Phân biệt Vốn Điều Lệ, Vốn Pháp Định, Vốn Đầu Tư, Vốn Góp Dự Án

– Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì thông thường mọi người đã quen với khái niệm: Vốn điều lệ, Vốn pháp định. Hai loại vốn này thường được ghi và hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khái niệm về vốn đầu tư và vốn góp thực hiện dự án đầu tư mọi người vẫn còn mơ hồ về thông tin và nhầm lẫn nhiều. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi chia sẻ tới các bạn thông tin để phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn đầu tư, và vốn góp thực hiện dự án đầu tư.

>>> Nên đọc: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? <<<

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
>>> Xem thêm:
Pháp luật không quy định vốn điều lệ công ty tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì cần phải đăng ký mức vốn tối điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó.
– Luật quy định về vốn điều lệ doanh nghiệp khá chi tiết nhiều thông tin, để am hiểu hơn về vốn điều lệ bạn nên tham khảo tại bài:”

Tham khảo thêm: thành lập công ty vốn nước ngoài hoặc Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Vốn pháp định là gì?

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ khi đăng ký ngành kinh doanh có điều kiện để thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định lớn hay nhỏ nó phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng ký. Các ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau.
– Để hiểu rõ hơn quy định về những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định công ty, các bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại bài bài:” 

Vốn đầu tư dự án là gì?

– Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư có thể bao gồm: Vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp một phần hoặc góp toàn bộ), Vốn vay từ ngân hàng, Vốn góp của các nhà đầu tư khác vào dự án đó..v..v.. Một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư hoặc chỉ có 1 dự án đầu tư tùy vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
– Khái niệm về vốn đầu tư của doanh nghiệp thì có thể rất nhiều người chưa hiểu được hết ý nghĩa chính xác của nó. Cụm từ vốn đầu tư thường phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp FDI). Vốn đầu tư thường gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép thực hiện dự án đầu tư nên cũng thể hiện mức vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án đó.

Vốn góp thực hiện dự án đầu tư là gì?

– Là số vốn mà doanh nghiệp góp vào một dự án đầu tư cụ thể. Số vốn góp thực hiện dự án đầu tư này có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Ví dụ:
– Doanh nghiệp A có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, Và có 1 dự án xây dựng chung cư B có tổng vốn đầu tư là 15 tỷ. Doanh nghiệp A bỏ vốn góp thực hiện dự án 8 tỷ góp vào dự án xây dựng chung cư này, vay ngân hàng 4 tỷ đồng, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư khác trên thị trường góp 3 tỷ còn lại vào là đủ 15 tỷ.
– Vậy Tổng vốn đầu tư dự án chung cư B = 15 tỷ, Vốn góp thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp A là 8 tỷ, Vốn vay ngân hàng là 4 tỷ, Vốn đầu tư của các nhà đầu tư khác là 3 tỷ.
>>>Xem thêm:
 

Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.>>> Xem thêm: Quy định về thời hạn góp vốn công ty <<Vốn điều lệ là gì ?”- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ khi đăng ký ngành kinh doanh có điều kiện để thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định lớn hay nhỏ nó phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng ký. Các ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau.- Để hiểu rõ hơn quy định về những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định công ty, các bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại bài bài:” Quy định về ngành nghề yêu cầu vốn pháp định “.- Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư có thể bao gồm: Vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp một phần hoặc góp toàn bộ), Vốn vay từ ngân hàng, Vốn góp của các nhà đầu tư khác vào dự án đó..v..v.. Một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư hoặc chỉ có 1 dự án đầu tư tùy vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.- Khái niệm về vốn đầu tư của doanh nghiệp thì có thể rất nhiều người chưa hiểu được hết ý nghĩa chính xác của nó. Cụm từ vốn đầu tư thường phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp FDI). Vốn đầu tư thường gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép thực hiện dự án đầu tư nên cũng thể hiện mức vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án đó.- Là số vốn mà doanh nghiệp góp vào một dự án đầu tư cụ thể. Số vốn góp thực hiện dự án đầu tư này có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp.- Doanh nghiệp A có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, Và có 1 dự án xây dựng chung cư B có tổng vốn đầu tư là 15 tỷ. Doanh nghiệp A bỏ vốn góp thực hiện dự án 8 tỷ góp vào dự án xây dựng chung cư này, vay ngân hàng 4 tỷ đồng, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư khác trên thị trường góp 3 tỷ còn lại vào là đủ 15 tỷ.- Vậy Tổng vốn đầu tư dự án chung cư B = 15 tỷ, Vốn góp thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp A là 8 tỷ, Vốn vay ngân hàng là 4 tỷ, Vốn đầu tư của các nhà đầu tư khác là 3 tỷ.>>>Xem thêm: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp <<<

Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn đầu tư, vốn góp thực hiện dự án đầu tư

Sự khác nhau giữa vốn góp thực hiện dự án và vốn điều lệ là gì?

– Đối với những doanh nghiệp trong nước thì chúng ta chỉ quen với khái niệm vốn điều lệ, còn đối với những doanh nghiệp  FDI thì có thêm một khái niệm quen thuộc đi liền với tất cả các doanh nghiệp đó là vốn đầu tư.
– Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay. Tuy nhiên, vốn góp thực hiện dự án có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không? Có thể thấy rằng đối với những doanh nghiệp FDI, khi thành lập công ty ở Việt Nam với dự án đầu tiên, số vốn phải góp ít nhất bằng vốn Điều lệ trong thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Hay nói cách khác, thông thường vốn điều lệ của công ty FDI cũng đồng thời là vốn góp để thực hiện dự án.
– Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, số vốn điều lệ đều bằng đúng số vốn đã góp trong tổng vốn đầu tư. Cần có sự phân biệt giữa khái niệm vốn góp vào vốn điều lệ doanh nghiệp và vốn góp để thực hiện dự án, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều dự án. Vốn điều lệ là phần vốn cam kết góp trong một thời hạn không quá 90 ngày và được ghi vào Điều lệ của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp được quy định đối với từng dự án đầu tư, trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án. Thời hạn góp vốn đầu tư vào dự án cũng khác thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp. Ví dụ: Có nhiều nhà đầu tư có thời hạn góp vốn đầu tư vào dự án là 5 năm.
– Như vậy, khi một doanh nghiệp FDI lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, số vốn góp tối thiểu phải bằng vốn điều lệ, hay nói cách khác, thông thường số vốn góp thực hiện dự án sẽ bằng vốn điều lệ trong trường hợp này. Tuy nhiên số vốn góp thực hiện dự án này không bị giới hạn, nếu nhà đầu tư muốn triển khai nhiều dự án hơn trong tương lai. Vì vậy, không nên hiểu, trong mọi trường hợp, vốn điều lệ đều bằng vốn góp thực hiện dự án.
Để nắm được rõ hơn về các loại vốn của các loại hình doanh nghiệp theo luật mới hiện nay, các  bạn nên tham khảo:
Vốn điều lệ công ty cổ phần
Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên
Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
Nếu bạn đang trong quá trình thực hiện thành lập doanh nghiệp, và tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các loại vốn. Vui lòng liên hệ Nam Việt Luật để được hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục.
>>>Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam <<<