Phân loại cấu thành tội phạm ? Ý nghĩa của cấu thành tội phạm ?

Cấu thành tội phạm được phân loại thành các dạng như thế nào ? Cấu thành tội phạm có ý nghĩa gì ? và một số góc độ pháp lý khác liên quan đến cấu thành tội phạm sẽ được Bài viết phân tích và làm rõ như sau:

 

1. Phân loại cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm được trình bày trên là cấu thành tội phạm cơ bản. Tuy nhiên, khái niệm cấu thành tội phạm cơ bàn thường chỉ được sử dụng khi cần phân biệt với các cấu thành tội phạm khác còn trong trường hợp bình thường, khái niệm cấu thành tội phạm luôn được sử dụng với nghĩa là cấu thành tội phạm cơ bản. Như vậy, phân loại cấu thành tội phạm được hiểu có thể là phân loại cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm cơ bản và các cấu thành tội phạm khác. Cách phân loại thứ hai là phân loại các cấu thành tội phạm cơ bản.

Cách phân loại thứ nhất: Phân loại cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm khác

Trong luật hình sự, do tính đa dạng của tội phạm, có thể có nhiều cấu thành tội phạm khác nhau cho một tội phạm cụ thể. Trước hết, nhà làm luật xây dựng cho mỗi tội phạm một cấu thành tội phạm cơ bản. Nội dung trình bày về cấu thành tội phạm tại mục 2 là về cấu thành tội phạm cơ bản. Đó là cấu thành tội phạm gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định, thể hiện tính nguy hiểm của tội phạm đó và cho phép phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác cũng như với trường hợp chưa phải là tội phạm. Trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản, nhà làm luật căn cứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm ở từng tội phạm, có thể xây dựng một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Những cấu thành tội phạm này bao gồm những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản và những dấu hiệu bổ sung, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng hoặc giảm so với trường hợp bình thường. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, các loại cấu thành tội phạm của tội phạm cụ thể được quy định trong cùng điều luật. Ba loại cấu thành tội phạm phản ánh ba loại trường hợp phạm tội có sự khác nhau đáng kể về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.

Có thể hiểu khái quát ba loại cấu thành tội phạm đó như sau:

– Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội khác cũng như cho phép phân biệt với trường hợp chưa phải là tội phạm.

Ví dụ: cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự. Cấu thành tội phạm này bao gồm những dấu hiệu cho phép phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội chiếm đoạt khác cũng như với trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa phải là tội phạm mà mới chỉ là vi phạm. cấu thành tội phạm cơ bản thường được gọi tắt là u thành tội phạm.

– Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Những dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Như vậy, u thành tội phạm tăng nặng là tổng hợp cấu thành tội phạm cơ bản với dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng.

Ví dụ: Cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự (là cấu thành tội phạm cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) kết hợp với dấu hiệu được qui định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự tạo thành u thành tội phạm tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Những dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Như vậy, cấu thành tội phạm giảm nhẹ là tổng hợp cấu thành tội phạm cơ bản với dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Ví dụ: cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 Bộ luật hình sự (là cấu thành tội phạm cơ bản của tội phản bội Tổ quốc) kết họp với dấu hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật hình sự tạo thành cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội phản bội Tổ quốc.

Mỗi loại tội phạm có một cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra có thể có một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ. Trong Bộ luật hình sự, các cấu thành tội phạm giảm nhẹ nói chung đã được xây dựng thành cấu thành tội phạm cơ bản của các tội danh độc lập. Do vậy, cấu thành tội phạm giảm nhẹ so với cấu thành tội phạm tăng nặng chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Những dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung, vì khi thoả mãn những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ.

Ví dụ: Cướp tài sản trong trường hợp bình thường (thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản) bị áp dụng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù (khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự); cướp tài sản trong trường hợp tăng nặng (thoả mãn cấu thành tội phạm tăng nặng) bị áp dụng khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù (khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự) hoặc khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù (khoản 3 Điều 168 Bộ luật hình sự) hoặc khung hình phạt từ 18 đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4 Điều 168 Bộ luật hình sự).

