Phân loại các dạng sẹo mụn. Nguyên nhân và cách điều trị
Mục Lục
Các loại sẹo mụn gây mất thẩm mỹ và khiến các chị em rất tự ti. Để có thể tìm được phương pháp điều trị được sẹo mụn phù hợp, bạn cần phải hiểu và phân biệt được từng loại sẹo. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu thêm về các loại sẹo và nguyên nhân gây sẹo qua bài viết này nhé!
1Phân loại sẹo mụn
1.1. Sẹo lõm đáy nhọn
Nhân mụn vừa sâu và hẹp sẽ hình thành nên sẹo dạng đáy nhọn như việc da bạn đang bị đâm bởi một dụng cụ sắc nhọn. Sẹo này xuất hiện khi da bạn bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương, viêm mụn nằm sâu bị trồi lên bề mặt da, làm các mô da bị phá hủy và để lại sẹo dạng “cột”.
Sẹo dạng đáy nhọn giống như da bạn đang bị đâm bởi một dụng cụ sắc nhọn
1.2. Sẹo lõm chân vuông
Sẹo lõm chân vuông sẽ lớn hơn sẹo đáy nhọn và hố lõm chân vuông cũng rất sâu. Các vết sẹo lõm chân vuông thường mang hình trái xoan, đường kính của của sẹo khoảng 2 – 4 mm tùy theo mức độ sẹo nhẹ hay nặng.
Sẹo lõm chân vuông có đáy vuông khá sâu
1.3. Sẹo lõm chân tròn
Vết sẹo lõm chân tròn xuất hiện là do các dải mô xơ bám và kéo các lớp biểu bì sâu xuống dưới. Khi lớp biểu bì bị kéo xuống, làn da sẽ tạo ra các vết sẹo có hình gợn sóng trên bề mặt da. Loại sẹo lõm chân tròn này thường không có bờ rõ nét như các loại sẹo khác.
Sẹo lõm chân tròn có hình lượn sóng
1.4. Sẹo lồi
Khác với những loại sẹo trên, những vết sẹo lồi thường xuất hiện khi cơ thể sản xuất collagen quá mức. Chính vì thế, loại sẹo lồi thường tiến triển to và nổi lên hơn so với bề mặt da. Nhưng sẹo lồi đa số xuất hiện ở trên cơ thể và đặc biệt là ở những người nam giới.
Sẹo lồi nổi lên bề mặt da do sản xuất collagen quá mức
2Các phương pháp trị sẹo mụn
2.1. Kem giúp điều trị sẹo mụn
Bạn có thể cải thiện bằng cách dùng các loại kem bôi chứa thuốc điều trị sẹo mụn. Các loại kem dưỡng trị mụn chứa thành phần như Hydroquinone, Acid Kojic sẽ giúp làm sáng vết sẹo mụn một cách tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem trị mụn có chứa Arbutin và Vitamin C để cải thiện sẹo mụn tốt hơn.
Sản phẩm chứa Acid Kojic giúp làm sáng da và trị sẹo mụn hiệu quả
2.2. Điều trị sẹo rỗ do mụn bằng phương pháp thẩm mỹ
Phẫu thuật trị sẹo do mụn: Những vết mụn trứng cá nặng khó cải thiện thì bạn có thể phẫu thuật trị sẹo mụn. Phương pháp này không làm mụn mất đi hoàn toàn nhưng sẽ đỡ hơn và các mô sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.
Điều trị tái tạo bề mặt da: Phương pháp này giúp sản xuất collagen và hình thành nên lớp da mới có khả năng làm đầy các vết sẹo. Thông thường, mỗi liệu trình thường kéo dài đến 1 giờ và mất 3 đến 10 ngày để có một làn da mịn màng, trẻ trung.
Tiêm chất làm đầy: Các chất làm đầy sẽ làm mất đi phần sẹo lõm trên da và có thể giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, bạn phải tiêm đều đặn sau 4 – 6 tháng thì làn da mới được phục hồi và căng mọng hơn.
Tiêm chất làm đầy để làm mất đi phần sẹo lõm trên da
Làm săn chắc da bằng sóng điện từ: Sóng điện từ có thể kích thích sản sinh collagen, từ đó, làn da sẽ có độ đàn hồi tốt hơn và các sẹo rỗ sẽ được thu nhỏ lại. Mỗi một liệu trình mất khoảng 10 – 60 phút, bạn sẽ có làn da săn chắc hơn sau khi sử dụng phương pháp này.
