Phân bón hữu cơ là gì? Các loại phân bón hữu cơ phổ biến – Phân Bón Huy Long
Phân bón hữu cơ hiện nay đang là sự lựa chọn ưu tiên cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ. Bởi lẽ những đặc điểm, lợi ích vô cùng quan trọng của nó. Ngày nay phân hữu cơ rất được khuyến khích sử dụng và đang dần thay thế phân bón hóa học. Để hiểu thêm về loại phân bón này, phân bón Huy Long mời các bạn xem qua bài viết sau nhé.
Mục Lục
Khái niệm phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ các thành phần có trong tự nhiên. Ví dụ như động vật, thực vật, vi sinh vật, than bùn, khoáng chất dinh dưỡng khác. Đây là loại phân không chỉ cung cấp các nguyên tố đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng mà còn đem lại lợi ích cho đất, cho môi trường.
Phân bón hữu cơ đang là giải pháp hàng đầu của nhà nông
Phân hữu cơ dần thay thế cho phân bón hóa học bởi ít những tác hại đến môi trường. Nhà nông có thể tận dụng dễ dàng nguồn nguyên liệu tại nhà làm phân hữu cơ. So với phân vô cơ khác sẽ giảm được chi phí cho nhu cầu phân bón. Nhưng vẫn đảm bảo được nguồn cung chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến nhu cầu nông sản “sạch”. Vì thế phân bón hữu cơ sẽ là người bạn đồng hành trên hết với nền nông nghiệp hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đó là lý do tại sao người ta thường e dè trước màu sắc bắt mắt của nông sản. Thay vào đó là vẻ ngoài không mấy ấn tượng, đôi khi củ quả còn có vẻ hơi “xấu xí”.
Một số loại phân hữu cơ phổ biến
Trên thực tế có rất nhiều loại phân hữu cơ nhằm đáp ứng riêng cho từng loại cây trồng. Đặc biệt là nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học tiên tiến nên càng có thêm nhiều loại phân khác. Tuy nhiên có thể chia phân bón hữu cơ thành hai nhóm chính. Đó là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ được chế biến công nghiệp. Mỗi nhóm sẽ gồm nhiều loại phân đặc trưng bên trong nữa.
Phân bón hữu cơ truyền thống
Loại phân này có thể được sản xuất tại nhà từ chất thải của động vật nuôi, rác thải từ thực vật và được ủ hoai theo các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên cũng tốn nhiều thời gian ủ phân, khó cân bằng được các yếu tố dinh dưỡng cần để bón phù hợp cho cây. Phân hữu cơ truyền thống thường được bón lót trước khi bắt đầu mùa vụ để vi sinh vật phân giải được nguồn dinh dưỡng bổ sung cho đất, khi gieo trồng cây sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn.
Phân chuồng
Nguyên liệu là phân, nước tiểu gia súc, gia cầm, phân bắc được ủ hoai trước khi bón. Phân chuồng chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng rất lợi cho cây. Bên cạnh còn cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp của đất. Tuy nhiên trong quá trình ủ hoai nếu không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm bệnh hại phát triển. Cây trồng đứng trước nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt giai đoạn đầu khi gieo trồng. Sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhân tố mầm bệnh.
Phân chuồng ủ hoai
Phân xanh
Ngay từ tên gọi ít nhiều cũng hình dung được nguyên liệu của loại phân này đến từ đâu. Đó là từ các bộ phận của thực vật như lá, cành, bèo hoa dâu, thân cây họ Đậu. Có thể là cây tươi, cây khô héo được ủ một thời gian hoặc vùi trong đất để bón cho cây.
Phân xanh hữu cơ
Với các loại cây ăn quả thì lá, cành cây rụng sẽ làm nguồn phân tái sử dụng nên thường rất ít khi bổ sung thêm. Nếu có thì ở các cây hoa màu sẽ cần thiết hơn. Phân xanh được bón lót bởi quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra chậm. Quá trình này còn thải ra khí độc như CH4, H2S nên cần cày ải, xới đất, phơi đất cho đất thông thoáng để giải phóng lượng khí này.
Phân rác
Thành phần là rơm rạ, lá cây được ủ cho hoai mục, chỉ hiệu quả khi bón lót cho cây. Trước mùa vụ mới bón phân rác giúp cải tạo được dinh dưỡng, kết cấu đất. Vào mùa nắng có thể rải thêm lớp rơm rạ phía trên để hạn chế sự bốc hơi nước, đảm bảo cho cây không bị thiếu nước. Quá trình gom rác thực vật để ủ không tránh khỏi lẫn các mầm bệnh cỏ dại, cần nên lưu ý ở phương pháp ủ hoai để hạn chế ảnh hưởng cho cây trồng.
Phân rác hữu cơ
Phân bón hữu cơ được chế biến công nghiệp
Nguyên liệu cũng là các loại chất hữu cơ trong tự nhiên nhưng được áp dụng quy trình công nghiệp để sản xuất. So với phân truyền thống thì phân này sẽ đảm bảo được tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và cây trồng cũng hấp thụ được dễ hơn.
Phân hữu cơ sinh học
Là loại phân bón có chứa nhiều hợp chất hữu cơ được pha trộn lại với nhau. Trải qua quy trình chế biến có bổ sung và cân đối lượng dinh dưỡng phù hợp hơn với cây trồng. Bón phân này ngoài bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây còn cải tạo được đất trồng, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển, giúp tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại trong đất. Cây trồng sẽ cho năng suất, sản lượng cao và chất lượng hơn, môi trường xung quanh cũng được đảm bảo. Đất trồng vẫn giữ độ phì nhiêu, nguồn dinh dưỡng cho một mùa vụ mới.
Phân hữu cơ trùn quế cao cấp – Phân bón Huy Long
Phân vi sinh
Là loại phân bón có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật có lợi. Sử dụng phân vi sinh sẽ tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây từ môi trường, giúp cây kháng lại được sâu bệnh do có sự hỗ trợ của nhóm vi sinh vật đặc trưng. Điển hình như nhóm cố định đạm, nhóm phân giải và chuyển hóa lân, nhóm kích thích sinh trưởng, nhóm phân giải chất hữu cơ và nhóm ức chế sinh trưởng sâu bệnh hại.
Phân bón vi sinh có dạng phân đơn và phân hỗn hợp. Tùy vào đặc trưng từng loại cây mà chọn loại phân phù hợp. Tuy nhiên nên kết hợp với phân hữu cơ khác như phân trùn quế để cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật và trung hòa lượng dinh dưỡng cho cây.
Một loại phân vi sinh hiện nay
Phân hữu cơ vi sinh
Là loại phân vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây đồng thời bổ sung lượng vi sinh vật có lợi cần thiết. Ngoài đảm bảo các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho cây thì cũng nâng cao hiệu suất hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh hợp lý sẽ đảm bảo chất lượng nông sản, chất lượng môi trường.
Phân bón hữu cơ vi sinh có nhiều lợi ích đáng kể
Phân hữu cơ khoáng
Loại phân này chủ yếu cung cấp lượng muối khoáng vô cơ cho cây. Nên bón kết hợp với phân hữu cơ khác và bón hợp lý, vừa phải. Bởi nếu lạm dụng sẽ làm xấu đất, ảnh hưởng cây trồng.
Nhìn chung, phân bón hữu cơ mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù hiệu quả có thể không nhanh so với phân thuốc hóa học nhưng yếu tố môi trường, chất lượng nông sản thì phân hữu cơ chính là lựa chọn hàng đầu.
Phân hữu cơ khoáng nên sử dụng phối hợp phân hữu cơ khác
Một số lợi ích của phân bón hữu cơ
Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
Phân bón hữu cơ có nhiều dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho từng loại cây. Nhà nông có thể tìm hiểu tính chất cây trồng của mình để sử dụng loại phân cho phù hợp. Phân hữu cơ chứa nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp cho cây sinh trưởng, phát triển ổn định, cho năng suất cao vượt trội.
Tăng chất lượng nông sản
Phân hữu cơ là người bạn của nông nghiệp hữu cơ, là người bạn của nông sản “sạch”. Hạn chế sử dụng phân hóa học vô cơ, sử dụng hợp lý phân hữu cơ thì sản phẩm bạn đưa ra thị trường sẽ được nhiều người tin dùng hơn.
Cải tạo đất
Bón phân hữu cơ giúp đất tăng độ phì nhiêu, bổ sung chất bùn, tái cơ cấu đất sau mỗi mùa vụ, giúp đất được tơi xốp, màu mỡ hơn. Ngoài ra nhóm vi sinh vật sẽ giúp phân giải lượng phân vô cơ còn tồn đọng trong đất, giải phóng lượng khí độc hại tích tụ lâu.
Bảo vệ môi trường
Yếu tố trên hết mà nhiều người lựa chọn phân hữu cơ thay thế là tính thân thiện với môi trường. Môi trường bị tác động xấu sẽ có nhiều ảnh hưởng đến cây trồng, thậm chí là sức khỏe con người.
An toàn sức khỏe
Với người tiêu dùng sử dụng nông sản sạch là điều rất tuyệt vời cho sức khỏe khỏe mạnh. Ngoài ra động vật nuôi cũng tránh được tình trạng nhiễm độc từ rau, củ quả khi ăn. Lượng dư phân chảy ra môi trường nước còn cung cấp được chất dinh dưỡng cho tôm, cá. Thay vào đó phân hóa học sẽ đi ngược lại những điều này.
Bài viết trên hy vọng sẽ mang tới nhiều giá trị bổ ích về phân bón hữu cơ cho các bạn. Phân bón Huy Long hiện có cung cấp một số mặt hàng phân bón hữu cơ, nông sản hữu cơ đảm bảo chất lượng các bạn có thể ghé qua để tìm hiểu thêm. Đặc biệt là phân trùn quế hữu cơ cao cấp mà thị trường rất ưa chuộng. Liên hệ ngay 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ.
Đọc thêm: