Phân tích chiến lược Marketing của Biti’s: Sức bât của giày thể thao Việt Nam

Nhắc đến các thương hiệu giày có chỗ đứng trong thị trường Việt Nam hiện nay, không thể không nhắc đến cái tên Biti’s. Sau thời kỳ suy thoái, việc ra mắt dòng sản phẩm Biti’s Hunter và chiến lược marketing đột phá đã đem đến cuộc cách mạng thay đổi thương hiệu, khẳng định vị thế của Biti’s trong thị trường giày. Hãy cùng tìm hiểu về những chiến lược marketing hiệu quả đem lại thành công cho Biti’s ngay dưới đây!

I. Tổng quan về thương hiệu giày Biti’s

1. Giới thiệu về Biti’s

Khởi nghiệp từ năm 1982, tiền thân là hai tổ hợp sản xuất nhỏ Bình Tiên và Vạn Thành nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc đó nhân công chỉ với  20 người chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản. Vào năm 1986, sáp nhập lại thành hợp tác xã cao su Bình Tiên chuyên sản xuất giày dép chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.  

chien-luoc-marketing-cua-bitis

Hiện nay, một hệ thống phân phối sản phẩm Biti’s trải dài từ Nam ra Bắc với 07 Trung tâm chi nhánh, 156 Cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ, đã tạo việc làm cho 9.000 người lao động tại Tổng Công ty Biti’s và Công ty Dona Biti’s với sản lượng lớn hàng năm trên 20 triệu đôi.

Tại Trung Quốc, Biti’s đã thiết lập 04 văn phòng đại diện, hơn 300 điểm bán hàng để từng bước đưa sản phẩm Biti’s chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Tại thị trường Campuchia, Biti’s có nhà phân phối chính thức Công Ty Cambo Trading phân phối sản phẩm Biti’s trên toàn lãnh thổ Campuchia. Biti’s đã xuất khẩu giày trên 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ,… . 

Ngoài ra, Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto,… tin tưởng chọn lựa trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn.

2. Phân đoạn thị trường của Biti’s

Xuất thân là một thương hiệu của người  Việt và cũng cùng sử dụng thông điệp “người Việt dùng hàng Việt” thì Biti’s vẫn xác định thị trường chủ yếu của mình ở trong nước. Để giữ vững vị thế của mình trong thị trường Việt Nam, Biti’s đã chú trọng vào trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế đa dạng, giá thành hợp lý phù hợp với mức tiêu dùng của người Việt và đặc biệt là sự đổi mới trong các sản phẩm của mình khi Biti’s phát triển thêm các dòng như: giày, dép thời trang.

Bởi vậy mà sẽ có hai phân đoạn thị trường mà Biti’s định hướng cho các sản phẩm của mình:

2.1. Phân đoạn thị trường theo độ tuổi 

Dưới 7 tuổi 

Giai đoạn này, người mua chủ yếu là các bậc phụ huynh có nhu cầu mua dày giép cho con mình. Họ sẽ lựa chọn những sản phẩm có hình dáng đẹp, độ mềm đế, độ an toàn cao và thoải mái cho trẻ khi sử dụng sản phẩm. Thường thì với đối tượng này họ sẵn sàng chi tiêu mức giá cao đối với những sản phẩm chất lượng, phù hợp nhu cầu.

Thanh niên

Ở lứa tuổi này hầu như bắt đầu hình thành ý thích, mong muốn của mình về sản phẩm sẽ sử dụng. Họ bị hấp dẫn bởi những mẫu mã, kiểu dáng mới, phong cách. Họ thích sản phẩm mang bản sắc riêng phù hợp với gu thẩm mỹ hoặc đi theo xu hướng.

Trung niên

Họ thường quan tâm nhiều tới kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm yêu cầu có kiểu dáng đơn giản, mang lại cho người sử dụng cảm giác thoải mái, thân thiện. Sản phẩm có thể hơi mang hướng phong cách nhưng vẫn phải đảm bảo tính lịch sự trang nhã. Đồng thời giá phải chăng cũng là yếu tố người mua chú trọng.

Người lớn tuổi

Họ thường chọn mua sản phẩm mang màu sắc hơi trầm. Họ chú trọng tính thoải mái mà giày dép mang lại đặc biệt là có tính năng chăm sóc sức khỏe.

chien-luoc-marketing-cua-bitis

2.2. Phân đoạn thị trường theo hành vi 

Mua do nhu cầu cá nhân: Người mua thường chú ý nhiều tới kiểu dáng, màu sắc phong cách mà sản phẩm mang lại. Sản phẩm được chọn phải phù hợp với tính cách và làm nổi bật phong cách.

Mua cho nhu cầu gia đình: sản phẩm được chọn mua thường là các sản phẩm dùng trong nhà. Giày dép thường được mua cùng một loại với thiết kế và màu sắc đều đơn giản. Sản phẩm được lựa chọn phải phù hợp với mọi người và mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.

Mua cho nhu cầu công việc: Sản phẩm được chọn yêu cầu mang tính đặc thù riêng cao: như giày leo núi, giày chạy bộ,… Sản phẩm yêu cầu phải có tính chắc chắn và mang lại an toàn tối đa.

3. Thị trường mục tiêu 

Khi nhắc đến Biti’s, thương hiệu này có nhiều sản phẩm phong phú với từng đối tượng theo lứa tuổi. Đồng thời, giá cả của sản phẩm thì từ đôi dép xốp giá mấy chục nghìn đến đôi giầy với giá hàng triệu đồng, đều được phân chia phù hợp. 

Bitis hướng tới mọi đối tượng khách hàng  với mức lương trung bình người có mức thu nhập cao hơn, từ người trẻ em đến người lớn tuổi. Chính vì vậy mà mọi khách hàng đều trở thành thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.