Liệu pháp cảm ứng collagen: Liệu pháp này sử dụng các hạt kim nhỏ để chích và lăn trên da bạn. Cách này sẽ kích thích da tạo ra collagen và mô da mới cho da. Nhờ đó, làn da bạn sẽ mất đi các vết sẹo cũng như nếp nhăn, lỗ chân lông to và mang lại một làn da mịn màng, săn chắc hơn.
Phương pháp đốt điện: Phương pháp này có thể làm nóng mô và sau đó các vết sẹo sẽ mất đi. Giúp định hình và giảm các góc của sẹo. Đặc biệt, sác sẹo rỗ dạng chân vuông sẽ cải thiện rõ rệt.
Liệu pháp cảm ứng collagen giúp trị sẹo rỗ hiệu quả
2.3. Các phương pháp điều trị giúp loại bỏ sẹo lồi do mụn
Tiêm thuốc vào sẹo: Đây là một cách dày cho những làn da có sẹo dày và sẹo lồi gây đau. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào da những loại thuốc như corticosteroid, interferon, fluorouracil (5-FU),… Sau vài lần tiêm, các vết sẹo sẽ được làm mềm, phẳng mô sẹo.
Phẫu thuật điều trị sẹo lồi do mụn: Hầu hết, các bác sĩ đều phẫu thuật sẹo lồi do mụn bằng cách tiêm thuốc corticosteroid, 5-FU,… trực tiếp vào da. Ngoài ra, bạn có thể xạ trị sẹo mụn, các tia bức xạ sẽ ngăn sẹo quay trở lại. Tuy nhiên, phương pháp này hiếm được sử dụng vì chúng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Liệu pháp laser: Điều trị sẹo mụn bằng laser rất an toàn và đạt hiệu quả cao. Laser nhuộm xung (PDL) sẽ làm phẳng các sẹo lồi có kích thươc lớn và giảm ngứa, đau, giảm màu sắc. Đối với laser xung mạnh (IDL) thì có thể điều trị tất cả sẹo mụn lồi, nhưng phù hợp với những người có làn da sáng màu hơn.
Điều trị bằng cách phẫu thuật điều trị sẹo lồi do mụn
3. Điều trị sẹo mụn bằng thiên nhiên
Điều trị sẹo bằng nha đam và rau má rất hiệu quả. Nha đam có khả năng làm dịu và giữ ẩm cho da. Hơn nữa còn chống oxy hóa giúp các vết đỏ, sẹo, sưng giảm dần. Đối với rau má thì loại ra này có thể làm lành vết thương giúp liền sẹo. Hơn nữa, rau má tái tạo cho những vết sẹo một làn da mới.
Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ để điều trị. Trong nghệ có chứa curcumin giúp chống oxy hóa và chống viêm. Ngoài ra, nghệ còn làm tăng sắc tố cho vết sẹo và giảm sản xuất melanin dư thừa. Bên cạnh đó, trà xanh điều trị sẹo mụn bằng cách thải độc và kháng viêm, trị sẹo rất hiệu quả.
Bột nghệ có thể điều trị mụn sẹo
4. Cách ngăn ngừa sẹo mụn hiệu quả.
Ngay khi mụn trứng cá xuất hiện, bạn nên điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa sẹo mụn sảy ra sau này. Bạn có thể tự nặn tại nhà, nhưng nặn không đúng cách sẽ càng nguy hiểm hơn. Để an toàn, bạn hãy tìm bác sĩ da liễu để tư vấn và tìm cách điều trị hiệu quả.
Quan trọng hơn, hãy nhớ làm sạch da mỗi ngày để ngăn ngừa hình thành mụn. Đặc biệt, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da cũng là một cách để ngăn ngừa sẹo mụn. Khi ra ngoài trời, hãy chống nắng cho cơ thể kĩ càng bởi vì tia cực tím sẽ làm sạm vết sẹo và làm chậm quá trình phục hồi của da.
Kem chống nắng làm dịu da Nacific Fresh Herb SPF 50+ PA++++ 50 ml
Hy vọng bài viết sẽ hiểu rõ hơn về các dạng sẹo mụn cũng như nguyên nhân và cách điều trị sẹo mụn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
1. https://www.healthline.com/health/acne-scars
2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/expert-answers/acne-scars/faq-20058101
3. https://kidshealth.org/en/teens/acne-scars.html