Phân biệt phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh là những loại phân bón khá phổ biến và được người nông dân sử dụng trong canh tác nông nghiệp. Cùng TTP GLOBAL tìm hiểu và phân biệt 3 loại phân bón này để nắm rõ đặc điểm, nâng cao hiệu quả và khả năng sử dụng cho từng loại ngay bây giờ.

Phân biệt các loại phân bón

 

Khái niệm

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ được hình thành từ: Các loại phân bắc (phân người), phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ là rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh như cành, lá cây và than bùn,… Phân hữu cơ được sử dụng bón cho cây nhằm cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dưỡng cho đất và cây trồng.

Thông thường, phân hữu cơ phải qua xử lý ủ hoai mục trước khi sử dụng. Nếu không trong phân bón sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn,… gây bệnh cho cây trồng và con người.

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh – các chế phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật (VSV) có ích. Có thể là: Vi khuẩn, nấm, tảo và các vi sinh vật có ích khác. Nguồn gốc của phân bón vi sinh từ các chất thải của động – thực vật với các hỗn hợp vi sinh vật khác.

Phân bón vi sinh được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, trong đó có Việt Nam. Loại phân bón này được nghiên cứu và sản xuất bởi những chủng loại vi sinh vật có lợi. Mục đích giúp hòa tan các chất cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ và thúc đẩy cây trồng tăng trưởng tốt hơn.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng VSV có ích. Được nghiên cứu và chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có chứa trên 15% chất hữu cơ và có chứa vi sinh vật (VSV) với mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại.

Loại phân hữu cơ vi sinh không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cho cây trồng. Mà còn giúp hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng để bồ dưỡng, cải tạo đất hiệu quả. Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật. TĂNG khả năng trao đổi chất – TĂNG sức đề kháng – TĂNG khả năng chống chịu bệnh hại

Phân biệt phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh

 

PHÂN HỮU CƠ

PHÂN VI SINH

PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ chất thải của động vật, phế phẩm nông nghiệp, than bùn…

Là chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có ích

Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích

Thành phần chính

Hữu cơ

Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

– Hữu cơ 

– Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

Chất hữu cơ

≥ 20%

≥ 15%

Mật số vi sinh

≥ 1 x 108 Cfu/g cho mỗi loại

≥ 1 x 106 Cfu/g cho mỗi loại

Các chủng vi sinh

– Đối kháng nấm bệnh

– Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại

– Phân giải xenlulozo, lân …và vi sinh vật cố định đạm

– Phân giải xenlulozo, lân …và vsv cố định đạm

– Đối kháng nấm bệnh

– Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại.

Hình thức sử dụng

Bón trực tiếp: Rải  xung quanh gốc cây, luống rau hoặc trộn vào đất.

Bón trực tiếp: Trộn vào bầu ươm cây, phun qua lá, rải đều dưới gốc cây hoặc ủ compost…

Bón trực tiếp: Rải  xung quanh gốc cây, luống rau hoặc trộn vào đất.

Công dụng

– Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất.

– Cân bằng sinh thái đất

– Cung cấp vi sinh vật mật số cao giúp kiểm soát bệnh cây trồng

– Phân giải các chất hữu cơ trong đất

– Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất.

– Cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồng

Kết luận

Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh đều là sản phẩm phù hợp cho nhiều loại cây và đất trồng. Với các lợi ích được chuyên gia và người nông dân kiểm chứng trong quá trình sử dụng:

  • Bổ sung lượng lớn chất hữu cơ và hệ vi sinh vật có ít vào trong đất giúp kiểm soát nấm bệnh, sâu hại và tuyến trùng gây hại.
  • Giúp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất, làm đất tơi xốp, giữ nước, giữ dinh dưỡng và chống xói mòn, rửa trôi.
  • Nâng cao chất lượng và phẩm chất nông sản sau mỗi mùa vụ.
  • Thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Với những chia sẻ trên, TTP GLOBAL tin rằng sẽ giúp bà con nông dân phân biệt được sự khác nhau giữa các loại phân bón. Điều này sẽ giúp bà con dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, TTP GLOBAL chuyên phân phối phân hữu cơ nhập khẩu cho các đại lý trên toàn quốc. Các cá nhân hoặc đại lý đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón. Hoặc muốn tìm hiểu thêm về các loại phân bón nhập khẩu có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua hotline 0938 432 788.

Rate this post