Phân biệt cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất
Mục Lục
Phân biệt cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đăng trưng cho loại tội phạm được quy định cụ thể trong luật hình sự. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất. Vậy giữa chúng có sự khác nhau như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Phân biệt cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất
Dựa vào đặc điểm cấu trúc mà người ta chia thành cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hai loại cấu thành tội phạm này dẫn đến áp dụng sai trong quá trình xác định dấu hiệu phạm tội. Vậy cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất khác nhau như thế nào?
1.1 Cấu thành tội phạm hình thức
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm và hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm cấu thành hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo khả năng gây ra các thiệt hại xã hội, đã được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Ví dụ: Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản được coi là hành vi cấu thành tội phạm hình thức. Có nghĩa là, người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi về mặt khách quan như: bắt cóc con tin, đe dọa chiếm đoạt tài sản là đủ để cấu thành tội phạm mà không cần hậu quả xảy ra.
Tội phạm cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành kể từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã được mô tả trong điều luật phần các tội phạm của bộ Luật Hình sự.
1.2 Cấu thành tội phạm vật chất
Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại do hành vi này gây ra. Để xác định được hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần phải chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Do đó, trong các tài liệu thu thập dấu hiệu phạm tội luôn có đầy đủ 3 dấu hiệu sau:
+ Hành vi phạm tội
+ Hậu quả do hành vi gây ra
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra
Hiểu một cách đơn giản, cấu thành tội phạm vật chất đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra và hậu quả này xuất phát từ chính hành vi vi phạm.
Ví dụ: Tội giết người cướp tài sản thì người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản, hậu quả để lại là người bị hại chết, tài sản mất. Mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này đó là cái chết của người bị hại và tài sản bị mất là do hành vi giết người cướp tài sản của người phạm tội.
Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có xảy ra thiệt hại.
2. Việc xác định cấu thành tội phạm có ý nghĩa gì?
Xác định cấu thành tội phạm là bước quan trọng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là cơ sở để định tội danh cho người phạm tội, xác định khung hình phạt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân.
2.1 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ đã thực hiện hành vi được quy định trong Bộ Luật hình sự. Nếu hành vi đó có đầy đủ các dấu hiệu để xác định cấu thành tội phạm thì có nghĩa hành vi phạm tội đó được quy định trong luật hình sự và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Vì vậy, xác định cấu thành tội phạm được xem là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.
2.2 Cơ sở pháp lý định tội danh
Định tội danh là việc xác định hành vi đã thực hiện phạm tội cụ thể trong luật hình sự. Muốn định tội danh chính xác, ngời áp dụng luật hình sự phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm đã được quy định.
Thực chất, việc xác định tội danh là quá trình xác định hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự. Do đó, cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý để xác định tội danh. Chỉ có thể căn cứ vào cấu thành tội phạm đã được quy định thì mới có thể định tội danh của người phạm tội.
2.3 Cơ sở pháp lý để xác định khung hình phạt
Xác định khung hình phạt là xác định hành vi phạm tội đã thỏa mãn cấu thành tội phạm có thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ hay không và thuộc chính xác khung hình phạt nào. Trong trường hợp này, việc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ sẽ là cơ sở pháp lý để xác định khung hình phạt.
Nếu các tình tiết phạm tội phù hợp với khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng khung hình phạt có dấu hiệu định khung hình phạt đó. Trong trường hợp không có tình tiết nào phù hợp với dấu hiệu định khung hình phạt thì áp dụng khung hình phạt cơ bản.
Trên đây chúng tôi đã cùng bạn đi giải đáp cấu thành tội phạm hình thức là gì và sự khác nhau giữa cấu thành tội phạm hình thức với cấu thành tội phạm vật chất.
>>> Nếu đang gặp các vấn đề về pháp lý, hãy tìm ngay đến các Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội để được trợ giúp từ các luật sư uy tín ở mọi lĩnh vực.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng tại:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!