Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung theo quy định bộ luật dân sự

Có những tài sản dù đứng tên của một chủ thể nhưng vẫn là sở hữu chung (ví dụ như tài sản chung của vợ chồng). Vậy một chủ thể luôn cần phải lưu ý và hiểu rõ quyền của mình trong trường hợp sở hữu riêng và sở hữu chung để có những cách sử dụng và chi phối tài sản một cách đúng đắn theo quy định của pháp luật.

Khái niệm

Sở hữu chung

“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản”.

Khi đó, những chủ sở hữu đó gọi là đồng sở hữu. Các đồng chủ sở hữu có tài sản chung có quyền cùng nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung đó.

Những đặc điểm của sở hữu chung trong pháp luật dân sự là:

(i) Khách thể: là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản mà nếu chia tách về mặt vật lý thì sẽ không còn giá trị sử dụng ban đầu;

(ii) Chủ thể: Khi một đồng chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tài sản thì đều liên quan đến quyền lợi của các chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu đều có thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ sở hữu độc lập.

(iii) Các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc diêm riêng căn cứ theo phạm vi phần giá trị tài sản mà họ có.

Sở hữu riêng

Sở hữu tiêng là quyền của cá nhân, pháp nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của mình thông qua việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Các đặc điểm cơ bản của sở hữu riêng là:

– Chủ thể: cá nhân, pháp nhân. Trong đó tài sản thuộc sở hữu riêng của một cá nhân hoặc của một pháp nhân. 

– Khách thể: là những thu nhập hợp pháp như là: khoản tiền do lao động hợp pháp mà có được; các khoản nhuận bút cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật; tiền thưởng trúng sổ số; những thu nhập từ kinh doanh của gia đình hay tài sản thừa kế…

– Nội dung: làm chủ, chi phổi tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản (Điều 206 Bộ luật dân sự 2015).

Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung

Tiêu chí
Sở hữu riêng
Sở hữu chung
Cơ sở pháp lý

Tiểu mục 2 Mục 2 Chương 13. Quyền sở hữu

Tiểu mục 3 Mục 2 Chương 13. Quyền sở hữu

Khái niệm

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản

Căn cứ xác lập

– Do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

– Được chuyển quyền sở hữu;

– Thu hoa lợi, lợi tức;

– Được thừa kế;

– Chiếm hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– theo thoả thuận;

– theo quy định của pháp luật; hoặc 

– theo tập quán.

Quyền hạn

Toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình

Quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung trên cơ sở sự thỏa thuận và quy định pháp luật

Chấm dứt quyền

– Tài sản bị mất

– Chủ sở hữu bán tài sản

  • Tài sản chung đã được chia

  • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;

  • Tài sản chung không còn;

  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trên đây là sự khác nhau giữa sở hữu riêng và sở hữu chung. Chủ thể khi hiểu rõ được nội dung của hai loại sở hữu này thì sẽ có thể có những hành vi phù hợp với quy định pháp luật đối với những loại tài sản khác nhau.