Phân tích chiến lược kinh doanh của Apple: Chìa khoá dẫn đến thành công
Thương hiệu Apple là thương hiệu sản xuất thiết bị công nghệ nổi tiếng trên toàn cầu. Để có được thành công mang tầm quốc tế như vậy, Apple đã phải thực hiện rất nhiều các chiến lược khác nhau. Để lý giải cho sự thành công của Apple, cùng Ori tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Apple nhé!
Mục Lục
I. Giới thiệu về thương hiệu Apple
Apple hay Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ của nước Mỹ. Trụ sở chính của Apple được đặt tại thành phố Cupertino, bang California. Công ty được thành lập vào ngày 01/4/1976, được đặt tên là Apple Computer, Inc., sau đó được nhà sáng lập đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007.
Sản phẩm đầu tiên của công ty Apple là chiếc Apple I có giá trị 666.66 USD. Hiện nay, công ty đã trở thành thương hiệu sản xuất thiết bị công nghệ hàng đầu trên thế giới nhờ chiến lược định vị thương hiệu của Apple.
Apple
hay Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ của nước Mỹ
II. Nhân tố chính trong chiến lược kinh doanh của Apple
1. Mục tiêu chiến lược của Apple
Trong mọi chiến lược kinh doanh, mục tiêu chiến lược luôn là điều mà thương hiệu cần xác định rõ ràng. Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Apple luôn được thay đổi trong từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, hãng vẫn luôn tập trung vào các vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận cũng như giá trị của thương hiệu và mức độ ảnh hưởng.
2. Khách hàng mục tiêu của Apple
Khách hàng mục tiêu Apple xác định là những người tiêu dùng có mức thu nhập cao tức là ở phân khúc thị trường cao cấp.
Khách hàng mục tiêu của Apple nằm trong phân khúc thị trường cao cấp
Khách hàng mục tiêu của Apple nằm trong phân khúc thị trường cao cấp
3. Thị trường của Apple
Trong mỗi chiến lược kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu luôn là điều cần thiết. Nếu việc xác định không đúng sẽ khiến doanh nghiệp lãng phí các nguồn lực lại không đem về hiệu quả như mong muốn. Apple phân chia thị trường của mình thành nhiều phân đoạn khác nhau. Đặc biệt thực hiện các hoạt động tập trung vào thị trường chính. Trong đó, thị trường chính của Apple là những khu vực, quốc gia mà người dân có mức thu nhập cao như Mỹ hay Trung Quốc.
III. Phân tích mô hình SWOT của Apple
1. Điểm mạnh (Strengths)
1.1. Sản phẩm sáng tạo cùng thiết kế vô cùng độc đáo
Apple trở thành công ty hàng đầu sản xuất thiết bị công nghệ nhờ khả năng tự thiết kế từ phần cứng cho tới phần mềm trong các sản phẩm.
Mỗi năm, Apple đều tung ra sản phẩm mới dựa vào việc cải tiến các sản phẩm đã có từ thiết kế đến chức năng. Đó là chiến lược thương hiệu của Apple giúp hãng luôn chiếm lĩnh được thị trường mặc dù sản phẩm luôn định giá cao hơn các đối thủ.
1. 2. Giới thiệu các dịch vụ mới
Apple đã cho ra mắt các dịch vụ mới nhờ sự cải tiến của công nghệ, có thể kể đến các dịch vụ như: Apple TV +, Apple Music, iTunes, Apple Card và Apple Arcade. Từ đó, họ liên tục cho ra đời các sản phẩm cũng như đổi mới các danh mục sản phẩm đã trở thành thế mạnh cạnh tranh lớn trong chiến lược kinh doanh của Apple.
1.3. Văn hóa doanh nghiệp
Nhờ nhờ văn hóa công ty mà Apple liên tục lọt top các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới bởi chiến lược kinh doanh của Apple là cung cấp các sản phẩm chất lượng cao. Họ luôn áp dụng tư duy đổi mới, sáng tạo sản phẩm liên tục đã giúp phát triển văn hóa nội bộ mạnh mẽ. Ngoài ra, Apple có một văn hóa là giữ bí mật tuyệt đối. Apple giới hạn tối đa các vấn đề giao tiếp với truyền thông, khách hàng và cổ đông của mình.
