Phần mềm ERP là gì? Ưu nhược điểm của ERP đối với doanh nghiệp

Phần mềm ERP đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên giá trị của ERP đem lại đã được chứng minh là rất lớn cho các hoạt động quản lý cũng như đưa ra các chiến lược phát triển của doanh nghiệp nước ngoài. 

ERP được đánh giá là một trong những ứng dụng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho doanh nghiệp, với 53% các công ty trên thế giới đặt sự ưu tiên đầu tư vào hệ thống này lên hàng đầu. Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng và triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp mình.

Vậy rốt cuộc phần mềm ERP là gì và tại sao lại có nhiều doanh doanh nghiệp sử dụng ERP đến thế?

ERP là gì? Khái niệm cơ bản về phần mềm ERP

ERP là gì?

ERP (Enterprise Resource Planning) là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống này cho phép tiếp cận các dữ liệu nội bộ được chia sẻ nhằm quản lý được toàn bộ hoạt động của ty.

Cụ thể hơn, ERP có thể được hiểu như sau:

R-Resource: Ứng dụng ERP vào trong doanh nghiệp chính là tận dụng được toàn bộ tài nguyên của công ty, đặc biệt là nguồn nhân lực. 

Khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai hệ thống ERP, cần có sự trao đổi chặt chẽ giữa người quản lý và nhà tư vấn, giai đoạn này sẽ quyết định hơn 50% sự thành công của một hệ thống ERP.

P-Planning: Hệ thống ERP hỗ trợ công ty lên trước các kế hoạch, nghiệp vụ trong sản xuất, kinh doanh. Phần hoạch định sẽ vạch ra hướng đi cho doanh nghiệp, việc tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong tương lai sẽ tác động tới các hoạt động sau đó. 

Ví dụ, phần mềm ERP tính toán chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm dựa theo năng suất, tiến độ, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, tránh lượng tồn kho lớn gây đọng vốn.

E-Enterprise: Và điều cuối cùng chính là doanh nghiệp- thứ mà ERP muốn nhắm tới. Mục đích chính của hệ thống này là kết nối và đồng bộ công việc giữa các phòng ban, cập nhật mọi thông tin cần thiết theo thời gian thật, thêm tính tự động trong hoạt động công ty và giảm sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ. 

Khái niệm cơ bản về phần mềm ERP

Tổng quan về mô hình hoạt động của phần mềm ERP

Phần mềm ERP có thể được hiểu là mô hình công nghệ all-in-one, tức là bao gồm tất cả hoạt động của doanh nghiệp chỉ trong một phần mềm. Cụ thể là ERP sẽ liên kết nhiều ứng dụng hay các module có chức năng khác nhau phục vụ của từng bộ phận của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ tự động hóa các hoạt động liên quan đến tài nguyên doanh nghiệp để nhằm giảm thời gian xử lí cũng như tối ưu hoá việc quản lý doanh nghiệp hơn.

Đặc điểm đặc trưng của ERP

Khả năng đồng bộ

Một phần mềm ERP phải đảm bảo kết nối được với mọi phòng ban cũng như quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Khả năng liên kết của hệ thống ERP được xét qua ba khía cạnh chính:

  • IT: đảm bảo được kết nối đồng bộ giữa phần mềm và phần cứng một cách ổn định.
  • Phối hợp các phòng ban: đảm bảo sự liên kết của hai hay nhiều phòng ban riêng biệt.
  • Hoạt động của doanh nghiệp: đảm bảo sự phối hợp của project team với các quy trình kinh doanh khác.

Sự linh hoạt

Là khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng giúp các phòng ban để có những thay đổi hợp lý và kịp thời theo thời gian thật, đảm bảo vận hành hoạt động có ít độ trễ nhất. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu phải là Open-source có khả năng chỉnh sửa hay thiết kế các phần mềm phù hợp với từng loại mô hình doanh nghiệp.

Các loại ERP phổ biến hiện nay

Cloud-Based ERP, On-Premises ERP và Hybrid

Cloud-Based ERP

Cloud-Based ERP là một hệ thống xây dựng kế hoạch nhằm hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Chúng được lưu trữ trên các máy chủ của nhà cung cấp và có thể được người dùng truy cập qua kết nối Internet.

