Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola

Để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola tại bài viết dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola

Theo Wikipedia, Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company) là một doanh nghiệp về đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ. Coca-Cola có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware.

Coca-Cola (thường được nói tắt là Coca) cũng là một thương hiệu nước ngọt có ga chứa nước carbon dioxide bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-Cola được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích ban đầu là trở thành một loại biệt dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX. 

coca colacoca cola

Công ty Coca-Cola sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần chất lỏng cô đặc. Phần nước này sau đó sẽ được bán cho các nhà máy đóng chai Coca-Cola có giấy phép kinh doanh trên khắp thế giới. Các loại Coca-Cola đóng chai sau đó sẽ được bày bán phân phối và vận chuyển tới các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và máy bán hàng tự động trên toàn thế giới. Công ty Coca-Cola ngoài ra cũng bán phần cô đặc trong các thùng chứa nước ngọt tại các nhà phân phối dịch vụ thực phẩm và các nhà hàng lớn.

Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke. Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke Ngoài ra còn có thể kể tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê. 

sản phẩm của coca-colasản phẩm của coca-cola

Vào năm 2013, các sản phẩm Coke đã được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Dựa trên nghiên cứu về “thương hiệu toàn cầu tốt nhất” năm 2015 của Interbrand, Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu và thương mại.

Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960 và chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1964 khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại. 

Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.

Phân tích chiến lược kinh doanh cocaPhân tích chiến lược kinh doanh coca

Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.

Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.

Với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng, công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh.

Phân tích mô hình SWOT của Coca-Cola

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

phân tích SWOT trong doanh nghiệpphân tích SWOT trong doanh nghiệp

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Điểm mạnh (Strengths)

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Coca-Cola, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Thương hiệu nổi tiếng

Trên quy mô toàn cầu, Coca-Cola là nhà cung cấp số một thế giới về nước uống, nước ép và các đồ uống làm từ nước ép, trà và cà phê pha sẵn.

Kể từ khi quay lại thị trường Việt Nam năm 1994, Coca-Cola đã đầu tư hơn 200 triệu USD cho thị trường này và có các nhà máy đóng chai ở Hà Tây (cũ), Đà Nẵng và TP HCM. Công ty cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều thương hiệu nước giải khát nổi tiếng như Coca-Cola, Sprite, Fanta, Thumbs Up, Coca-Cola Light (cho người ăn kiêng), Schweppes; cùng các sản phẩm mới như nước cam có tép Minute Maid Splash, nước uống tinh khiết đóng chai Joy và nước tăng lực Samurai.

Sự tự tin

Nếu có một thương hiệu nào đó được xem là tự tin thì đó phải là Coca-Cola và sự tự tin này được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ. 

Coca cola sloganCoca cola slogan

Những câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là CocaCola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.

Mạng lưới phân phối rộng khắp

hệ thống phân phối của coca-colahệ thống phân phối của coca-cola

Nhờ vào thị phần lớn cùng khả năng thống lĩnh thị trường, Coca cola có thể nắm giữ khả năng thương lượng cao đối với các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của mình. Dựa trên đó, công ty này có thể có những đàm phán về giao dịch tốt hơn và trở nên linh hoạt hơn trong hoạt động của mình. 

Đọc thêm: Chiến lược phân phối của Coca cola tại Việt Nam

Điểm yếu (Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh, Coca-Cola cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Coca-Cola có thể được kể đến như sau: 

Phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

Mặc dù đầu tư một mạng lưới đồ uống phong phú với nhiều thương hiệu đắt tiền nhưng nguồn thu của Coca cola vẫn chủ yếu tới từ thị trường đồ uống không cồn. Khác với đối thủ nặng ký Pepsi khi công ty này cố gắng mở rộng sản phẩm ra các thị trường như đồ ăn nhẹ, ngũ cốc, khoai tây chiên, mì ống và nhiều loại sản phẩm làm từ sữa, thì Coca cola vẫn trung thành với thị trường đồ uống của mình.

Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

Với hơn 60% doanh thu của toàn công ty tới từ thị trường ngoài Mỹ nên Coca cola cũng gặp phải những rủi ro về tỷ giá ngoại tệ. Vì vậy, Coca-Cola cần có những chiến lược và công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái.

Cơ hội (Opportunities)

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Coca-Cola có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

Tăng sự hiện diện ở các quốc gia đang phát triển

Sự phổ biến của coca colaSự phổ biến của coca cola

Nhiều khu vực có khí hậu nóng có mức tiêu thụ cao nhất cho đồ uống lạnh. Do đó, Coca-Cola có cơ hội mở rộng thị trường của mình sang các quốc gia đang phát triển – các quốc gia Trung Đông và Châu Phi là một ví dụ điển hình.

Mở rộng thị phần nước uống đóng gói

Coca-Cola sở hữu một số nhãn hiệu nước uống đóng gói giống như Kinley. Vì vậy, Coca-Cola có cơ hội để mở rộng thị phần dành cho thị trường này. Coca-Cola cũng có cơ hội để xây dựng rộng và mang lại nhiều đồ uống lành mạnh hơn trên phân khúc để tránh sự chỉ trích của người xung quanh.

Thách thức (Threats)

Bên cạnh cơ hội thì Coca-Cola cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Coca-Cola có thể được liệt kê như sau:

Mức độ cạnh tranh cao 

Một trong những yếu tố thách thức đầu tiên trong mô hình SWOT của Coca cola đến từ mối đe dọa cạnh tranh của các thương hiệu đồ uống như Pepsi, nước tăng lực Red Bull và Monster. Mặc dù Coca cola đang dẫn đầu trong phân khúc đồ uống nhưng công ty đang có sự tăng trưởng trong cả chi phí lẫn hoạt động kinh doanh do sự cạnh tranh ngày càng tăng cao. 

Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe

Nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe đã tăng cao trong những năm gần đây. Những xu hướng này nhìn chung đã ảnh hưởng không tốt tới Coca cola khi hãng này được xem là một trong những thương hiệu có những sản phẩm không lành mạnh, dễ gây béo phì… 

BẢNG TÓM TẮT PHÂN TÍCH SWOT CỦA COCA COLA

Điểm mạnh 
Điểm yếu
Cơ hội
Thách thức 

  • Thương hiệu nổi tiếng

  • Mạng lưới phân phối rộng khắp

  • Phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

  • Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

  • Tăng sự hiện diện ở các quốc gia đang phát triển

  • Mở rộng thị phần nước uống đóng gói

  • Mức độ cạnh tranh cao 

  • Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe

 

AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh

AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
  • Quản lý nhân viên sale
  • Quản lý nhân viên đi thị trường
  • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
  • Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • Báo cáo doanh số, hiệu suất nhân viên…

Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh?

Thử ngay MISA AMIS CRM – Bộ giải pháp quản trị hoạt động sale marketing toàn diện

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola

Để có thể trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, Coca-Cola đã xây dựng và triển khai những kế hoạch kinh doanh quốc tế hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola là gì?

Chiến lược đa thị trường nội địa

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trường quốc tế đó là chiến lược đa thị trường nội địa.

Đây là chiến lược hướng đến việc tối đa hóa đáp ứng nhu cầu địa phương. Đặc điểm của công ty thực hiện chiến lược đa thị trường nội địa là họ tùy biến sản phẩm và chiến lược marketing để phù hợp với yêu cầu địa phương.

Chiến lược kinh doanh của Coca colaChiến lược kinh doanh của Coca cola

Do lúc này Coca Cola mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường nội địa của các quốc gia khác. Để có những bước đi chắc chắn, tạo sự thuận lợi khi đặt chân lên các quốc gia này, Coca Cola cần đáp ứng tốt nhu cầu ở từng địa phương để tạo sự chấp nhận đối với sản phẩm này. Coca Cola đã nghiên cứu và đưa ra các dòng sản phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa phương. 