Apple liên tục lọt top các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới
1.4. Công nghệ xuất sắc
Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple tập trung vào chất lượng và đó đang là yếu tố tiên quyết để khách hàng thể hiện lòng trung thành với thương hiệu. Apple đã cho đổi mới liên tục, và đáp ứng chất lượng sản phẩm tốt nhất nhưng vẫn hướng tới sự đơn giản đã giúp nhà Táo có thể đánh bại hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh. Apple đi ngược các đối thủ cạnh tranh của mình bằng việc luôn đơn giản hóa sản phẩm nhất có thể.
2. Điểm yếu (Weaknesses)
2.1. Mạng lưới phân phối hạn chế
Bởi Apple đang tự bán sản phẩm của mình nên mạng lưới phân phối của họ đang bị hạn chế, họ có rất ít cửa hàng trên khắp thế giới. Hầu hết những người có nhu cầu mua sản phẩm đều thông qua các bên trung gian khiến khả năng tiếp cận cũng như tính tiện lợi cho người mua hàng bị hạn chế.
2.2. Thiếu khả năng tương thích
Các sản phẩm của nhà Táo không cho các phần mềm hoặc công nghệ khác hỗ trợ mà các sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện chính hãng. Điều đó, đã giúp Apple tăng thêm doanh thu nhờ việc khách hàng phải mua các phụ kiện tương thích để sử dụng sản phẩm.
2.3. Giá cao
Trong chiến lược định giá của Apple, “ông trùm công nghệ” đang định giá các sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp. Vì vậy, với các nước có nền kinh tế kém phát triển người dân thường lựa chọn các sản phẩm có mức giá rẻ hơn như Samsung.
Sản phẩm của Apple ở phân khúc cao cấp
3. Cơ hội (Opportunities)
3.1. Mức độ trung thành với thương hiệu
Các sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple luôn được hưởng ứng vô cùng vô cùng mạnh mẽ. Ngoài ra, thương hiệu cũng đang có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao là 92%.
Với lợi thế này, thương hiệu đã luôn thống lĩnh được thị trường và tăng tỉ lệ bằng thực hiện phát triển nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa để làm hài lòng các khách hàng của mình.
3. 2. Bổ sung vào dòng sản phẩm
Chiến lược kinh doanh của Apple hiện nay chỉ giúp hãng chiếm được một phần trong thị trường smartphone nhất định. Vì vậy, Apple nên có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ với giá thành thấp để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác cũng như khách hàng có mức thu nhập thấp vẫn có thể sử dụng.
4. Thách thức (Threats)
4.1. Gia tăng cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay, ngành công nghệ đang dần phát triển, từ đó mở ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh mới có thể thâm nhập thị trường.
4.2. Sự bùng phát của Coronavirus và những căng thẳng mới trên toàn cầu
Hầu hết các công ty đều dựa vào sản xuất và thiết lập chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Corona đầu năm 2020 đã gây thiệt hại tới 20% doanh thu hàng năm của Apple. Điều này có thể trở thành mối đe dọa lớn với nhà Táo nếu không có các giải pháp để khắc phục kịp thời trong thời gian tới.
Thứ hai, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang bị đánh thuế cao hơn, điều đó có thể dẫn đến việc định giá sản phẩm cao hơn. Điều này ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận và buộc Apple phải tăng giá sản phẩm của mình cao hơn nữa.
4.3. Kiện cáo
Apple đang phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện mà chủ yếu đều liên quan đến trải nghiệm của khách hàng. Và Apple đã phải chi trả một số tiền khá lớn để bồi thường sau những vụ kiện đó.
mô hình SWOT là gì và những yếu tố quan trọng của mô hình cùng Ori Agency.
Sau khi đọc những thông tin trên chúng ta đã phần nào hiểu được mô hình SWOT của Apple nói chung và mô hình SWOT nói riêng. Để hiểu thêm mô hình chi tiết thì hãy cùng nhau tìm hiểuvà những yếu tố quan trọng của mô hình cùng Ori Agency.
IV. Phân tích chiến lược kinh doanh của Apple
1. Chiến lược Marketing Marketing
Có được thành công mang tầm quốc tế như hiện nay, Apple đã phải thực hiện rất chiến lược kinh doanh quốc tế hay thực hiện 4 chiến lược kinh doanh quốc tế tiêu biểu. Và chiến lược marketing cũng không thể không kể đến trong việc góp phần tạo được thành công.
