Phân tích Khái niệm và 3 đặc điểm của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là gì ?

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lí HCNN theo đó cơ quan, cán bộm công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lí hành chính nhà nước và được quy định trong các QPPLHC, bao gồm các nội dung sau:

-Số lượng các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tiến hành những hoạt động quản lí nhất định;

-Nội dung, mục đích của các hoạt động cụ thể;

-Cách thức tiến hành, thời hạn tiến hành các hoạt động cụ thể;

-Trình tự của các hoạt động cụ thể; mối liên hệ giữa các hoạt động đó.

VD: thủ tục đăng kí, cấp giấy khai sinh, giấy kết hôn; chứng nhận cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại VN;…

Đặc điểm của thủ tục hành chính

Chủ thể

Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động QLNN hay được thực hiện bởi các chủ thể QLHCNN có thẩm quyền.

Các hoạt động quản lí diễn ra trong lĩnh vực nào, được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. VD: hoạt động quản lí trong lĩnh vực lập pháp (ban hành HP và văn bản luật của Quốc hội và UBTVQH) được thực hiện theo thủ tục lập pháp; …trong lĩnh vực tư pháp (giải quyết tranh chấp hành chính, dân sự và định tội) được thực hiện theo thủ tục tư pháp;…

Chủ thể là cơ quan nhà nước, cá nhân, các tổ chức xã hội được trao quyền (phi công trưởng tạm giữ người gây rối trên tàu bay), và quan trọng nhất là cơ quan HCNN, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này.

(Vì CQHC có chức năng QLHCNN nên các chủ thể trong hệ thống cơ quan đó không chỉ thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính mà còn cả những thủ tục liên quan đến các hoạt động quản lí hành chính quan trọng nhất.

Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định

(VD: lấy VD là thủ tục nào, và chỉ rõ ra thủ tục đó được quy định tại đâu)

QPPLHC bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục. Quy phạm nội dung trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lí và đối tượng QLHCNN; quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung (bao gồm quy phạm nội dung luật hành chính và một số quy phạm nội dung của các ngành luật khác như hôn nhân gia đình, đất đai, dân sự,…)

Sở dĩ, thủ tục hành chính phải được QPPLHC quy định, vì:

Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;

Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lí tất yếu phải thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành;

Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lí nên cần tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền.

Nhiều thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nếu không được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Có tính mềm dẻo, linh hoạt

Hoạt động QLHCNN vốn phong phú, đa dạng. Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội khiến cho hoạt động QLHC trở nên hết sức sinh động.

Vì vậy, thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức hoạt động quản lí không thể chỉ có một thủ tục duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lí mà cần có rất nhiều thủ tục, buộc phải linh hoạt để tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể.

Bên cạnh đó, so với thủ tục lập pháp và tư pháp, nhu cầu bãi bỏ thủ tục hành chính cũ, đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có đặt ra khá thường xuyên, đảm bảo thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lí.

Song, cần nhận thức đúng đắn về đặc điểm điểm này để tránh dẫn đến việc đặt ra quá nhiều thủ tục một cách không cần thiết hoặc thay đổi thủ tục một cách tùy tiện làm cho hoạt động quản lí thiếu ổn định.

thủ tục hành chính

Bài viết cùng chủ đề: 

Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính

Phân biệt quyết định hành chính với văn bản là nguồn của luật hành chính

Chuyên mục: Hỏi đáp pháp luật

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích Khái niệm và 3 đặc điểm của thủ tục hành chính. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: [email protected] để được luật sư tư vấn hỗ trợ

5/5 – (3 bình chọn)