Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, Vốn điều lệ, vốn pháp định – Von dieu le, von phap dinh | VDL, VPD
Vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn kinh doanh là 3 khái niệm thường xuyên gây nhầm lẫn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Làm Việc Thông Minh xin được chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết cũng như các quy định liên quan đến ba loại vốn này trong doanh nghiệp.
Mục Lục
I. Vốn pháp định của doanh nghiệp là gì?
Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp”
Vốn pháp định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định, vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp khi thành lập công ty, muốn đăng ký theo một ngành nghề kinh doanh cụ thể cần đảm bảo số vốn đăng ký thỏa mãn mức vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh đó, hay nói cách khác, vốn pháp định là mức vốn TỐI THIỂU của một ngành nghề kinh doanh cụ thể, được quy định theo luật chung hoặc các văn bản quy phạm pháp luật của từng ngành nghề riêng biệt.
Tuy nhiên, trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015) đã từ bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013.
Như vậy, từ ngày 01/07/2015, Pháp luật không yêu cầu Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn pháp định trong hồ sơ thành lập mới nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo tới “Cơ quan quản lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh” của doanh nghiệp mình. Đồng thời, doanh nghiệp dù không phải kê khai mức vốn pháp định nhưng vẫn cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh đặc thù. Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2014 và luật riêng đối với các ngành nghề liên quan.
Ví dụ: Vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng được quy định cụ thể trong Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đề cập:
Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng
(Ban hành kèm theo nghị định số 10/2011-NĐ/CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)
STT
Loại hình tổ chức tín dụng
Mức vốn pháp định
I
Ngân hàng
1
Ngân hàng thương mại
a
Ngân hàng thương mại Nhà nước
3000 tỷ đồng
b
Ngân hàng thương mại cổ phần
c
Ngân hàng liên doanh
d
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
đ
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
15 triệu USD
2
Ngân hàng chính sách
5000 tỷ đồng
3
Ngân hàng đầu tư
3000 tỷ đồng
4
Ngân hàng phát triển
5000 tỷ đồng
5
Ngân hàng hợp tác
3000 tỷ đồng
6
Quỹ tín dụng nhân dân
a
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
3000 tỷ đồng
b
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
0,1 tỷ đồng
II
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1
Công ty tài chính
500 tỷ đồng
2
Công ty cho thuê tài chính
150 tỷ đồng
Xem thêm: Bảng ngành nghề yêu cầu vốn pháp định theo quy định Pháp luật hiện hành
II. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.
Vốn góp phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dung đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…,các thành viên lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng định giá độc lập.
Vốn điều lệ còn được sử dụng làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài doanh nghiệp cần đóng khi thành lập doanh nghiệp, cụ thể Nghị định 139/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn tại thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thuế môn bài cần đóng đối với doanh nghiệp như sau:
Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD
(Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Mức tiền lệ phí môn bài phải đóng
Tiểu mục nộp tiền
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000 đồng/năm
2862
Từ 10 tỷ đồng trở xuống
2.000.000 đồng/năm
2863
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 đồng/năm
2864
III. Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, hay còn gọi khác là vốn chủ sở hữu, phản ánh tài sản thực tế của các bên góp vốn được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, bản chất là số vốn thực tế chủ sở hữu của doanh nghiệp đã góp, theo quy định tại TT200/2014-TT/BTC bao gồm:
“b) Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:
– Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;
– Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh;
– Cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu);
– Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.”
Kết luận:
Nói tóm lại, vốn pháp định của doanh nghiệp là mức vốn tối thiểu cần đáp ứng khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định, vốn điều lệ là số vốn chủ doanh nghiệp cam kết góp, còn vốn kinh doanh là số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp. Dễ nhận thấy, ba loại vốn này có thể ở mức khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Kế toán cần nắm vững bản chất của ba loại vốn này để phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn kinh doanh một cách rõ ràng cũng như sử dụng các khái niệm cho phù hợp.