1.1. Marketing của Apple
a. Chiến lược khác biệt hóa – tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm
Sản phẩm Macbook cho đến các máy nghe nhạc iPod hay các thiết bị di động iPhone và iPad hay bất kì các sản phẩm của Apple, thương hiệu đã sử dụng hệ đình hành chính hãng IOS hay Mac để gửi thông điệp mạnh mẽ rằng các sản phẩm của mình vượt trội hơn các đối thủ. Apple đã thực hiện chiến lược khác biệt hóa bằng cách:
-
Đột phá trong thiết kế sản phẩm
-
Phát triển hệ điều hành chính hãng
-
Định giá các sản phẩm của Apple theo chiến lược khác biệt
-
Phát triển và kết nối cộng đồng người dùng
Việc phát triển và kết nối cộng đồng người dùng là một trong những yếu tố giúp chiến lược định vị thương hiệu của Apple được thành công. Apple tạo ra được một cộng đồng người dùng trung thành. Cùng với đó, Apple đã kết nối họ bằng việc cho phép bất kỳ ai có sử dụng hệ điều hành Mac hay IOS đều có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, hình ảnh, video.
b. Nội dung quảng cáo tập trung vào lợi ích của khách hàng
Trong các chiến lược của Apple đối với sản phẩm iphone hay bất kì sản phẩm nào khác thì các quảng cáo luôn đề cao sự sáng tạo, tập trung vào lợi ích của khách hàng bằng cách hãng sử dụng những nội dung đơn giản, nhắm trực tiếp vào lợi ích và sự cần thiết của những tính năng mà sản phẩm Apple có.
Nhờ đó mà Apple đã mang đến nhiều trải nghiệm cho khách hàng để họ cảm nhận sự khác biệt.
Apple đã mang đến nhiều trải nghiệm cho khách hàng
1.2. Marketing của Apple theo mô hình 4P
a. Sản phẩm
Apple Inc. thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của mình để đem lại hiệu quả cao trong chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, các sản phẩm đều hướng tới phân khúc thị trường cao cấp. Đặc biệt, ở mỗi sản phẩm của nhà Táo đều mang tính sáng tạo, có độ bền và chất lượng cao. Hơn nữa, Apple cũng thực hiện liên tục việc nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ để giúp khách hàng được tăng trải nghiệm.
b. Giá
Thương hiệu luôn có chiến lược định giá sản phẩm một cách hiệu quả, phù hợp với giá trị sản phẩm của mình cung cấp. Một số chiến lược giá nổi bật Apple đã sử dụng:
-
Định giá sản phẩm theo Premium
-
Apple định giá sản phẩm theo giá trị
-
Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng
c. Phân phối
Apple đã sử dụng vô số các kênh bán hàng dùng để phân phối sản phẩm của mình. Các kênh Apple thường sử dụng là:
-
Trang web
-
Bán lẻ theo hình thức trực tuyến từ các trang web
-
Đại lý của công ty
-
Cửa hàng của Apple
-
Cửa hàng bán lẻ điện tử của địa phương
Ngoài ra, Apple còn phân phối sản phẩm của những cho những đại lý ủy quyền. Vì vậy mạng lưới phân phối của hãng dần được phủ khắp thế giới.
d. Xúc tiến hỗn hợp
Thương hiệu Apple từ lâu đã được biết đến với các chiến dịch quảng cáo vô cùng thông minh và đem lại hiệu quả rất cao, thu hút được số lượng khách hàng rất lớn phủ sóng trên toàn cầu. Cũng vì vậy mà chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple đạt được thành công.
Các chiến dịch hiệu quả có thể kể tới:
-
Các chiến dịch quảng cáo khác biệt và độc đáo
-
Ít có những chính sách ưu đãi về giá để nhấn mạnh giá trị sản phẩm
2. Chiến lược định vị thương hiệu – “Think Different”
Hiện nay, Apple đang thu hút khách hàng bởi sản phẩm có kiểu dáng đẹp và còn đáp ứng được cảm xúc của người mua. Thông điệp mà Apple luôn hướng tới “Think Different” đã cho người dùng thấy thương hiệu đang đặt mục tiêu đi đầu về sự sáng tạo, và luôn luôn cố gắng để có thể kết nối cảm xúc với khách hàng.
Chiến lược định vị thương hiệu – “Think Different”
Apple có thể được coi là một phần của nguyên mẫu The Creator. Cũng giống như các ảo thuật gia, họ biến ước mơ thành hiện thực, nhưng họ sử dụng sự đổi mới để đưa chúng thành hiện thực. Người sáng tạo có xu hướng là những người thiết lập xu hướng và không ngừng nỗ lực để trở thành và làm tốt nhất.
Một ví dụ tuyệt vời về chiến lược xây dựng thương hiệu của họ là chiến dịch “Think Different”. Họ nhận ra rằng khách hàng của họ muốn trở thành những người tuyệt vời, sáng tạo, thay đổi cuộc chơi và khác biệt. Họ biết rằng đối thủ cạnh tranh của họ rất mạnh và có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt, vậy làm thế nào để họ có thể thuyết phục khách hàng chọn mình? Thông qua thông điệp đổi mới và sáng tạo, theo sau là các sản phẩm trông khác biệt và hoạt động khác biệt.
Apple muốn truyền cảm hứng và họ làm như vậy thông qua các sản phẩm sáng tạo và cải tiến giúp ước mơ của khách hàng thành hiện thực. Họ muốn cho bạn thấy rằng họ không chỉ “nghĩ khác” mà còn muốn khách hàng của mình cũng “nghĩ khác”.
Chiến dịch “Think Different” của Apple là một ví dụ tuyệt vời về việc một doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu của họ từ trong ra ngoài. Bằng cách đó, họ đã đảm bảo lòng trung thành của khách hàng và nhận thức về thương hiệu theo cách mà không nhiều người có được.
3. Lợi thế cạnh tranh của Apple
Đối với lợi thế cạnh tranh của Apple, thương hiệu này đã có một số lợi thế đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh như:
3.1. Chiến lược định giá các sản phẩm của Apple vô cùng khác biệt
Mặc dù các sản phẩm của Apple đang có giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng khách hàng của họ vẫn đang sẵn lòng để chi trả để được trải nghiệm. Trong chiến lược định vị thương hiệu của Apple, khách hàng mục mục tiêu của họ hướng tới là những người có thu nhập cao nhưng hoàn toàn không có sự nhận định nào về các yếu tố khác nhau như sở thích, đặc điểm nhân khẩu học,…
Các
sản phẩm của Apple
đang có giá cao
3.2. Chú trọng trải nghiệm khách hàng
Apple hiểu được tầm quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm cực đến với khách hàng. Vì vậy, chiến lược kinh doanh của Apple đã có kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm miễn phí để có thể thu thập được phản hồi và đánh giá từ khách hàng.
3.3. Kiến tạo văn hóa thương hiệu
Apple không dừng lại ở việc chỉ tạo dựng giá trị riêng cho thương hiệu mình mà hãng đã thực hiện kiến tạo nên một văn hóa rất khác biệt. Những sản phẩm công nghệ chất lượng đang dần trở thành một phần trong văn hóa tiêu dùng của mọi người. Đây chính là giá trị cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Apple.
3.4. Không tham gia vào các cuộc chiến về giá
Rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng giá cả là một yếu tố cạnh tranh tiên quyết, tuy nhiên Apple đã bỏ qua mọi cuộc chiến về giá, họ chỉ nghiêm túc thực hiện theo chiến lược định giá của mình.
V. Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam
Hoạt động của Apple đều tiếp cận được với người tiêu dùng Việt Nam
Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho các hãng về công nghệ, dù mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam thực sự không quá cao nhưng người tiêu dùng luôn đầu tư cho các sản phẩm mình sử dụng. Vì vậy, các sản phẩm công nghệ ở Việt Nam luôn có mức tiêu thụ lớn. Và Iphone hay các sản phẩm khác của Apple cũng không ngoại lệ, thậm chí là luôn dẫn đầu. Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam cũng nằm trong chiến lược toàn cầu của Apple. Tất cả các hoạt động của Apple đều tiếp cận được với người tiêu dùng Việt Nam, tuy nhiên ở thị trường này vẫn chịu nhiều sự hạn chế. Lúc trước, hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam của Apple chịu sự quản lý của bộ phận tại đất nước Thái Lan. Và sau này, thị trường Việt Nam vẫn chưa có tên trên bản đồ của Apple. Có thể nói cách khác, thị trường Việt Nam trong hoạt động kinh doanh của Apple mang tính tự phát nhiều hơn. Và cho đến năm 2014 thì Apple đã tách Việt Nam ra thành thị trường riêng. Tuy nhiên so với các thị trường khác vẫn còn rất nhỏ.
Chiến lược kinh doanh của Apple gồm rất nhiều yếu tố, nhờ sự tập trung đầu tư phát triển các yếu tố thương hiệu, sản phẩm, quảng cáo,… cũng như nguồn nhân lực đã giúp Apple đã vị thế như hiện nay. Hy vọng nhà táo sẽ tiếp tục có thể phát triển hơn nữa để cuộc sống của chúng ta tiện nghi và hiện đại hơn.
- Tags