Phân biệt 3 loại mục tiêu chính: Business Objective, Marketing Objective, Communication Objective | Đơn Vị Tổ Chức Sự Kiện Chuyên Nghiệp Tại Nhật Bản

Nguồn: https://aimacademy.vn/

Các marketer tập sự thường bị quyến rũ bởi sự thú vị, sáng tạo của các sản phẩm marketing mà không biết rõ động lực đằng sau những sản phẩm đó là gì. Trong thực tế, liên quan đến doanh nghiệp, mỗi một dự án, hành động muốn triển khai đều phải được xác định rõ mục tiêu. Đối với mỗi chiến dịch, có 3 loại mục tiêu chính luôn được đặt lên hàng đầu: Business, Marketing và Communication. Hãy cùng nhau tìm hiểu về 3 loại mục tiêu quan trọng này nhé!

BUSINESS OBJECTIVE – MỤC TIÊU KINH DOANH

Mục tiêu kinh doanh luôn là yếu tố hàng đầu trong bất cứ cuộc họp đầu năm hay cuối năm của công ty. Đây là mục tiêu cần thực hiện để giải quyết những vấn đề mà công ty đang gặp phải, bao gồm doanh số bán hàng, thị phần hay điểm bán. Các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải theo dõi hiệu suất trong mọi bộ phận của doanh nghiệp để đảm bảo rằng công ty đang đi đúng hướng.

Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò như la bàn cho công ty, chỉ định cách tổ chức nên phân bổ điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội. 

Các doanh nghiệp không xác định được mục tiêu dài hạn và KPI không phát triển nhanh như đối thủ cạnh tranh của họ.

Ví dụ về các mục tiêu kinh doanh phổ biến bao gồm:

  • Mục tiêu doanh thu: Duy trì lợi tăng trưởng là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, đo lường doanh thu là một cách tuyệt vời để theo dõi sự phát triển bền vững của một công ty.
  • Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động bao gồm các yếu tố hậu cần của doanh nghiệp. Ví dụ: đảm bảo nguồn cung cấp của bạn sẽ đến từ một nhà sản xuất vào cùng một thời điểm mỗi tháng. Những mục tiêu này giúp công ty hoạt động trơn tru.
  • Năng suất và hiệu quả hoạt động: Nhân viên là mạch máu của doanh nghiệp. Nhân viên làm việc hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh thu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Đo lường sự hài lòng của nhân viên và thiết lập mục tiêu cho mỗi nhóm chắc chắn sẽ góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả và năng suất.
  • Sự hài lòng của khách hàng: Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp thường xuyên khảo sát khách hàng của họ sẽ có thể chắc chắn hơn rằng họ đang tạo hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
  • Tăng trưởng: Các công ty đo lường sự tăng trưởng trong dài hạn và ngắn hạn. Tăng trưởng xuất hiện dưới dạng lưu lượng truy cập trang web, người theo dõi trên mạng xã hội, doanh thu và doanh số bán sản phẩm

MARKETING OBJECTIVE – MỤC TIÊU MARKETING

Khi đã xác định mục tiêu kinh doanh, mục tiêu Marketing sẽ được triển khai.

Mục tiêu Marketing là các mục tiêu được thiết kế để đưa ra các hành động rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu Marketing luôn phải cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, phù hợp và dựa trên thời gian xác định. Mục tiêu Marketing được thể hiện thông qua:

  • Tăng mức độ tiêu thụ: việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Có hai cách chính để tăng lượng tiêu thụ bao gồm tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng và tăng tần suất sử dụng
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường: đây là chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới đến với sản phẩm, thường được thực hiện thông qua các chương trình như trade marketing: tặng hàng dùng thử, giảm giá sâu…
  • Tăng giá trị sử dụng: Tăng giá trị sử dụng là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có thêm chức năng mới hay được định vị ở vị trí cao cấp hơn.
  • Tăng độ trung thành: Tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu bằng cách thuyết phục họ về những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm cùng các chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.

Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ có mục tiêu kinh doanh mới có mục tiêu marketing và đạt được mục tiêu marketing sẽ giúp đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Trong một bản digital brief hay creative brief lý tưởng sẽ có sự xuất hiện của cả business, marketing và communication objective. Tuy nhiên trong thực tế, không nhiều khách hàng đủ cởi mở để chia sẻ về business và marketing objective. Agency chỉ nắm được communication objective, nhưng đôi khi vấn đề đó không thể giải quyết chỉ bằng truyền thông, hoặc đặt ra mục tiêu truyền thông sai khiến chiến dịch không đạt hiệu quả như mong đợi.

COMMUNICATION OBJECTIVE – MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG

Mục tiêu truyền thông được thực hiện sau khi đã có mục tiêu marketing cụ thể. Đây cũng là mục tiêu “thú vị” nhất cho marketers khi bắt đầu bắt tay “thay đổi suy nghĩ” người dùng bằng những thông điệp truyền thông ấn tượng. Các mục tiêu truyền thông bao gồm:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ: có 3 cấp độ trong nhận thức về thương hiệu bao gồm top of mind (thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí), thương hiệu xuất hiện thứ 2, thứ 3 và thương hiệu phải có sự gợi ý hoặc trợ giúp mới khiến khách hàng nhớ ra.
  • Retention Rate: Số lượng doanh thu mà công ty có thể tạo ra từ một khách hàng nhất định
  • Key Attributes: Những lợi ích và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ (cognitive và emotional learning) tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.
  • Channel quality: Khả năng tiếp cận, tương tác với người tiêu dùng thông qua truyền thông.