Phân loại các quy phạm pháp luật hành chính – Luật Hành chính

Đánh giá post

Do tính chất đa dạng và phức tạp của các quy phạm pháp luật hành chính nên việc phân loại các quy phạm này có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn xây dựng cũng như thực hiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước. Vậy phân loại các quy phạm pháp luật hành chính như thế nào?

Quy phạm pháp luật hành chính là gì?
Quy phạm pháp luật hành chính là gì?

Quy phạm pháp luật hành chính là gì?

Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc hành vi do nhà nước đặt ra để điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính trong đó các cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật…

Mời bạn tham khảo những đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính tại bài: Thế nào là quy phạm pháp luật hành chính ?

Phân loại quy phạm pháp luật hành chính

Do tính chất đa dạng và phức tạp của các quy phạm pháp luật hành chính nên việc phân loại các quy phạm này có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn xây dựng cũng như thực hiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước . Việc phân loại các quy phạm này có thể được thực hiện theo các tiêu chí cơ bản sau :

Căn cứ vào chủ thể ban hành 

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây :

+ Quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành .

+ Quy phạm pháp luật hành chính do Chủ tịch nước ban hành

+ Quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành .

+ Quy phạm pháp luật hành chính do Toà án nhân dân tối cao , Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ,

Căn cứ vào cách thức ban hành

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây :

+ Quy phạm pháp luật hành chính do một cơ quan hay người có thẩm quyền độc lập ban hành .

+ Quy phạm pháp luật hành chính liên tịch

Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh 

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây

+ Quy phạm nội dung là loại quy phạm được ban hành để quy định nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước .

Các quy phạm này được ban hành chủ yếu để quy định về địa vị pháp lí hành chính của các chủ thể tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước , Vi dụ : Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ quân sự của công dân v.V …

+ Quy phạm thủ tục là loại quy phạm được ban hành để quy định những thủ tục cần thiết mà các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy phạm pháp luật nội dung quy định .

Ví dụ : Các quy phạm quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính , thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính , v …

Các quy phạm nội dung phải được thực hiện theo những thủ tục nhất định do quy phạm thủ tục quy định .Do đó , nếu có quy phạm nội dung nhưng không có quy phạm thủ tục tương ứng hay quy phạm thủ tục tương ứng không phù hợp với mục đích của quy phạm nội dung thì sẽ làm mất hoặc giảm sút hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hành chính nói chung và của các quy phạm nội dung nói riêng .

Căn cứ vào hiệu lực pháp lí về thời gian

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây :

+ Quy phạm áp dụng lâu dài là loại quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi thời hạn áp dụng .

Ví dụ :Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp năm 2013 hay trong Luật thanh tra năm 2010 v , v .. Các quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ , thay thế . Các quy phạm này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu dài và ổn định các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước .

+ Quy phạm áp dụng có thời hạn là loại quy phạm được ban , hành để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước chỉ phát sinh trong những tình huống đặc biệt hay chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định . Khi tình huống đó không còn hay hết thời hạn đó thì quy phạm hết hiệu lực ( ví dụ : Các quy phạm pháp luật hành chính trong Quyết định số 37 / 2013 / QĐ – TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học , cao đẳng giai đoạn phương n nhà nước chỉnh các thù của t người có thể ban só 12 SA pháp lí riêng bi quan trc 581 n / a 2006 – 2020 ) .

+ Quy phạm tạm thời là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh một số loại quan hệ quản lý hành chính nhà nước trên một phạm trong khoảng thời gian nhất định làm cơ sở tổng kết để ban hành chính thức nếu phù hợp . Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 , Chính phủ ban hành Nghị định để quy định vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội , Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước , quản lí kinh tế , quản lí xã hội . 

Căn cứ vào hiệu lực pháp lí về không gian

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây :

+ Quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước . Các quy phạm này do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành .

+ Quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi từng địa phương nhất định

 Các quy phạm này chủ yếu do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước phù hợp với đặc thù của địa phương mình . Ngoài ra , các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương có thể ban hành những quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lí trên phạm vi từng địa phương nhất định để điều chỉnh riêng biệt một số loại quan hệ quản lý hành chính nhà nước quan trọng có tính đặc thù ở địa phương đó . Ví dụ : Luật thủ đô số 25 / 2012 / QH13 ngày 21/11/2012 là văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính chỉ có hiệu lực pháp lí trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội . Việc phân loại quy phạm pháp luật hành chính theo hiệu lực pháp lí về không gian nêu trên chỉ mang tính tương đối . Vì nếu căn cứ vào hiệu lực pháp lí về đối tượng áp dụng của các quy phạm thì chúng ta sẽ thấy có những quy phạm pháp luật hành chính của Việt Nam được áp dụng đối với công dân và tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài . 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hành chính, hãy click vào đây: Luật quản lý hành chính nhà nước

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật tố tụng được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 

    1900 6198

    , E-mail: 

    [email protected]

    .