Phân tích khái niệm An ninh mạng để chứng minh sự phù hợp với tình hình hiện nay

Câu hỏi: Điều 2 Luật An ninh mạng quy định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Đồng chí hãy phân tích khái niệm trên để chứng minh sự phù hợp với tình hình thực tế hiện nay?

Trả lời:

Việt Nam chính thức kết nối với thế giới qua world wide web ngày 19/11/1997. Từ đó đến nay,  nước ta đã ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời sống xã hội đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng.

Tìm hiểu Luật An ninh mạng 2018Tìm hiểu Luật An ninh mạng 2018

Tính đến tháng 01/2018, Việt Nam có 64/96 triệu người dùng internet. Việt Nam xếp thứ 7 với 58 triệu người dùng Facebook. Lượng người dùng Facebook tăng 9 lần so với tốc độ tăng dân số.

Như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, mạng xã hội đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của nước ta. Số người Việt Nam tham gia vào mạng internet ngày càng tăng, các dịch vụ ngày càng được số hóa, cung cấp trên mạng internet nên rất thuận lợi cho hoạt động của chính quyền cũng như người dân.

(Theo bạn vấn đề nào là cần thiết nhất khi ban hành Luật An ninh mạng?)

Tuy nhiên, thời gian qua việc lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để thực hiện âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia, lật đổ chính quyền, xâm phạm trật tự xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ngày càng gia tang, tình trạng tin giả, giả mạo lãnh đạo Đảng, Nhà nước diễn ra khá phổ biến. Chính vị vậy, Luật an ninh mạng  quy định: An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để hiểu rõ thế nào là không gây phương hại đến an ninh quốc gia thì chúng ta phải biết “an ninh quốc gia” là gì?.

Theo Luật An ninh quốc gia năm 2004 thì: An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo khái niệm an ninh quốc gia và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia gồm xâm phạm chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Từ thực tiễn cho thấy tình hình xâm phạm an ninh quốc gia ở nước ta trong thời gian qua có diễn biến hết sức phức tạp, các thế lực thù địch trong nước cũng như ở nước ngoài đã lợi dụng mạng internet, mạng xã hội facebook, youtube…để tuyên tuyền, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây mất đoàn kết trong nội bộ, mất niềm tin trong Nhân dân, từ đó thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, lật đổ chế độ băng cách mạng màu, không cần chiến tranh.

Điển hình như: Lợi dụng việc Quốc hội thảo luận để thông qua Luật An ninh mạng, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, các thế lực thù địch đã sử dụng mạng intetnet, mạng xã hội kích động, kêu gọi, lôi kéo người dân xuống đường phản đối, đập phá trụ sở cơ quan nhà nước, gây thiệt hại không nhỏ cho chính quyền địa phương.

Theo Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh  (đăng ngày 12/6/2018) thì nhóm người quá khích ở Bình Thuận đã làm  hơn 60 xe ô tô, mô tô bị đập phá, thiêu rụi; một số trụ sở cũng bị phóng hỏa, thiệt hại lên đến nhiều tỷ đồng

Hay như việc giả mạo các trang web của lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưa ra các thông tin không chính thống, đánh lừa dư luận khá nhiều nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời:

          Hay việc lợi dụng mạng xã hội facebook để xuyên tạc lịch sử, mạng facebook đã đưa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào bản đồ Trung Quốc, sau đó Bộ Thông tin Truyền thông đã phản đối và Facebook đã cập nhật lại thông tin bản đồ vào ngày 2/7/2018, Theo đó, hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã bị tách khỏi bản đồ Trung Quốc.

Việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, từ ngày 21 đến 27/9/2018, trên mạng xã hội có 36.004 bài viết, 174.921 bài bình luận, 198.384 lượt chia sẻ và hàng triệu lượt “like” với nhiều thông tin hình ảnh xuyên tạc, ác ý nhằm nói xấu chế độ và nói xấu lãnh đạo.

Sự cần thiết ban hành Luật An ninh mạngSự cần thiết ban hành Luật An ninh mạng

          Không chỉ xâm phạm an ninh quốc gia mà thời gian qua một số đối tượng đã lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để xâm phạm trật tự an toàn xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

          Điển hình của xâm phạm trật tự an toàn xã hội là việc tổ chức đánh bạc qua mạng với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng, rồi các trang web bán dâm, khiêu dâm tràn lan, không kiểm soát được; tình trạng lừa đảo qua mạng điện thoại, mạng xã hội facebook, mạng internet diễn ra phổ biến, ngày càng gia tăng:

          Như vụ đánh bạc qua mạng do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu với số tiền đánh bạc lên tới 9.583,2 tỷ đồng.

          Rồi tình trạng sử dụng mạng viễn thông, mạng xã hội để lừa đảo diễn ra phổ biến . Theo thống kê có tới 60% số vụ lừa đảo trên mạng xã hội bằng tài khoản facebook. 420.000 tài khoản facebook ở Việt Nam bị rò rỉ thông tin.

 (Tổng hợp 20 câu hỏi tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018)

          Từ thực tiễn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thời gian qua thì việc Luật An ninh mạng quy định “an ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” là phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo cho mọi cá  nhân, tổ chức khi tham gia vào môi trường mạng phải có chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bên cạnh việc được nhà nước đảm bảo tự do thông tin, tự do kết nối, chia sẻ nhưng phải chịu trách nhiệm nếu hành vi của mình xâm phạm vào an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Rubi