Phân loại Nhà đầu tư theo Luật đầu tư 2020 được quy định như thế nào?
Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật đầu tư 2020) quy định về khái niệm nhà đầu tư như sau:
“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”
Theo quy định trên thì nhà đầu tư bao gồm:
1. Nhà đầu tư trong nước
Theo Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Nhà đầu tư trong nước là một trong những chủ thể được nhà nước khuyến khích tham gia hoạt động đầu tư. Cách xác định nhà đầu tư trong nước trong pháp luật của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng.
Khoản 5 Điều 1 Luật đầu tư của Indonesia quy định:
“5. Nhà đầu tư trong nước là một cá nhân hoặc công dân Indonesia, doanh nghiệp Indonesia, Nhà nước cộng hòa Indonesia, hoặc khu vực thực hiện đầu tư vốn trên lãnh thổ của cộng hòa Indonesia”.
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật khuyến khích đầu tư Lào 2016:
“4. Nhà đầu tư trong nước đề cập đến người nào hợp người nước ngoài tự nhiên, pháp nhân Lào hoặc nước ngoài đã đăng ký hoạt động kinh doanh theo pháp luật của Lào”
Luật đầu tư năm 2020 của Việt Nam quy định nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Với cách xác định này thì hầu hết các quốc gia đều xác định nhà đầu tư trong nước căn cứ vào hệ thuộc luật quốc tịch của nhà đầu tư đó. Căn cứ trên cơ sở đó, nhà đầu tư trong nước chính là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ quốc gia nơi mình đang mang quốc tịch. Tại Việt Nam, Việt kiều cũng được coi là nhà đầu tư trong nước.
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định:
“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Nhà đầu tư là các doanh nhân Việt kiều có tiềm lực kinh tế rất lớn đang có xu hướng chuyển nguồn vốn đầu tư về Việt Nam ngày càng cao nêu các chính sách kêu gọi đầu tư của nhà nước Việt Nam. Cùng với kiều hối, đây là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ thực tế hơn nữa đối với các nhà đầu tư là Việt kiều để có thể triển khai được các dự án tại Việt Nam.
Trường hợp các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân có hai quốc tịch thì xác định theo pháp luật của nước nơi nhà đầu tư có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ. Nếu nhà đầu tư có hai hay nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi mà nhà đầu tư có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà nhà đầu tư có quốc tịch nhưng nhà đầu tư đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
2. Nhà đầu tư nước ngoài
Bên cạnh nhà đầu tư trong nước thì nhà đầu tư nước ngoài cũng là một trong những nhà đầu tư được chính phủ nước sở tại quan tâm và khuyến khích tham gia vào hoạt động đầu tư. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được quy định khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn,
Khoản 6 Điều 1 Luật đầu tư Indonesia quy định:
“6. Nhà đầu tư nước ngoài là một công dân nước ngoài, một thực thể kinh doanh nước ngoài hoặc một chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Indonesia”.
Khoản 3 Điều 3 luật khuyến khích đầu tư nào 2016:
“3. Nhà đầu tư nước ngoài đề cập đến là cá nhân nước ngoài hoặc một pháp nhân đầu tư vào Lào”.
Có thể nhận thấy I điểm chung của các quốc gia trên chính là cách xác định nhà đầu tư nước ngoài theo tiêu chí chính là quốc tịch, nhà đầu tư không có quốc tịch thái quốc gia nơi nhà đầu tư đó thành lập hoặc hoạt động.
Theo Khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định:
“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”
Từ định nghĩa này, có thể phân biệt nhà đầu tư nước ngoài thành: cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Quốc tịch nước ngoài được hiểu là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ có hình thức là tổ chức, không có cá nhân), tổ chức này được thành lập theo pháp luật Việt Nam nhưng có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định về tổ chức kinh tế:
“21. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”
Có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hội cổ đông. Như vậy, theo quy định này thì tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài về bất kỳ tỷ lệ sở hữu nào trong vốn điều lệ của tổ chức đó. Có thể hiểu một cách đơn giản tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là “con lai” giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh.