Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là gì ?

Quản lý nhà nước là gì ?

Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước là gì ?

Là một dạng quản lí xã hội, là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước là gì ?

Là một dạng quản lí nhà nước do các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sử dụng quyền hành pháp để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chính-chính trị.

Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

Tiêu chí

Quản lí nhà nước

Quản lí hành chính nhà nước

1.     Khái niệm

 

Là một dạng quản lí xã hội, là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Là một dạng quản lí nhà nước do các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sử dụng quyền hành pháp để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chính-chính trị.

2.     Chủ thể quản lí

Các tổ chức, cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lí.

Bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được trao quyền thực hiện hoạt động QLNN.

Các CQNN (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền QLHC trong một số trường hợp cụ thể.

3.     Mục đích

Nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước

Nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chính-chính trị.

4.     Nội dung

Tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.

Tổ chức và thực hiện quyền hành pháp. Tiến hành hoạt động chấp hành và điều hành.

5.     Tính chất

Mang tính quyền lực nhà nước, bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

-Tính chấp hành: thể hiện ở mục đích của là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các CQQLNN. Mọi hoạt động QLHCNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. ( Chấp hành thực hiện các văn bản luật, văn bản pháp luật của cấp trên)

-Tính điều hành: thể hiện ở chỗ đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các CQQLNN được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của QLHCNN phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. ( Cụ thể hóa pháp luật, cá biệt hóa pháp luật.)

Điều này cũng thể hiện tính chủ động, sáng tạo: thể hiện rõ nét trong quá trình các chủ thể QLHCNN đề ra chủ trương, biện pháp quản lí thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể.

6.     Phương tiện

“Pháp luật” là phương tiện chủ yếu. Thông qua pháp luật, NN có thể trao quyền cho các cá nhân, tổ chức để họ thay mặt NN tiến hành hoạt động QLNN.

Trong quá trình điều hành, CQHCNN có quyền nhân danh NN ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các QPPL hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lí có liên quan phải thực hiện( Quy phạm pháp luật hành chính).

7.     Khách thể

Trật tự quản lí nhà nước. Trật tự quản lí nhà nước do pháp luật quy định.

Trật tự quản lí hành chính, tức là trật tự quản lí trong lĩnh vực chấp hành-điều hành.

Trật tự quản lí hành chính do các QPPLHC quy định.

Bài viết cùng chủ đề:

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: [email protected] để được luật sư tư vấn hỗ trợ

5/5 – (5 bình chọn)