Cloud-Based ERP

So với On-Premises ERP (tức ERP tại chỗ), Cloud-Based ERP có mức chi phí rẻ hơn và doanh nghiệp có thể tính toán ngân sách dài hạn bỏ ra một cách dễ dàng. Thông thường, những phần mềm dựa trên nền tảng đám mây có sẵn trong việc đăng ký hàng tháng, hàng năm cùng với các khoản phí đào tạo, hỗ trợ và cập nhật phần mềm. Cloud-Based ERP là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng chi trả quá nhiều. Không những vậy, việc triển khai Cloud-Based ERP cũng ít tốn thời gian hơn On-Premises ERP.

Một ưu điểm khác của Cloud-Based ERP là doanh nghiệp không cần phải thuê các chuyên gia trong lĩnh vực IT để bảo trì hệ thống bởi công việc này sẽ được nhà cung cấp xử lý trực tiếp. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là quyền kiểm soát của doanh nghiệp với hệ thống ERP cũng bị hạn chế và chúng ta sẽ ít được tùy chỉnh hơn.

Một số doanh nghiệp vẫn còn e ngại Cloud-Based ERP bởi lý do an toàn và bảo mật. Do đó, chúng ta cần lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và nổi tiếng nhằm thực hiện các kiểm tra, bảo mật thông tin – dữ liệu của chúng ta một cách an toàn nhất. Một số nhà cung cấp Cloud-Based ERP hàng đầu hiện nay là: Oracle Netsuite, Infor CloudSuite, Microsoft Azure, Acumatica Cloud ERP,…

On-Premises ERP

On-Premises ERP là phần mềm ERP tại chỗ, được cài đặt ngay trên máy tính và máy chủ của doanh nghiệp.

Mức phí của hệ thống On-Premises ERP được xác định dựa trên quy mô doanh nghiệp cũng như số lượng người dùng. Đây có thể được gọi là một khoản đầu tư, vì doanh nghiệp phải trả trước toàn bộ chi phí trong một lần để được cấp giấy phép sử dụng vĩnh viễn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải bỏ ra một khoản ngân sách cho việc đào tạo, hỗ trợ và nâng cấp, cập nhật phần mềm định kỳ.

On-Premises ERP

Doanh nghiệp sử dụng On-Premises ERP sẽ có toàn quyền kiểm soát hệ thống cũng như có thể tùy chỉnh mọi loại Module hay chức năng được tích hợp trong đó. Để việc vận hành này được dễ dàng hơn, chúng ta cần thuê các chuyên gia về công nghệ thông tin để bảo trì và nâng cấp hệ thống một cách thường xuyên.

Một số hệ thống On-Premises ERP uy tín và nổi tiếng hàng đầu hiện nay là: SAP ERP, Microsoft Dynamics GP, SYSPRO ERP,…

Hybrid

Ngoài ra, chúng ta còn có Hybrid – tức sự kết hợp giữa Cloud-Based ERP và On-Premises ERP. Doanh nghiệp sẽ triển khai một hệ thống ERP truyền thống nhưng lại lưu trữ thông tin – dữ liệu trên phần mềm của một bên thứ ba.

ERP tổng quát và ERP chuyên biệt theo ngành

ERP Tổng quát

ERP tổng quát là một hệ thống xây dựng kế hoạch nhằm hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp cung cấp nhiều chức năng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Các ERP này cung cấp những công cụ quản lý tài chính – kế toán rất tốt, tuy nhiên, hệ thống này lại không cung cấp cho nhiều hoạt động vận hành.

ERP Tổng quát

Hệ thống ERP cực kỳ phù hợp cho các doanh nghiệp có quy trình kinh doanh điển hình hoặc cách tiếp cận hoạt động theo hướng tổng quát. Đặc biệt, ERP này có mức chi phí thấp hơn nhiều so với các hệ thống ERP khác dành riêng cho từng ngành. Một số Module phổ biến mà hệ thống ERP này cung cấp cho doanh nghiệp là:

  • Quản lý tài chính – kế toán
  • Quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM)
  • Trí tuệ doanh nghiệp (BI)
  • Phân tích dữ liệu
  • Quản lý nguồn nhân lực (HR)
  • Quản lý tồn kho
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Lập kế hoạch và dự báo
  • Quản lý hoạt động sản xuất

