Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền – FBLAW
Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
Cùng công ty Luật FBLAW chúng tôi tìm hiểu về sự khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
Khái niệm:
– Giấy ủy quyền là một loại văn bản mang tính chất pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ đinh người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền.
– Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyên có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền:
STTTiêu chíGiấy ủy quyềnHợp đồng ủy quyền1Căn cứ pháp luậtChỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thểBộ luật Dân sự năm 20152Bản chấtLà hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiệncông việc thông qua giấy ủy quyềnLà một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên3Chủ thểGiấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền4Giá trị thực hiện– Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)
– Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy
– Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền
– Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)
5Thời hạn ủy quyềnThời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy địnhThời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)6Ủy quyền lạiNgười được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhBên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định7Công chứng, chứng thực ủy quyền (nếu có)Giấy ủy quyền được chứng thực tại các Cơ quan thẩm quyềnHợp đồng ủy quyền được công chứng tại Cơ quan thẩm quyền (Phòng công chứng, Văn phòng Công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao,…)8Quyền và nghĩa vụ các bên ủy quyền:Giấy ủy quyền không quy định quyền và nghĩa vụ các bênHợp đồng ủy quyền có quy định quyền và nghĩa vụ các bên9Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyềnSau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.