Phân biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Xem thêm các khái niệm của hiệu quả kinh tế và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ở bài viết sau đây:
Xem thêm:
+ Tác Động Của Toàn Cầu Hóa Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
+ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất nhập khẩu
Khái niệm hiệu quả kinh tế
Mục Lục
1. Khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế chung
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đảm bảo hiệu quả kinh tế là vấn đề bao trùm thể hiện của chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế vì suy cho cùng quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả cuối cùng, hiệu quả cuối cùng của mọi quá trình kinh tế. Dự thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của nước ta đã chỉ rõ “ Hiệu quả kinh tế – xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển|” Các nhà kinh tế và Thống Kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau. Nhìn chung hiệu quả được xem xét dưới hai góc độ: hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
Khái niệm hiệu quả kinh tế
Vào buổi bình minh của kinh tế học, trong đời sống kinh tế chính trị từ 500 năm trước công nguyên các nhà tư tưởng Hy Lạp đã chú ý quan tâm đến hiệu quả, nhưng chủ yếu họ mới chỉ quan tâm đến phạm trù hiệu quả kinh tế:
Theo Xanophon (427-355 trước CN) tính hiệu quả tập trung vào khả năng của con người được hướng dẫn bởi khả năng lãnh đạo tốt như là biến số chính trong việc quản lý. Một nhà quản lý tốt phấn đấu gia tăng kích thước thặng dư kinh tế của bất kỳ đơn vị nào anh ta giám sát, điều này đạt được bằng kỹ năng, và nguyên tắc kinh tế cơ bản nhất là sự phân công lao động.
Ông quy sự gia tăng của cả sản lượng và chất lượng sản phẩm vào nguyên tắc phân công lao động. Theo Plato (427-327 trước CN) Thừa nhận chuyên môn hoá và phân công lao động như nguồn gốc của hiệu quả và năng suất Theo Aristotle ( 384-322 trước CN) phân phối công bằng tạo ra hiệu quả kinh tế. Các nhà kinh tế học thời kỳ trung cổ cho rằng hiệu quả kinh tế được tính thông qua các chỉ về kết quả: A.Smith trong tác phẩm “Tìm kiếm bản chất và nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia” cho rằng hiệu quả được phản ánh thông qua tiền lãi và lợi nhuận, lợi nhuận là tiền lời đối với tư bản hơn là thu nhập của doanh nghiệp.
Tiền lãi được xem là đại diện của lợi nhuận, tức là coi hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu và lợi nhuận. Sức lao động của con người trong mỗi quốc gia là nguồn gốc của sự giàu có và là vốn liếng đầu tiên tạo ra mọi của cải cần thiết cho đời sống xã hội.
Vì vậy để sản xuất có hiệu quả cần một sự phân công lao động trong các tổ chức, các ngành trong một quốc gia. Ogiephri ( nhà kinh tế người Pháp) cũng đồng quan điểm như vậy. Trong bản dự thảo phương pháp tính hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của viện nghiên cứu khoa học thuộc uỷ ban kế hoạch nhà nước Liên Xô cũ đã xem hiệu quả kinh tế là tốc độ tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Như vậy ở đây hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoạc nhịp độ tăng các chỉ tiêu đó. Rõ rang các quan điểm này không hợp lý, Kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do chi phí tăng hay mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả sản xuất mà có hai mức chi phí khác nhau thì quan điểm này có chung một hiệu quả.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ thuê làm luận văn Hà Nội, Hồ Chí Minh,… để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?
Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay đồ án, khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
1.3. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Nhưng có thể nói rằng, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ đứng trên phương diện biến động theo thời gian. Hiệu quả sẽ cao khi có nhịp độ tăng các chỉ tiêu đó cao. Tức là một đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế khi các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tăng theo thời gian, ví dụ Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2005 so với năm 2003 tăng 1.2 lần, tức là doanh nghiệp đó đã sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên quan điểm này không tính đến việc nếu chi phí sản xuất hoặc các nguồn lực được huy động tăng nhanh hơn thì sao? Hơn nữa điều kiện sản xuất năm hiện tại khác năm trước, các yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có ảnh hưởng khác nhau, việc năm gốc so sánh cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả so sánh. Nếu năm gốc bị mất mùa, thiên tai, cấm vận… kết quả kinh tế đạt được thấp thì năm nghiên cứu có hiệu quả cao, với mỗi năm gốc khác nhau chúng ta có các mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí, định nghĩa này chỉ đưa ra cách xác lập các chỉ tiêu hiệu quả chứ không toát lên bản chất của vấn đề. Nếu tỉ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí mà kết quả lớn lớn hơn chi phí tức là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.4. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thứ nhất, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là:
H = K – C
Trong đó: H là hiệu quả sản xuất kinh doanh
K là kết quả đạt được
C là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tương đối thì:
H =K/C
Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ hai, phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định.
Các mục tiêu xã hội thường là:
– Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực
– Nâng cao trình độ văn hóa
– Nâng cao mức sống
– Đảm bảo vệ sinh môi trường
Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
1.5. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau
Dựa vào khái niệm chung, khái niệm hiệu quả kinh tế và khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh, chúng ta cần tìm ra sự khác biệt giữa hai phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát và khái niệm lạm phát là gì?
2. Phân biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế
Từ các khái niệm trên cho thấy: hiệu quả kinh tế có nội dung rộng hơn, nó không chỉ về kết quả kinh tế mà mà cả kết quả xã hội đạt được tức là hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Trong khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế chỉ phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh tế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm của toàn xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét trên quan điểm doanh nghiệp. hiệu quả kinh tế được xem xét theo quan điểm xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét theo quan điểm bộ phận, hiệu quả kinh tế đưcợ xem xét trên quan, điểm tổng thể. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể. Một mối quan hệ thống nhất có mâu thuẫn. Chúc bạn đạt kết quả cao với bài viết về “Khái niệm hiệu quả kinh tế, phân biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế”.