Phân biệt khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến và văn vật?
Văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…
Mục Lục
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội”. Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Với Từ Chi, ông cho rằng “ Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn hóa”, tức nhấn mạnh vào vai trò của con người đối với việc sáng tạo văn hóa.
Còn theo chủ tịch HCM, Người lại quan niệm:
” Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo những quan điểm quốc tế, UNESCO đã nêu lên 3 đặc điểm cơ bản của văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần
+ Văn hóa tạo ra sự khác biệt
+ Văn hóa là động lực cho sự phát triển
Kết luận: Các định nghĩa về văn hóa tóm lại có thể quy về 2 cách hiểu. Đó là những lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử (khi được hiểu theo nghĩa rộng) và là những phương diện văn học, văn nghệ, học vấn (khi được hiểu theo nghĩa hẹp)
VD: Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tổ chức lễ hội ngày mùa, trang phục truyền thống … (theo nghĩa rộng) hoặc đi đường đâm vào người khác không xin lỗi 🡪 thiếu văn hóa ; trình độ văn hóa 🡪 trình độ học vấn (theo nghĩa hẹp)
– Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.
2. Di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và các khái niệm khác liên quan đến văn hóa
– Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm (Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Ví dụ như : Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố Cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ
– Di tích lịch sử – văn hóa: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
– Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
– Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
3. Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật
Những khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nhưng với những ý nghĩa chưa thực sự chính xác. Vì thế, chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa những phạm trù này là cần thiết cho các quá trình nhận thức và nghiên cứu.
3.1. Văn minh
Theo quan điểm của các nước thì văn minh được biết đến như sau
– Phương Đông: văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật
– Phương Tây: (civitas: đô thị, thành phố) văn minh chỉ xã hội đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết
– Văn minh chỉ trình độ văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại. Văn minh có thể so sánh cao thấp, văn hóa chỉ là sự khác biệt.
Văn minh (civilization) gốc La tinh là “civitas”, nghĩa là “đô thị”, hàm ý một giai đoạn con người đã thoát khỏi tình trạng cư trú tự nhiên sang cư trú có bố trí quy hoạch, mang nhiều yếu tố nhân tạo.
– Do vậy khái niệm văn minh chỉ khía cạnh vật chất, kĩ thuật. Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức độ nhất định của một không gian xã hội nhất định.
Vú dụ: văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh Hoa-Hạ, văn minh trống đồng, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu…
+ Văn hóa xuất hiện trước văn minh. Trước khi xuất hiện văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Việt Nam đã xuất hiện một số nền văn hóa như: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn.
3.2. Văn hiến:
văn = vẻ đẹp, hiến = hiền tài. Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra.
VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán.
3.3. Văn vật:
văn = vẻ đẹp, vật = vật chất. Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất. Biểu hiện ở những công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.
VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng
Văn hiến, văn vật chỉ là 1 bộ phận của văn hóa.
Xét trong mối tương quan liên hệ với nhau, có thể thấy:
Về đối tượng, văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần, văn vật thiên về yếu tố vật chất hơn, văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố tinh thần con văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kĩ thuật.
Trong khi văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc thì văn minh lại có tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn.
Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội phương tây còn văn hóa ,văn hiến văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội phương Đông.
Kẻ bảng dễ quan sát hơn
Văn hóa
Văn hiến
Văn vật
Văn minh
Đối tượng
Vật chất và tinh thần
Thiên về tinh thần
Thiên về vật chất
Thiên về yếu tố vật chất khoa học kĩ thuật
Tính chất
Tính lịch sử
Chỉ sự phát triển, mang tính giai đoạn
Tính dân tộc
Tính quốc tế
Kiểu xã hội
Phương Đông
Phương Tây
4. Mối quan hệ chủ thể – Khách thể giữa con người và văn hóa
Một trong những khía cạnh cần xem xét trong vấn đề là về mối quan hệ giữa con người và văn hóa. Mối quan hệ này được bộc lộ ra ở 3 khía cạnh quan trọng
Khi con người sáng tạo ra văn hóa thì khi đó con người đóng vai trò là chủ thể sáng tạo của văn hóa
VD: Bằng cách sử dụng cồng chiêng vào những dịp lễ hội, những sự kiện quan trọng của con người và đưa cả vào hơi thở của cuộc sống thường ngày, người dân Tây Nguyên đã làm nên một kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể – không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Đồng thời, con người cũng là sản phẩm của văn hóa, con người là đại biểu mang những giá trị văn hóa do mình sáng tạo ra, bị văn hóa tác động trở lại => khách thể
VD: Việt Nam trồng lúa, văn hóa lúa nươc 🡪 ăn cơm; Mĩ trồng lúa mì 🡪 ăn bánh mì
VD: Con người sáng tạo nên ngôn ngữ, vận dụng nó vào trong cuộc sống (chủ thể) nhưng những thế hệ sau lại bị chính ngôn ngữ ấy quy định phương tiện giao tiếp (khách thể)
5. Văn hóa hóa bản năng
Tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại, không phụ thuộc vài ý muốn chủ quan của con người.
Môi trường tự nhiên là tất cả những yếu tố của tự nhiên tồn tại xung quanh và có tác động đến cuộc sống của con người. Môi trường tự nhiên thay đổi sẽ tác động tới con người và các giá trị văn hóa con người sáng tạo ra.
Con người là 1 phần của tự nhiên, tồn tại bên trong môi trường tự nhiên, không thể tách rời, là sản phẩm cao nhất trong chuỗi tiến hóa của tự nhiên. Con người là 1 phần của tự nhiên 🡪 tuân theo các quy luật tự nhiên 🡪 có những bản năng không thể chặn đứng (ăn, ngủ, bài tiết, chết, …)
Tự nhiên bên trong hay còn gọi là bản năng, là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể từ bên ngoài.
Đối với loài người, bản năng được bộc lộ rõ nhất qua những hành vi về thân thể, xúc cảm hoặc giới tính, bởi chúng đã được xác định rõ ràng về mặt sinh học.
Con người thực hiện bản năng trong phạm vi xã hội chấp nhận => văn hóa hóa bản năng
Ví dụ: Bản năng của con người là ăn, ngủ, bài tiết, … thế nhưng con người không thể thực hiện những bản năng ấy như các loài động vật được. Con người sẽ tự điều chỉnh, điều khiển hành vi ấy cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Khi ăn phải mời người lớn, nhường nhịn người dưới, khi nói phải có thái độ tôn trọng, cách xưng hô phù hợp, ..
LUATMINHKHUE.VN: Biên tập & phân tích)
Biên tập & phân tích)