Một số hệ thống Generic ERP uy tín và nổi tiếng hàng đầu hiện nay là: Epicor ERP, Infor ERP, SAP Business One,…

ERP chuyên biệt theo ngành

Hiện nay, có nhiều ERP dành cho từng ngành cụ thể, được thiết kế riêng, phù hợp cho các ngành khác nhau, chẳng hạn như dịch vụ hay phân phối chuyên nghiệp. Các phần mềm ERP này cung cấp các Module cùng công cụ cơ bản và bổ sung những tính năng cần thiết cho từng ngành riêng mà các hệ thống ERP chung không thể cung cấp.

ERP chuyên biệt sở hữu những tính năng và công cụ riêng cho từng ngành, do đó, để thực hiện các tác vụ cho những giải pháp chung, doanh nghiệp cần tích hợp thêm các phần mềm của bên thứ ba hoặc phải tự phát triển những Module chung này ngay từ đầu. Các tập đoàn hoặc những công ty có quy mô lớn thường sẽ phát triển phần mềm dạng tùy chỉnh phù hợp với tất cả quy trình và mục tiêu kinh doanh của họ. Một số công ty nhỏ hơn cũng bắt đầu phát triển các hệ thống ERP tùy chỉnh nếu quy trình hoạt động của họ là duy nhất hoặc khá đặc biệt.

  • Những giải pháp Industry-Specific ERP hiệu quả nhất cho lĩnh vực sản xuất là: Microsoft Dynamics, QAD, Infor CloudSuite,…
  • Các phần mềm Industry-Specific ERP tốt nhất cho lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp là: Oracle NetSuite, Microsoft Dynamics,…
  • Một số hệ thống Industry-Specific ERP tuyệt vời nhất cho lĩnh vực phân phối là Sage Intacct, Oracle NetSuite, Microsoft Dynamics,…

Giải pháp ERP theo xuất xứ

Giải pháp ERP của nước ngoài

Các giải pháp ERP của nước ngoài thường được xây dựng từ lâu và đã được ứng dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp với những quy mô khác nhau trên thế giới. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể an tâm về chất lượng khi triển khai những phần mềm này.

Không những vậy, những hệ thống ERP này còn được thiết lập trên nền tảng công nghệ cao cùng quy trình quản lý được chuẩn hóa, đảm bảo hiệu quả cho doanh nghiệp khi sử dụng.

Giải pháp ERP của nước ngoài

Đối với các công cụ ERP của nước ngoài thì vấn đề chi phí cho bản quyền, cho các chuyên gia tư vấn là không thể tránh khỏi. Không những vậy, doanh nghiệp còn phải tốn rất nhiều công sức và thời gian làm quen và triển khai các hệ thống chuyên nghiệp này.

Ngoài ra, phần lớn những giải pháp ERP của nước ngoài rất nổi trội về các tính năng hoạch định nguồn lực. Do đó, khi triển khai những phần mềm này, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn lực để hệ thống luôn được duy trì và vận hành hiệu quả nhất.

Phần mềm ERP trong nước

Ưu điểm đầu tiên của những phần mềm ERP trong nước là đảm bảo tuân thủ theo những chuẩn mực cũng như quy định pháp luật hiện tại của Việt Nam, chẳng hạn như các điều khoản trong lĩnh vực kế toán hay quy trình xử lý trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, những phần mềm này còn nhanh chóng cập nhật các thay đổi liên tục trong quyết định hay thông tư của Việt Nam.

Các hệ thống ERP trong nước cũng đảm bảo mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với những giải pháp ERP của nước ngoài. Đặc biệt, những phần mềm ERP trong nước được xây dựng, thiết kế rất phù hợp với kiến thức, kỹ năng, năng lực và trình độ triển khai, thực hiện của nhân sự Việt Nam.

Lợi ích và hạn chế của ERP

Lợi ích của ERP mang lại cho doanh nghiệp

Đáp ứng nhu cầu chung cho các nhân viên

Cốt lõi của một phần mềm ERP là giảm thiểu quy trình thu công bằng tự động hóa trong công việc, việc cung cấp thông tin hay quyền truy cập cho nhân viên sẽ được phân bổ trên ERP dễ dàng. Nhân viên sẽ nhận được các thông tin cơ bản như bộ phận mình làm việc, lương thưởng, bảng chấm công, kho tài liệu (quy định công ty, mẫu hợp đồng, tài liệu đào tạo,…). Thêm vào đó là việc phân quyền truy cập dữ liệu công ty theo cấp bậc của nhân viên, giúp kiểm soát những tài liệu quan trọng hay theo dõi được công việc của nhân viên.

Tăng hiệu suất sản xuất và xác định rõ ràng quy trình kinh doanh

Hệ thống phân hệ của ERP yêu cầu xác định quy trình kinh doanh rõ ràng, đòi hỏi phải phân công công việc đầy đủ, điều này sẽ tạo ra quy trình làm việc liền mạch và không rối rắm. 

Nếu doanh nghiệp xuất hiện các tình huống xấu như thời gian đóng sổ cuối năm của doanh nghiệp vượt quá 30 ngày, hoặc khi doanh nghiệp không biết được các số liệu về hàng tồn, hoặc lượng vật tư dự trữ cho kế hoạch sản xuất, hoặc các lãnh đạo khi đi công tác mà vẫn phải liên lạc với công ty mỗi 15 phút để nhắc nhở… thì nên ứng dụng hệ thống ERP – Tập đoàn PwC.

Tăng hiệu suất sản xuất và xác định rõ ràng quy trình kinh doanh

Việc chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong hệ thống ERP đồng thời sẽ đưa các kế hoạch sản xuất theo đúng quy trình. Ví dụ nếu không có quy trình này rất dễ tính toán sai và thắt cổ chai kế hoạch sản xuất, rồi không tận dụng hết công suất của máy móc và nhân công. Tóm gọn lại, hệ thống ERP giúp xác định rõ ràng quy trình kinh doanh, tăng hiệu quả xuất nhân lực và giảm chi phí hoạt động sản xuất.

Xử lý đơn hàng hoàn chỉnh

Quá trình từ khi nhận đơn hàng cho đến khi xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu sẽ được cải thiện bởi ERP. Cụ thể, nhân viên sẽ nhân được thông tin đầy đủ khi nhập đơn hàng vào hệ thống ERP như hạn mức tín dụng của khách hàng, lịch sử mua bán từ phân hệ tài chính, lượng hàng tồn kho từ phân hệ kho, hay lịch trình giao hàng từ phân hệ cung ứng.

Hạn chế sai lầm trong việc nhập dữ liệu

Có nhiều sự cố đã từng xuất hiện khi chuyển dịch dữ liệu qua từng bộ phận, như khi hóa đơn phòng kinh doanh là 16 đơn hàng nhưng nét chữ không rõ ràng dẫn đến kế toán nhập thành 10 đơn hàng, hay nhầm lẫn khi điền sai tên, địa chỉ khách hàng. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cũng như danh tiếng của công ty. Nhờ ERP mọi công việc đều đã được đưa lên hệ thống, tài liệu được chia sẻ giữa các phòng ban giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và giảm thiểu sai sót không đáng có. 

Nghiệp vụ kế toán tin cậy

Hệ thống ERP cung cấp module kế toán giúp công ty giảm thiểu nhầm lẫn mà nhân viên có thể gây ra trong hạch toán thủ công. Các phần mềm hoặc phân hệ kế toán này thường được thiết kế theo quy chuẩn quốc tế, nhưng hiện nay nhiều công ty đã có những thiết kế riêng theo đúng quy chuẩn kế toán Việt Nam như Magenest.

Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nền tảng ERP cho phép bộ phận chăm sóc khách hàng và đội ngũ bán hàng có thể dễ dàng tìm lại toàn bộ thông tin, tư liệu liên quan đến khách hàng đã được lưu trữ trước đó. Nhờ đó, quy trình hoạt động của các phòng ban trên sẽ được cải thiện đáng kể, góp phần lớn vào việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng cũng như dễ dàng theo dõi hành trình trải nghiệm của họ tại doanh nghiệp của chúng ta.

Hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo và lên các kế hoạch hiệu quả

Khi sở hữu 1 hệ thống ERP toàn diện và hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ có được những bảng báo cáo thống nhất với chi tiết dữ liệu được cập nhật một cách chính xác theo đúng thời gian thực.

Hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo và lên các kế hoạch hiệu quả

Ngoài ra, với phần mềm ERP, các nhân viên có thể dễ dàng tạo và chia sẻ các bảng báo cáo, thống kê với nhau mà không cần đến sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ thuật. Từ đó, các phòng ban có thể dựa vào dữ liệu tổng quan lẫn chi tiết nhiều khía cạnh để có thể lập ra những bản kế hoạch kinh doanh, bán hàng, Marketing nhanh chóng và hiệu quả. 

Nâng cao bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp

Lợi ích không kém phần quan trọng tiếp theo của ERP chính là nâng cao an toàn bảo mật cho doanh nghiệp. Khi được tổng hợp vào duy nhất 1 cơ sở dữ liệu, các thông tin, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp sẽ được tăng cường khả năng bảo mật hơn rất nhiều so với khi triển khai quản lý bằng nhiều hệ thống riêng lẻ với nhau.

ERP còn có hạn chế gì? 

Hệ thống ERP đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, xong mọi người cũng cần chú ý đến nhược điểm và rủi ro của hệ thống này. Những nhược điểm sau đây người mua có thể gặp phải khi đang triển khai một hệ thống ERP mới: 

Chi phí của một phần mềm ERP

Hệ thống ERP sẽ tiêu tốn ngân quỹ của công ty một khoản lớn nếu không thực hiện nghiêm túc tất cả các bước chuẩn bị. Ngoài ra, nếu triển khai phần mềm ERP truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải chi trăm triệu đồng chỉ để có một bản giấy phép duy nhất. Chỉ riêng chi phí trả trước cho một hệ thống ERP đã khá cao và sẽ là điều đáng lo ngại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng có một cách giải quyết là sử dụng giải pháp điện toán đám mây (Cloud ERP hay ERP online), những doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần thanh toán một khoản tiền hàng tháng. 

Cần nhiều thời gian và nhân lực để triển khai 

Việc hoàn thiện triển khai hệ thống và đi vào hoạt động một cách suôn sẻ đòi hỏi tốc độ triển khai của bên cung ứng và thời gian làm quen phần mềm ở doanh nghiệp. Và hai việc này đều khá tốn thời gian.

Trong khi tiền đầu tư hệ thống ERP đã là một khoản đầu tư, thì quá trình triển khai cũng có thể tốn chi phí thêm gấp 4 lần nếu không được theo dõi sát sao. Việc triển khai này sẽ trực tiếp tác động tới toàn bộ doanh nghiệp vì sự phức tạp ban đầu và dẫn đến chỉ số ROI thấp nếu không có lộ trình phù hợp, ngân sách đầu tư về việc mở rộng và nâng cấp hệ thống chính xác. 

Đòi hỏi nhân viên sử dụng phải được đào tạo nâng cao

Để đội ngũ nhân viên có thể sử dụng thành thạo hệ thống ERP, doanh nghiệp cần phải đào tạo nâng cao cho họ. Quá trình đào tạo này sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí thuê các chuyên gia giảng dạy.

Các tính năng cơ bản của hệ thống ERP

Tài chính – kế toán

Tài chính – kế toán chính là một chức năng của ERP cực kỳ quan trọng. Các phần mềm ERP cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ những công cụ, tính năng cơ bản cho lĩnh vực tài chính – kế toán như: tài khoản chi trả, những tài khoản nhận về số dư, sổ cái chung, ngân sách, theo dõi và kiểm soát tiền mặt, các báo cáo phân tích,…

Chức năng tài chính – kế toán hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả dòng tiền, giảm thiểu thời gian cho việc nhập liệu, hoàn thành các nghiệp vụ chuyên môn cũng như giúp cho quy trình quản lý những khoản thu chi được chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều.

