Phân biệt giữa Nhãn hiệu, Logo, Thương hiệu-Luật Nguyên An

Nhãn hiệu

Phân biệt giữa Nhãn hiệu, Logo, Thương hiệu

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần sử dụng những thiết bị, vật dụng hay một dịch vụ nào đó mà sản phẩm đó được gắn lên một nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu đó có thể là tên, hình tượng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được giữa đâu là Nhãn hiệu, Logo,Thương hiệu và giữa chúng có sự khác nhau và giống nhau như thế nào?. Hy vọng qua bài viết này chúng ta sẽ phân biệt và hiểu rõ được những sản phẩm hay dịch vụ thường ngày trong cuộc sống.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân khác. Bên cạnh đó Nhãn Hiệu còn góp phần to lớn trong quá trình tạo nên thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của tổ chức cá nhân trên trên thị trường nên cần phải bảo đảm rằng chúng có được sự bảo hộ của pháp luật. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu là thuật ngữ để chỉ chung với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ.  

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu đó có thể là từ ngữ (một hoặc nhiều từ ghép lại với nhau có nghĩa hoặc không có nghĩa), hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.Việc sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn thuộc về đơn vị sở hữu nhãn hiệu đó, và các hành vi như : làm nhái, giả mạo nhãn hiệu của đơn vị khác để sử dụng mà chưa được sự đồng ý cho phép của đơn vị sở hữu là trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Dưới đây là một số ví dụ về Nhãn Hiệu của một số doanh nghiệp trong nước và ngoài thế giới.

Hình ảnh minh hoạ về nhãn hiệu trên thị trường
Hình ảnh minh hoạ về nhãn hiệu trên thị trường

2. Thế nào là Logo?

  • Là một ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với logo khác.

  • Logo tạo ra để chứa đựng những ẩn ý, hàm súc có thể thay thế cho cách diễn đạt bằng lời nói của một cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức nào đó. Ngoài ra Logo còn là biểu tượng sức mạnh, thể hiện năng lực hoạt động của sản phẩm hay dịch vụ muốn truyền đạt tới khách hàng.Dưới đây là một vài ví dụ về logo của những doanh nghiệp trên toàn thế giới.

 

Logo hãng xe BMW đến từ nước Đức được kết hợp cả Nhãn hiệu và logo.

  • Màu xanh và trắng là màu của lá cờ quê hương Bavarian nơi công ty hoạt động sản xuất.

  • Ngoài ra biểu tượng logo hình cánh quạt đang quay tròn tượng trưng cho thời thế chiến thứ nhất, BMW là nhà cung cấp chính động cơ máy bay cho chính phủ Đức.

 

Logo của hãng xe Mercedes-Benz đến từ nước Đức thành lập năm 1883

  • Logo này biểu tượng ngôi sao ba cánh tượng trưng cho tham vọng và ước mơ cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị ở khắp mọi nơi : Trên trời, mặt đất và dưới biển.

3. Thế nào là thương hiệu?

  • Thương hiệu là tài sản vô giá của tổ chức doanh nghiệp, cá nhân bao gồm tổng thể. Là một loại hình sản phẩm hay dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất của tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đó. Có thể nói nhãn hiệu là phần xác thì thương hiệu chính là phần linh hồn để quyết định sự thành công phát triển của doanh nghiệp đó.

Xác lập hệ thống nhận diện thương hiệu:

  • Hệ thống nhận diện Thương hiệu của doanh nghiệp là tên thương mại, nhãn mác ( có thể là: Tên riêng/ Biểu trưng “Logo, hình tượng”/ Khẩu hiệu “Slogan”), nhạc hiệu…

  • Hệ thống nhận diện thương hiệu có thể là sự kết hợp một trong ba yếu tố : Tên riêng (phần chữ), phần hình ( Logo, biểu tượng), khẩu hiệu ( Slogan). Tuy nhiên, một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh thường là sự kết hợp cả ba yếu tố trên và biểu tượng hay khẩu hiệu có thể thay đổi theo thời gian tuỳ theo chiến lược và tầm nhìn của các doanh nghiệp, tổ chức…

  • Một thương hiệu của tổ chức doanh nghiệp sẽ có nhiều nhãn hiệu khác nhau, và nhãn hiệu có thể làm nên một thương hiệu cho những doanh nghiệp đó. Và thương hiệu này phải có được sự tin tưởng, hài lòng về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ về thương hiệu(Hình minh hoạ về thương hiệu trên thị trường)

Thương hiệu SamSung nổi tiếng thế giới sản xuất đa ngành nghề và mỗi loại hình sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu SamSung

4. Bảng giá đăng ký Nhãn Hiệu Độc Quyền

Nhóm thứ 1: 1.800.000VNĐ (đã bao gồm lệ phí nhà nước)

Nhóm thứ 2: 1.300.000VNĐ (đã bao gồm lệ phí nhà nước)

Thời gian: 02 ngày (tính từ thời điểm hồ sơ hợp lệ)

Quý khách cần tư vấn về đăng ký SHTT Nhãn hiệu, Logo, Slogan, Bản quyền tác giả hãy liên hệ ngay Công ty Nguyên An Luật để được tư vấn!

Mọi chi tiết liên hệ: (028) 3514 0777 hoặc 0936 234 077 Ms. Yến Luật Sư chuyên tư vấn thủ tục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Nguyên An Luật

“Uy tín chuyên nghiệp- Thủ tục nhanh gọn- Toàn tâm tận tình 

5

/

5

(

1

bình chọn

)