Cách phân loại thứ hai: Phân loại cấu thành tội phạm (cơ bản) thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức

Các cấu thành tội phạm của tất cả các tội phạm cụ thể đều là hình thức phản ánh trong luật hình sự nội dung của bốn yểu tố cấu thành tội phạm nhưng được xây dựng với những đặc điểm cấu trúc khác nhau.

Có cấu thành tội phạm chỉ mô tả hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội là dấu hiệu phản ánh yểu tố mặt khách quan của tội phạm như cấu thành tội phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 Bộ luật hình sự) nhưng cũng có cấu thành tội phạm mô tả cả hậu quả thiệt hại như cấu thành tội phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 Bộ luật hình sự); có cấu thành tội phạm hoàn toàn không có dấu hiệu phản ánh nội dung của khách thể như cấu thành tội phạm tội che giấu tội phạm (Điều 389 Bộ luật hình sự) nhưng cũng có cấu thành tội phạm có dấu hiệu phản ánh toàn bộ hoặc một bộ phận của khách thể như cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự). Bên cạnh những cấu thành tội phạm không có dấu hiệu mục đích phạm tội như

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức:

– Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà trong đó có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra. Để xác định hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần phải chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có quan hệ nhân quả với nhau. Do vậy, các tài liệu thường viết có 3 dấu hiệu thuộc mặt khách quan là hành vi khách quan, hậu quả thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại. cấu thành tội phạm vật chất cũng có thể được định nghĩa ngắn gọn là cấu thành tội phạm mà trong đó có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

– cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà trong đó có dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan mà không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại. cấu thành tội phạm hình thức cũng có thể được định nghĩa ngắn gọn là cấu thành tội phạm mà trong đó không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

Như vậy, điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức ở chỗ dấu hiệu hậu quả thiệt hại được hay không được mô tả trong cấu thành tội phạm. Việc xác định tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào quy định của luật, tránh sai lầm cho rằng nếu có hậu quả thiệt hại xảy ra thì tội phạm đang xem xét có cấu thành tội phạm vật chất hay ngược lại, nếu hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả thiệt hại thì tội có cấu thành tội phạm hình thức. Việc xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm cụ thể là cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức được dựa trên một số nguyên tắc chung sau:

– Nếu riêng hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hặu quả của tội phạm là hậu quả khó xác định thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là cấu thành tội phạm hình thức.

– Nếu riêng hành vi có tính gây thiệt hại chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có cả hậu quả của tội phạm thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là C cấu thành tội phạm vật chất.

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, còn có thể phân loại C cấu thành tội phạm thành loại cấu thành tội phạm thứ ba – cấu thành tội phạm cắt xén như tên gọi hiện nay. Trong cấu thành tội phạm loại này, cũng giống như trong cấu thành tội phạm hình thức, chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả. Nhưng khác với cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm cắt xén không phải là hành vi cụ thể mà là “chuỗi” các hành vi không xác định hướng tới mục đích cụ thể. Để thể hiện “chuỗi” hành vi đó có thể sử dụng dấu hiệu “hoạt động”. Trong Từ điển tiếng Việt của Nxb. Khoa học xã hội, nãm 1994 (tr. 436), hoạt động được giải thích là “Tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sổng xã hội”. cấu thành tội phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 Bộ luật hình sự) là cấu thành tội phạm thuộc loại này. Trong cấu thành tội phạm của tội này, dấu hiệu hành vi “hoạt động” thành lập, “hoạt động” tham gia tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền phản ánh hành vi khách quan là hành vi bất kì hướng tới việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền. Trước Bộ luật hình sự năm 1985, luật hình sự Việt Nam chưa sử dụng dấu hiệu “hoạt động” mà sử dụng dấu hiệu “âm mưu”. Dẩu hiệu này chưa chính xác vì “âm mưu” thường được hiểu không phải là hành vi mà thuộc về suy nghĩ chủ quan.

 

2. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì ?

2.1 Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự

Khoản 1 Điều 2 Bộ luật hình sự khẳng định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu TNHS…”. Khoản 2 của Điều này cũng khẳng định, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân thực hiện trong trường hợp được luật hình sự quy định.

