các bạn đã nhớ lại những kiến thức về mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chúng ta hãy cùng nhau phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để hiểu rõ hơn về mô hình này.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu trên thị trường Việt Nam và là doanh nghiệp đứng thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt. Vinamilk có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn bộ 63 tỉnh thành, bao gồm các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa,…

Tuy nhiên, là một doanh nghiệp trên thị trường, Vinamilk cũng không thể nằm ngoài những áp lực cạnh tranh của ngành.

Áp lực từ khách hàng

Các khách hàng, bao gồm cả các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị và khách hàng cuối cùng đều có thể gây áp lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng cuối cùng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu sữa khác nhau với mẫu mã, hương vị đa dạng. Yếu tố giá cả không còn quá quan trọng với người tiêu dùng.

Khách hàng cuối cùng sẽ quan tâm đến thương hiệu sản phẩm, sự khác biệt, tác dụng nổi bật hơn là giá cả. Các doanh nghiệp lúc này có xu hướng xây dựng hình ảnh cho sản phẩm thông qua chất lượng, thương hiệu, quan hệ công chúng,.. tiếp theo mới tới giá cả.

Do đây là một mặt hàng thiết yếu, được sử dụng lớn bởi trẻ em, mẹ bầu và người cao tuổi nên khi các nguyên vật liệu đầu vào tăng, các doanh nghiệp có thể tăng giá mà không bị ảnh hưởng đến doanh số.

Tuy nhiên, các đại lý bán lẻ, bệnh viện, nhà thuốc lại có khả năng tác động lớn đến doanh nghiệp bởi họ có thể dễ dàng điều hướng khách hàng. Nếu chính sách hoa hồng, chiết khấu không thỏa đáng, họ có thể điều hướng khách hàng sang các phẩm khác để tăng thu nhập cho mình.

Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-3Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-3

Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Có thể nói, các sản phẩm từ sữa phải chịu ít sự đe dọa từ sản phẩm thay thế do tính thiết yếu và yếu tố dinh dưỡng, phổ biến mang lại. Các sản phẩm có thể thay thế cho sữa nước có thể là sữa từ các hạt ngũ cốc, sữa đậu nành hay là các loại nước giải khát có pha sữa,..

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Để gia nhập được ngành hàng này, các doanh nghiệp sẽ gặp phải những rào cản tương đối lớn và để thành công thì không phải là một điều dễ dàng khi mà hiện nay ngành này đã tương đối bão hòa.

Các rào cản đó bao gồm:

  • Chi phí gia nhập ngành: 

Tùy vào số lượng, chủng loại mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ có các mức chi phí khác nhau. Nếu là các sản phẩm sữa nước và sữa chua thì chi phí này khá cao, do doanh nghiệp sẽ phải đầu tư tương đối lớn để nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.

  • Kênh phân phối: 

Thương hiệu sữa Vinamilk hiện nay đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối rộng, dày đặc trên cả nước. Tất cả các siêu thị, các đại lý, tạp hóa đều được tận dụng triệt để nên nếu muốn gia nhập ngành này, doanh nghiệp bạn cần phải có một chiến lược chu toàn để có thể thuyết phục các kênh này đưa sản phẩm của bạn vào hệ thống.

  • Tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu: 

Như đã nói, ngành sữa hiện nay có rất nhiều các thương hiệu đang cạnh tranh với nhau cả trong và ngoài nước. Nên để có thể tồn tại trên thị trường, sản phẩm và thương hiệu của bạn phải tạo được sự nổi trội vượt bậc so các thương hiệu sản phẩm khác. Điều này không hề dễ dàng.

Áp lực từ nhà cung cấp

Nguồn sữa của Vinamilk chủ yếu đến từ trang trại mà công ty tự phát triển và các hộ nông dân nhỏ lẻ. Họ chưa có kỹ thuật chăm sóc tốt, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư nên chất lượng sữa thường thay đổi thất thường, khiến họ gặp nhiều bất lợi. Do đó quyền chủ động thường thuộc về phía của doanh nghiệp.

Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-4Hinh-anh-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk-4

Tuy nhiên, đó chỉ là nguồn sữa nước, còn về các nguyên vật liệu và nguồn sữa bột thì Vinamilk nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài bởi các thương hiệu lớn hàng đầu trên thế giới.

Đối với các nhà cung cấp này, Vinamilk lại không có mấy thuận lợi trong quyền thương lượng và phải chịu nhiều áp lực nhưng lại yên tâm về mặt chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ các thương hiệu trong nước và nước ngoài như: TH True Milk, Nestle, Mead Johnson, Abbott,..

Đối với các mặt hàng sữa nước, Vinamilk đang phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu sữa lớn như Cô gái Hà Lan, Mộc Châu, TH True Milk,.. Trong những năm gần đây, TH True Milk nổi lên một cách đáng kinh ngạc khiến cho tất cả các thương hiệu đã tồn tại lâu trong ngành cũng đều phải dè chừng.

Vinamilk cũng có các sản phẩm cà phê, đường, và phomai tuy nhiên nó lại không thành công vì khó cạnh tranh được với các thương hiệu lớn trong ngành và không mang chung bản sắc với các sản phẩm khác cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Trên đây là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk mà Luận Văn 24 đã phân tích. Hy vọng Case Study này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín hoặc muốn được giải đáp thêm về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0988 55 2424 hoặc qua email [email protected] để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguồn: Luanvan24.com

5/5

(1 Review)

Đặng Thu TràĐặng Thu Trà

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.