Theo dõi và kiểm soát quy trình sản xuất, phân phối

Chức năng của ERP về quản lý quy trình sản xuất, phân phối sẽ bao gồm: quản lý kho bãi, theo dõi chất lượng sản xuất – phân phối, quản lý số lượng xuất nhập và tồn kho, điều phối việc giao hàng,…

Tính năng quản lý dịch vụ

Hệ thống ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng những kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm tối ưu chi phí, thời gian, nguồn nhân lực, đồng thời, giảm thiểu tỷ lệ xảy ra lỗi trong quy trình sản xuất. Ngoài ra, công cụ ERP còn giúp kiểm tra và phân phối hiệu quả quá trình xuất nhập, vận chuyển hàng hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng hiệu quả sản xuất, phân phối và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Bán hàng

Chức năng không thể thiếu tiếp theo của ERP chính là chức năng bán hàng, bao gồm những việc như: tạo và xử lý đơn hàng, bán hàng trực tuyến, tạo và quản lý hóa đơn bán hàng,… Tính năng bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp minh bạch hóa mọi quy trình bán hàng và đặc biệt là nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên Sales, song song đó là tiết kiệm thời gian mua cho khách hàng.

Ngoài ra, ứng dụng ERP này sẽ giúp doanh nghiệp trong cả việc quản lý bán hàng đa kênh, cung cấp các công cụ hữu ích thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu để đánh giá, nhận xét toàn bộ hoạt động bán hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng doanh số hiệu quả.

Mua hàng

ERP cực kỳ hữu ích các cho doanh nghiệp trong nghiệp vụ quản trị mua hàng, giúp hạn chế tình trạng thiếu hàng, trễ hàng hay hàng hóa kém chất lượng ở khâu đầu vào. ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch mua hàng, theo dõi sát sao tình trạng đơn hàng phải nhận theo những tiêu chí đã đặt ra ban đầu, đảm bảo các ràng buộc về vận chuyển và thanh toán đơn hàng,… Sau khi doanh nghiệp đã nhận được hàng hóa, phần mềm ERP sẽ chuyển đến giai đoạn kiểm soát việc thanh toán, trả công nợ một cách tự động hóa đến khi giao dịch đã được hoàn thành.

Quản lý dịch vụ

Tính năng trong các Module của ERP về quản lý dịch vụ bao gồm: kiểm soát chất lượng, thiết lập lịch trình, làm hợp đồng dịch vụ, triển khai các chương trình khách hàng thân thiết,… Hoạt động quản lý dịch vụ thường phức tạp và đánh giá sẽ khó hơn việc quản lý các sản phẩm, hàng hóa thông thường. Chính vì vậy, tính năng quản lý dịch vụ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình và duy trì chất lượng của dịch vụ hiệu quả, từ đó, thiết lập và kéo dài mối quan hệ với khách hàng của mình.

Những tính năng linh hoạt dựa trên lĩnh vực kinh doanh

Ngoài những tính năng cơ bản trên thì các Module của ERP được doanh nghiệp ứng dụng phổ biến khác là: quản trị mối quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý việc bảo hành, sửa chữa máy móc – thiết bị, điều hành doanh nghiệp,…

Những tính năng linh hoạt dựa trên đặc thù

Không những vậy, như đã đề cập ở phần giới thiệu về ERP, đây chính là một hệ thống mở (ERP Open Source) nên doanh nghiệp có thể linh hoạt và dễ dàng tích hợp thêm nhiều tính năng khác phù hợp nhất với đặc thù riêng của lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề hoạt động của mình.

Kết luận

Việc triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp sẽ chú trọng vào việc cải tiến cũng như phát triển hệ thống nội bộ của công ty, việc áp dụng nó để thu được hiệu quả cao sẽ dành cho những người kiên trì với nó. Để có thể đạt được giá trị theo tầm quốc tế nhưng vẫn giữ được hình thái hay khuôn mẫu của doanh nghiệp Việt Nam, việc lựa chọn đơn vị triển khai ERP cần được nghiên cứu tỉ mỉ. Tuy thời gian triển khai có thể mất từ vài tháng cho đến vài năm, nhưng giá trị nó đem lại doanh nghiệp trong tương lai sẽ cực kỳ to lớn.

Bạn có thể tham khảo qua Odoo, phần mềm ERP open-source (mã nguồn mở) phù hợp với việc tuỳ chỉnh và đáp ứng toàn bộ nhu cầu của mọi doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ với Magenest để được hỗ trợ triển khai Odoo nhé!

Xem chi tiết

Thu gọn