Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Vậy 2 khái niệm này giống và khác nhau ở những điểm nào, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
1. Sự giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy nghiên cứ kinh tế trên những giác độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.
2. Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh Tế Học được định nghĩa là môn nghiên cứu về cách con người làm việc cùng nhau để chuyển đổi các nguồn lực (Hạn chế) sang hàng hoá và dịch vụ để thỏa mãn mong muốn của con người (Mong muốn này là không giới hạn) và cách phân phối giống nhau giữa chúng. Kinh tế học được chia thành hai phần chính, đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
Kinh Tế Vi Mô Kinh Tế Vĩ Mô Định Nghĩa: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế. Nghiên cứu nền kinh tế với tư cách tổng thể bao gồm cả quốc gia và quốc tế. Đối Tượng: Các biến số kinh tế cá thể. Các biến số kinh tế tổng hợp. Ứng Dụng: Cho các hoạt động nội bộ. Môi trường và các vấn đề bên ngoài. Phạm vi nghiên cứu Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;…. Tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên;…. Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng Mục Tiêu: Bao gồm các vấn đề khác nhau như: Cung, Cầu, Giá cả của hàng hóa và dịch vụ, Giá của các yếu tố sản xuất, Mức tiêu thụ, Phúc lợi kinh tế v.v… Bao gồm các vấn đề khác nhau như: Thu nhập quốc gia, Mức giá chung, Phân phối việc làm, Tiền tệ v.v… Tầm Quan Trọng: Hữu ích trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất (Đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn, doanh nghiệp v.v…) trong nền kinh tế. Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo nói chung. Mặt Hạn Chế: Nó dựa trên các giả định không thực tế. Cụ thể là chúng ta hay nghe thầy/cô giảng là “giả định các yếu tố khác không đổi” từ đó xác định cung cầu này nọ v.v… Nó phân tích bằng sự sai sót của các thành phần có liên quan. Đôi khi không chứng minh được sự thật bởi vì những gì chúng ta cho tổng thể là đúng thì lại không đúng với một cá nhân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi đáp