Phân loại và một số đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ?
Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và chủ thể khi tham gia bảo hiểm dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm đưa ra đưa ra khái niệm: hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp…
Mục Lục
1. Khái quát về bảo hiểm phi nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 luật kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bổ sung năm 2010 và năm 2019 sau đây gọi chung là Luật kinh doanh bảo hiểm quy định :”Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”. Bảo hiểm nhân thọ ở đây chính là bảo hiểm cho trườg hợp “sống hoặc chết” cuả người được bảo hiểm. Vì thế bảo hiểm liên quan đến con người nhưng đối tượng bảo hiểm không phải là trường hợp “sống hoặc chết” của co người được bảo hiểm thì được gọi la fbaro hiểm con người phi nhân thọ và được xác định là một lĩnh vực của bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, kể từ ngày 25/08/2014 một loại hình bảo hiểm phi nhân thọ mới đó là bảo hiểm bảo lãnh đã được pháp luật ghi nhận. Do đó, có thể thấy bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm mà đối tượng của nó là tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm (BMBH).
Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và chủ thể khi tham gia bảo hiểm dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm đưa ra đưa ra khái niệm: hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Hợp đồng bảo hiểm gồm các loại sau: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”.
Từ quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về bảo hiểm phi nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm, có thể rút ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ như sau: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bảo lãnh và bảo hiểm con người phi nhân thọ. Theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, hoàn trả tiền bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm/ bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc là người thứ ba bị thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại những hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản sau:
2.1 Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Là hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Ví dụ như: hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro, trong xây dựng, hợp đồng bảo hiểm lắp đặt, hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặt biệt, hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh…
2.2 Hợp đồng bảo hiểm dân sự
Là hợp đồng có đối tượng bảo hiểm là các trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba bị thiệt hại khi xảy ra rủi ro. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển…
2.3 Hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ
Là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động của con người khi bị tai nạn, bệnh tật, ốm đau, thai sản. Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người , hợp đồng bảo hiểm trợ cấp nằm việ và phẫu thuật…
2.4 Hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh
Là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là rủi ro, thực hiện nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm là rủi ro thực hiện nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, và người thứ ba, ví dụ hợp đồng bảo lãnh dự thầu, hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh thanh toán trước, hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Nhận diện quan hệ tranh chấp không chỉ giúp có căn cứ để áp dụng pháp luật ội dung mà còn lựa chọn những quy định pháp luật tố tụng phù hợp để giải quyết tố tụng phù hợp để giải quyết tranh chấp nâng cao mục đích bảo vệ quyền và lợi ích.
3. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Thông thường, chủ thể trong hợp đồng dân sự cũng chính là chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà họ giao kết. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, ở một số trường hợp người được hưởng lợi ích không phải là các bên giao kết hợp đồng đồng mà là người thứ ba thì chủ thể của hợp đồng thì chủ thể của hợp đồng không đồng nghĩa với chủ thể được hưởng quyền lợi phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ của hợp đòng đo ví dụ người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ gới đối với người thứ ba hoặc hành khách trên xe trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe…Vì thế, có thể nhận diện chủ thể của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ở hai nhóm cụ thể sau:
Chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
3.1 Bên bán bảo hiểm (còn gọi là bên nhận bảo hiểm/ bên bán bảo hiểm)
Bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phí mình, Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Theo quy định của pháp luật việt Nam , bên bán bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm Vệt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam có chức năng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Nhưng doanh nghiệp này phải là những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ và nguồn vốn lớn mạnh, dược thnafh lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Ở Việt Nam, so với doanh nghiệp baor hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong ước và chi nhánh, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ngước ngoài có số lượng nhiều hơ,,. Một sô doanh nghiệp bảo hiểm và chí nhánh bảo hiểm phi nhân thọ cỏ thể kể đến là: Bảo Việt nhân thọ, công ty bảo hiểm dầu khí PVI…
3.2 Bên tham gia bảo hiểm chính là bên mua bảo hiểm
Là tổ chức vi dụ doanh nghiệp sử dụng lao động trong hwp đồng bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, chủ thầu trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ thể đối với người thứ ba trong xây nắp, hoặc cá nhân ví dụ chủ xe cơ giới trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cư giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe… ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm,. Những tổ chức cá nhân này phải là người có quyền lợi hợp pháp thì đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro và bị tổn thất và phải có đủ năng lực hành vi dân sự đối với cá nhân và năng lực pháp luật dân sự đối với tổ chức khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Ngoài trách nhiệm đóng phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm còn có những trách nhệm khác phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm cụ thể.
3.3 Chủ thể liên quan đến nghĩa vụ chi trả số tiền bảo hiểm/số tiền bồi thường
Chủ thể liên quan đến trách nhiệm chi trả số tiền bảo hiểm/ số tiền bồi thường bảo hiểm là những người có quyền lợi, nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm . Quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm là quan hê giứa doanh nghieeoj bảo hiể có nghĩa vụ chi trả tiền bảo r hiểm hoặc bồi thường thiệt hại với một bên được thụ hướng khoản tiên bảo hiể hoạc khoản tìn bồi thường thiệt hại khi xảy r sự kiệ bảo hiể. Vì vậy, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ về bảo hiểm bao gồm:
3.3.1 Bên có nghĩa vụ bảo hiểm
Là doanh ghiêp bảo hiểm đã nhận phí bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm hay chính là bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm làm hình thành quan hê nghĩa vụ bảo hiểm. Bên được hưởng quyền lợi bảo hiểm: là bên được hưởng một khoản tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thiệt hại hoặc đươc bên bảo hiểm đảm nhiệm một trách nhiệm dân sự khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vì thế bên được hưởng quyền lợi bảo hiểm có thể là bên tham gia bảo hiểm còn gọi là bên được bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thay một trách nhiệm dân sự/một nghĩa vụ phải làm bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh. Bên được bảo hiểm có khi đồng thời là người được bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nhưng cũng có kh không đồng thời là người được bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ thầu còn bên được bồi thường là bên thứ ba bị thiệt hại khi sự kện bảo hiểm xảy ra.
Bên được hưởng quyền lợi bảo hiểm cũng có thể là bên thứ ba được gọi là người thụ hưởng bị thiệt hại về tính mạng , sức khỏe tư sự kiện bảo hiểm, ví dụ như hành khách bị tai nạn trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe, là bên thứ ba được xác định trong hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh khi bên tham gia bảo hiểm không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng với bên thứ ba đó.
3.3.2 Ngưới thụ hưởng
Là tổ chức hoặc cá hân được người tham gia bảo hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ sẽ nhận được sự trợ giúp và bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm. Người thụ hưởng có thể được chỉ định đích danh người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh hoặc không đích danh người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Nếu được chỉ định đích danh thi trong hợp đồng bảo hiểm đã nêu rõ tên người được hưởng và mối quan hệ với người đươc bảo hiểm và người được tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, tham gia vào việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong nhiều trường hợp, thường có các đặc trưng: giá bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, hoặc môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm không phải là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm mà giữ tư cách là đại diện hợp pháp của chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Xác định đươc chủ thể của hợp đồng bảo hiểm, sẽ xác định đươc nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan, đối với yêu cầu khởi kiện. Trong một số trường hợp điều kiện chủ thể được giới hạn hẹp hơn.