Chiến lược toàn cầu hóa 

Trong giai đoạn từ năm 1981 – 2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola là chiến lược toàn cầu hóa.

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược toàn cầu thường tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường. 

ĐọC thêm: Chiến lược Marketing của Coca Cola

Từng hoạt động tạo giá trị như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm được tập trung thực hiện ở một số ít địa điểm trên thế giới nhằm khai thác kinh tế qui mô và kinh tế địa điểm. 

Với chiến lược này, ông Roberto Goizueta, với khẩu hiệu: “Think global, act global”, đã đẩy Coca-Cola trở thành một công ty toàn cầu, tập trung rất nhiều các hoạt động quản lý và tiếp thị tại các trụ sở công ty ở Atlanta, tập trung vào các thương hiệu cốt lõi của công ty, và mua cổ phần sở hữu của các công ty đóng chai nước ngoài để công ty có thể có ảnh hưởng lên sự kiểm soát chiến lược nhiều hơn đối với họ. Chiến lược toàn cầu hóa Coca ColaChiến lược toàn cầu hóa Coca Cola

Chiến lược toàn cầu hóa giúp Coca-Cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm năng bên ngoài. Và hơn hết, tiêu chuẩn hóa giúp Coca-cola tập trung vào sản phẩm cốt lõi, kiểm soát chiến lược kinh doanh và giảm chi phí.

Hơn nữa, áp dụng chiến lược toàn cầu hóa, Coca-cola có thể quản lý được chất lượng sản phẩm và tạo được thương hiệu bền vững. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh, dần dần giành thị phần. Với chiến lược này, ông Goizueta đã giúp Coca-Cola thu được 67% trong tổng thu nhập và 77% lãi từ các quốc gia ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ. 

Chiến lược xuyên quốc gia 

Hiện nay, chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola là chiến lược xuyên quốc gia.

Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường. 

Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí). 

Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương.

Lý do mà Coca-Cola lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

  • Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.

  • Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh

Qua phân tích hai nhóm áp lực: Áp lực giảm chi phí cao và Áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao, từ đó, Coca-Cola, dưới sự lãnh đạo của ông Neville Isdell, đã chuyển sang thực hiện Chiến lược xuyên quốc gia.

Chiến lược này là sự kết hợp giữa cả hai chiến lược toàn cầu của Goizueta và chiến lược đa nội địa của Daft trước đây. Để đáp ứng nhóm áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương, Coca-Cola xem xét và hướng dẫn việc phát triển và tiếp thị sản phẩm địa phương, nhưng tiếp nhận niềm tin rằng chiến lược, bao gồm giá cả, dịch vụ sản phẩm, và thông điệp tiếp thị, cần được thay đổi từ thị trường này đến thị trường khác để phù hợp với các điều kiện địa phương. 

Bao bì coca cho Dịp Tết Nguyên Đán Việt NamBao bì coca cho Dịp Tết Nguyên Đán Việt Nam

Bằng cách kết hợp cả hai tính chất của từng chiến lược, Coca-Cola xây dựng một hình ảnh của một thương hiệu được xác định cũng như hiểu rõ thực tiễn địa phương mà cho phép họ tạo ra và nắm lấy sự khác biệt văn hóa. Coca-Cola tự hào không chỉ vì tạo nên thương hiệu riêng biệt của nó mà còn đối với sự chú tâm của mình cho nhu cầu thị trường địa phương. 

Tổng kết

Để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả. Các chiến lược chính trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola bao gồm

  • Chiến lược đa thị trường nội địa

  • Chiến lược toàn cầu hóa

  • Chiến lược xuyên quốc gia

Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã thêm về những chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola từ đó tham khảo để triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ghé thăm blog của chúng tôi để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé!

 10,925 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]