Phải làm gì khi trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi?
Mục Lục
Sức đề kháng ở trẻ em còn yếu kém nên vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Những triệu chứng ho, nóng sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa.
Sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi gây cho bé những cảm giác rất khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hoạt động hàng ngày của bé. Vậy khi bé bị chảy nước mũi, ngạt mũi bố mẹ cần làm gì để làm giảm bớt các triệu chứng này cho con em mình.
Nguyên nhân gây bệnh chảy nước mũi, ngạt mũi
Sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi gây cho bé những cảm giác rất khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hoạt động hàng ngày của bé. Vậy khi bé bị chảy nước mũi, ngạt mũi bố mẹ cần làm gì để làm giảm bớt các triệu chứng này cho con em mình.Đầu tiên cần tìm xem đâu là thủ phạm chính gây tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi ở trẻ để tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi ở trẻ em đều do các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi. Do thay đổi thời tiết và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, thời kỳ chuyển mùa trẻ không thích nghi kịp.
Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho… thì triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi sẽ xuất hiện rất nhanh chóng.
Mức độ bệnh của trẻ khi bị chảy nước mũi, ngạt mũi
Trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi khi trời lạnh, triệu chứng ho thường xuất hiện sau khi trẻ bị sổ mũi trong khoảng thời gian nhất định và triệu chứng này thường xuất hiện khi trẻ nằm hoặc bế ngửa. Những triệu chứng này xuất hiện có thể là do trẻ bị cảm lạnh nên mẹ chỉ cần mặc ấm, chăm sóc trẻ đúng cách là trẻ mau hồi phục.
Khi bị cảm cúm thì những triệu chứng ho, sốt kèm theo ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ đến rất nhanh.
Còn nếu trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi kéo dài kèm theo đó là dịch mũi có màu vàng, màu xanh thì có thể đó là những dấu hiệu của bệnh viêm xoang, viêm xoang mũi, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Nếu có những biểu hiện này mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu nhất. Bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ vì sức đề kháng, thể trạng của trẻ yếu, xoang của trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như: áp xe mắt, viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản…
Tóm lại, khi trẻ xuất hiện những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi do nguyên nhân thay đổi thời tiết đột ngột, bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm các loại virus theo mùa thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng mà cha mẹ nên để ý đến sức khỏe của bé, điều trị đúng cách cho bé sẽ giúp bé mau khỏe hơn. Còn nếu không chữa dứt điểm mà để các triệu chứng kéo dài thì sẽ làm bệnh chuyển thành mãn tính dẫn đến tính trạng viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì nó thực sự gây nhiều phiền toái đến cho bé. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi?
Phương pháp điều trị khi trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi
Cháo hành tía tô
Cháo hành tía tô là món ăn dân gian được sử dụng để điều trị cảm cúm rất hiệu quả không chỉ áp dụng với người lớn mà còn áp dụng cho trẻ nhỏ. Do vậy, khi bé bị cảm cúm mẹ nên nấu nhuyễn cho bé bát cháo hành tía tô và thái thật nhỏ tía tô và hành lá cho bé dễ nuốt hơn.
Vệ sinh cho bé bằng nước muối
Nước muối có tác dụng vệ sinh hốc mũi rất sạch sẽ, cha mẹ có thể nhỏ trực tiếp vào xoang mũi hoặc cho bé uống theo đường họng cũng được. Vệ sinh mũi bằng nước muối sẽ làm thông thoáng mũi cho trẻ hơn. Biện pháp này giúp cho trẻ dễ thở hơn, đào thải được các mầm bệnh. Nước muối để vệ sinh mũi cho trẻ cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc sử dụng nước muối biển pha loãng để nhỏ cho trẻ. Cha mẹ nên kết hợp nhỏ nước muối sinh lý với việc massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi cho bé để khí huyết lưu thông giúp trẻ dễ thở hơn. Dùng nước muối sinh lý nhỏ khoảng 4 – 5 lần mỗi ngày và mỗi lần nhỏ khoảng 2 – 3 giọt.
Cha mẹ nên đặt bé nằm xuống để dễ nhỏ mũi hơn, đặt bé nằm nghiêng và nhỏ nước muối vào bên mũi cao hơn và làm tương tự với bên mũi còn lại. Dùng ngón tay bịt một bên lỗ mũi và hỉ nhẹ nhàng bên mũi còn lại sẽ giúp cho vi khuẩn theo đó ra ngoài. Lưu ý, cha mẹ nên nhắc bé không nên hỉ mũi mạnh bởi hoạt động này làm tăng áp lực bên trong tai dễ gây viêm tai giữa, rách màng nhĩ. Cha mẹ cần vệ sinh trước và sau khi sử dụng bình xịt để đảm bảo vệ sinh hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là phần rất quan trọng với trẻ đặc biệt là khi bé bị bệnh rất dễ có cảm giác chán ăn, mất ngủ. Do vậy, mẹ cần bổ sung cho bé những thực phẩm cung cấp đầy đủ vitamin A, B, C, E, B12…, những thực phẩm giàu chất béo như Omega 3, những thực phẩm chống viêm kháng khuẩn tốt như tỏi.
Bên cạnh đó, mẹ cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như đồ ăn hải sản, những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản…
Cuối cùng mẹ nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hướng dẫn bé vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế cho bé tiếp xúc với khỏi bụi, bụi bẩn, kê cao gối khi ngủ cho bé giúp cho bé dễ thở đi sâu vào giấc ngủ hơn. Chúc con bạn luôn vui khỏe!