Phân loại quan hệ pháp luật hành chính | luatviet.co


Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề như phân cấp quản lí, chi đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

Các quan hộ pháp luật hành chính có thổ được phân loại theo các cân cứ chủ yếu sau:

– Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:

+ Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.

Do yêu cầu về tính thống nhất và hiệu quả hoạt động của Nhà nước nên các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lộ thuộc về tổ chức – quan hệ giữa một bên là cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập, giải thể cơ quan, tổ chức hoặc bầu, bãi nhiệm, bổ nhiệm, cách chức cán bộ, công chức. Ví dụ: Quan hệ giữa Chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc quan hệ giữa bộ trưởng Bộ tư pháp với thanh tra Bộ tư pháp…

(Xem chi tiết tại:

Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề như phân cấp quản lí, chi đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

+ Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ thuộc về mạt tổ chức.

Các quan hệ này rất đa dạng và phái sinh trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chúng có thể là quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước với các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy nhà nước (như quan hệ giữa chủ tịch uỷ ban nhân dán cấp xã – chủ thể xử phạt vi phạm hành chính với công dân vi phạm hành chính); hoặc là quan hệ ngang cấp giữa các cơ quan, tổ chức, cán bộ, cống chức trong bộ máv nhà nước với nhau (như quan hệ giữa Bộ tài chính với Bộ tư pháp trong việc kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ tư pháp).