Như vậy, xét về mặt pháp lí, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ đã thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự.

Muốn biết hành vi có được quy định trong Bộ luật hình sự hay không và do vậy có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xác định hành vi đó có thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay không. Nếu hành vi có đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm thì có nghĩa hành vi đó là hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự và người thực hiện phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, pháp nhân thương mại cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cùng nếu thoả mãn các quy định về “điều kiện chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 75 Bộ luật hình sự) và về “phạm vi chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 76 Bộ luật hình sự).

Khi nói về trách nhiệm hình sự cần phải hiểu trước hết là trách nhiệm hình sự của cá nhân và trách nhiệm hình sự của cá nhân phải dựa trên cơ sở pháp lí là cấu thành tội phạm. trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại tuy có quan hệ với cấu thành tội phạm vì có quan hệ với hành vi phạm tội của cá nhân nhưng trực tiếp dựa trên quy định về điều kiện và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự tại các điều 75 và 76 BLHS. Do vậy, khi nói cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự thì cần hiểu trước hết là trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Vì phải dựa vào những dấu hiệu của cấu thành tội phạm để nhận định hành vi có phải là tội phạm hay không và người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không cho nên cấu thành tội phạm được coi là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự. Chủ thể thực hiện hành vi chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi của họ có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm và khi hành vi đã thoả mãn tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì đã có đầy đủ cơ sở để có thể buộc người có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự mà không đòi hỏi gì thêm.

 

2.2 Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí để định tội danh

Định tội là việc xác định hành vi đã thực hiện phạm tội cụ thể trong luật hình sự. Định tội là cơ sở cần thiết để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong những trường hợp nhất định. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, từng tội phạm được quy định đều có tội danh. Do vậy, định tội ở đây cũng đồng nghĩa với định tội danh. Muốn định tội danh cho hành vi cụ thể, người áp dụng luật hình sự phải căn cứ vào các cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Việc xác định tội danh là quá trình xác định hành vi thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự.

Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì hành vi được định theo tội danh của cấu thành tội phạm đó.

Như vậy, cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lí cùa việc định tội danh. Chỉ có thể căn cứ vào cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự mới có thể định tội danh được.

 

2.3 Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí để định khung hình phạt

Định khung hình phạt là việc xác định hành vi phạm tội đã thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản có thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ không và thuộc khung nào (trong trường hợp điều luật có quy định các khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ khác nhau). Trong những trường hợp như vậy, cấu thành tội phạm tăng nặng cũng như cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cơ sở pháp lí để xác định khung hình phạt.

Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt cố dấu hiệu định khung hình phạt đó.

Nêu hành vi phạm tội không có tình tiết nào phù hợp với dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt cơ bản. Khi đó cấu thành tội phạm cơ bản tuy là cơ sở pháp lí để định tội danh nhưng cũng có thể được coi đồng thời là cơ sở pháp lí để xác định khung hình phạt.

 

3. Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm

+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.

+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.

 

4. Các dạng cấu thành tội phạm

Những cấu thành tội phạm loại này lại có thể tồn tại dưới hai dạng sau đây:

– Cấu thành tội phạm mà hậu quả được quy định dưới dạng tình tiết định lượng. Cách quy định này được sử dụng trong trường hợp hành vi trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm chứa đựng khả năng gây ra loại hậu quả có cùng tính chất nhưng có thể ở các mức độ khác nhau và giữa chúng tồn tại ranh giới quyết định vấn đề hành vi được thực hiện có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không. Ví dụ: cấu thành tội phạm cơ bản tội cố ý gây thương tích (khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) quy định trong trường hợp thông thường tỉ lệ thương tật gây ra phải từ 11% trở lên. Đối với loại cấu thành tội phạm này vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn được đặt ra nếu xác định được hậu quả mà người phạm tội hướng tới phù hợp với hậu quả bắt buộc để xác định trách nhiệm hình sự cho giai đoạn phạm tội tương ứng (đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Hậu quả mà người phạm tội hướng tới phải đủ thoả mãn khung quy định loại tội là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt: Hậu quả mà người phạm tội hướng tới phải là hậu quả mà cấu thành tội phạm quy định. Ví dụ: Hành vi chuẩn bị cố ý gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên; hành vi cố ý gây thương tích chưa đạt mà tỉ lệ thương tật người phạm tội mong muốn gây ra từ 11% trở lên).

– Cấu thành tội phạm mà hậu quả được quy định không phải dưới dạng tình tiết định lượng. Loại cấu thành tội phạm này được xây dựng trong trường hợp hành vi khách quan chứa đựng khả năng gây ra loại hậu quả nhất định không thể phân chia ở các mức độ khác nhau, hậu quả này khi xuất hiện mới đủ khả năng làm cho hành vi được thực hiện trở thành nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Ví dụ: cấu thành tội phạm tội xúi giục người khác tự sát quy định hậu quả làm người khác tự sát là dấu hiệu bắt buộc. Đối với loại cấu thành tội phạm này vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm được giải quyết như những trường hợp thông thường.

Ngoài loại cấu thành tội phạm vật chất mà hình thức lỗi là cố ý như trên, Bộ luật hình sự còn quy định những cấu thành tội phạm vật chất trong đó thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi và đối với hậu quả mà cấu thành tội phạm quy định mang tính bắt buộc không thống nhất với nhau (hậu quả xảy ra nằm ngoài dự kiến của người phạm tội).

Ví dụ: Trong một số cấu thành tội phạm của các tội đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng… nhà làm luật quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc để các hành vi tương ứng là tội phạm. Ở các cấu thành tội phạm này, người phạm tội không có ý thức lựa chọn hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm (khi khả năng đó xảy ra hành vi được thực hiện có thể thoả mãn dấu hiệu cấu thành của một tội cố ý khác). Đối với một số cấu thành tội phạm trong loại cấu thành tội phạm này, trong đó bao gồm cả những cấu thành tội phạm về các tội chúng tôi nêu trên, trong các sách báo pháp lí hình sự hiện nay đa số các ý kiến vẫn khẳng định hình thức lỗi là cố ý.

Theo quan điểm của chúng tôi, dựa trên lí thuyết về lỗi, trong những trường hợp này phải xác định hình thức lỗi của tội phạm là vô ý (trong phạm vi bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề lỗi đối với những cấu thành tội phạm quy định dấu hiệu về nhân thân là tình tiết định tội được quy định ở cùng khung cơ bản của các điều luật tương ứng). Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh (Điều 347 Bộ luật hình sự) cũng có những cấu thành tội phạm được phân biệt với những cấu thành tội phạm khác bởi dấu hiệu này như cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Căn cứ vào những đặc điểm cấu trúc khác nhau như vậy, có thể phân chia cấu thành tội phạm thành các loại cấu thành tội phạm khác nhau.

 

5. Vai trò của cấu thành tội phạm

Từ việc nghiên cứu các đặc điểm, yếu tố, dấu hiệu, phân loại cấu thành tội phạm và chức năng của cấu thành tội phạm đồng thời trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự có liên quan đến quá trình định tội danh và quyết định hình phạt, theo chúng tôi vai trò của cấu thành tội phạm thể hiện rõ ở năm bình diện dưới đây:

– Cấu thành tội phạm là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để định tội danh chính xác. Nếu như trong hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nào đó được quy định trong pháp luật hình sự thực định thì không thể đặt ra việc định tội danh.

– Cấu thành tội phạm là một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí, vì một loạt các thuật ngữ và phạm trù được sử dụng có liên quan đến cấu thành tội phạm (như: “khách thể”, “chủ thể”, “mặt chủ quan”, “mặt chủ quan”…) đều được các nhà lí luận soạn thảo trong khoa học luật hình sự, còn nếu như chúng có được quy định trong luật thực định đi chăng nữa thì cũng là dưới dạng các quy phạm pháp luật hình sự trừu trượng.

-Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, vì nguyên tắc là: “Nullum crimen sine lege” nhưng khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm tương ứng nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự thì có nghĩa là đã có tội phạm được thực hiện và các cơ quan tư pháp hình sự đã có đầy đủ cơ sở pháp lí để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

– Cấu thành tội phạm là căn cứ để tòa án lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với người bị kết án, vì nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể (như: cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ) mà trong đó ghi nhận khung hình phạt tương ứng (với loại và mức cụ thể) tại một điều (hoặc khoản của một điều) trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự thì tòa án cũng không thể có căn cứ để lựa chọn loại và mức hình phạt để áp dụng đối với người bị kết án.

– Cấu thành tội phạm là yếu tố để đảm bảo các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự đồng thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và củng cố trật tự pháp luật trong NNPQ, vì với tất cả sự thể hiện ở bốn bình diện trên đây đã cho phép khẳng định vai trò có tính chất tổng hợp này của cấu thành tội phạm.

 

6. Cấu thành tội phạm – cơ sở khoa học của việc định tội danh

Với vai trò của cấu thành tội phạm thể hiện ở bình diện thứ nhất nêu trên, thiết tưởng cũng cần phải phân tích để đi đến kết luận một cách chính xác, khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về vai trò của cấu thành tội phạm đối với quá trình định tội danh ra sao – thử phân tích xem cấu thành tội phạm có đúng là ”cơ sở pháp lí duy nhất” hay chỉ là cơ sở khoa học của việc định tội danh (?). Để làm sáng tỏ vấn đề này thì sự phân tích của chúng ta nhất thiết phải căn cứ vào đồng thời cả ba lĩnh vực sinh hoạt (thể hiện) được thừa nhận chung của luật hình sự đó là: Lập pháp, lí luận (hay còn gọi là khoa học) và thực tiễn xét xử. Cụ thể là:

– Về mặt lập pháp, nếu quan niệm cấu thành tội phạm là “cơ sở pháp lí duy nhất” của việc định tội danh thì có nghĩa là vô hình trung đã thừa nhận không phải Bộ luật hình sự – sản phẩm của nhà làm luật – “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” (như Lời nói đầu của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành) mà lại chính là cấu thành tội phạm – một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí được dùng làm “cơ sở pháp lí duy nhất” trong quá trình định tội danh đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được thực hiện trong thực tế khách quan (!). Có lẽ nhà làm luật Việt Nam cùng với các cán bộ thực tiễn trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự của nước ta (kể cả trước và sau khi pháp điển hóa) khó mà có thể đồng ý với quan niệm này.

– Về mặt lí luận, cấu thành tội phạm do các nhà lí luận hình sự soạn thảo và nghĩ ra như là một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí (chứ hoàn toàn không phải là các quy định của bộ luật hình sự do nhà làm luật ban hành để các cơ quan tư pháp hình sự lấy làm cơ sở pháp lí duy nhất trong quá trình định tội danh). Vì vậy, đương nhiên là một khái niệm khoa học với các phạm trù lí luận chung nhất cho tất cả các tội phạm (như khách thể, mặt khách quan…) chứ không phải là các quy phạm pháp luật hình sự thì không phải và không thể là “căn cứ pháp lí duy nhất” cho việc định tội danh đối với một hành vi cụ thể nào đó được thực hiện trong thực tế khách quan.

– Và cuối cùng, về mặt thực tiễn (xét xử), từ trước đến nay (kể cả trong thời kì sau khi lập lại hòa bình ở miền Bắc cho đến trước những năm 1960 -1963 khi các chuyên gia luật hình sự của Liên Xô chưa sang nước ta giảng bài ở Trường cán bộ tòa án trung ương thuộc Tòa án nhân dân tối cao và phổ biến lí luận về cấu thành tội phạm ở Việt Nam) thì mặc dù lí luận về cấu thành tội phạm chưa xuất hiện trong sách báo pháp lí hình sự nước ta nhưng đã (và hiện nay đang) tồn tại một thực tế khách quan – mỗi khi định tội danh các cơ quan tư pháp hình sự đều không bao giờ coi cấu thành tội phạm (một khái niệm khoa học và là trừu tượng về mặt pháp lí) là cơ sở pháp lí duy nhất mà chỉ dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định như đã được phân tích trên đây, cụ thể là các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lí trực tiếp và các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự – cơ sở pháp lí gián tiếp./.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến các quy định của luật hình sự về tội phạm, hình phạt Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê