Phá sản là gì? Quy định của pháp luật về phá sản và thủ tục phá sản.

Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, một số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp dần yếu đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính và lâm vào tình trạng phá sản.

1. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong, vì lợi nhuận luôn là mục đích tối cao của doanh nghiệp nên cạnh tranh là một quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, một số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp dần yếu đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính và lâm vào tình trạng phá sản.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cái mà doanh nghiệp thu được là lợi nhuận nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu những rủi ro rất lớn. Phá sản không phải bao giờ cũng chỉ có ý nghĩa tiêu cực, xét về mặt kinh tế, bản thân nó là một giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp đủ sức đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nghiệt ngã

2. Khái niệm Phá sản

    Luật phá sản xem xét khái niệm phá sản dưới hai bình diện:

– Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: Luật phá sản doanh nghiệp 2014 quy đinh: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

– Nghiên cứu dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn cần xem xét một số khía cạnh cụ thể sau:

+ Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản.

+ Mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ, không có lối thoái trừ phi có sự can thiệp của tòa án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kì hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ này được oci là cơ sở để đánh giá tình trạng phá sản.

+ Phá sản – thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lí nợ đặc biệt. Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

  • Thủ tục phục hồi doanh nghiệp có thể tự phục hồi hoặc phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục tư pháp. Đây là một giai đoạn trong thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, được tiến hành sau khi tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và chính tòa là người quyết định thủ tục phục hồi này. 
  • Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể: Tất cả các chủ nợ đều có cơ hội tham gia vào quá trình đòi nợ và thanh toán nợ.
  • Khi có đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp, từ thời điểm này, doanh nghiệp phải ngừng thanh toán nợ, các chủ nợ không thể đòi thanh toán riêng khoản nợ của mình mà phải thông qua thủ tục gửi giấy đòi nợ.  Chủ nợ không gửi giấy đòi nợ hoặc đòi nợ riêng lẻ sẽ không được tham gia vào quá trình phân chia tài sản của doanh nghiệp sau này. 
  • Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền, đó là tòa kinh tế tòa án nhân dân địa phương nơi doanh nghiệp, htx đăng kí kinh doanh. 
  • Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp
  • Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có qđ của cơ quan nn có thẩm quyền. 

3. Phân loại phá sản 

– Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản

+ Phá sản trung thực là hiện tượng phá sản do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro trong kinh doanh gây ra

+ Phá sản gian trá là hiện tượng phá sản do con nợ có những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Đối với phá sản gian trá, trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thẩm phán cung cấp tài liệu cho VKSND cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản bình thường.

– Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý

– Phá sản tự nguyện là phá sản do chính con nợ yêu cầu khi thấy mình lâm vào tình trạng phá sản. 

– Phá sản bắt buộc là phá sản được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ hoặc của đại diện chủ sở hữu ở một số loại hình doanh nghiệp.

– Dựa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh: phá sản doanh nghiệp, phá sản hợp tác xã, phá sản cá nhân.

4. Pháp luật về phá sản

Pháp luật về phá sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ XH: quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quan hệ tố tụng giữa các đương sự với CQNN có thẩm quyền. 

Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ: Quan hệ này chỉ được coi là quan hệ PL phá sản kể từ khi có yêu cầu phá sản. Chủ nợ là những người có quyền yêu cầu con nợ thực hiện một số nghĩa vụ tài sản nhất định: Chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm. Các khoản nợ của doanh nghiệp, htx gồm: nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn ( tuy nhiên khi mở thủ tục phá sản thì những khoản nợ chưa đến hạn cũng được coi là đã đến hạn).

Quan hệ tố tụng: Đương sự: chủ nợ, có nợ, những người liên quan, các cơ quan tố tụng: tòa án nhân dân, tổ quản lí, thanh lí tài sản, VKSND

– Chủ thể tham gia:

+ Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản: Luật Phá sản (2014) đưa ra quy định về quân tải viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Quy định về quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là những quy định mới của Luật Phá sản. Theo đó, “quản tài viên là cá nhân hành nghề lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản” và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là “doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”.

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 16 Luật Phá sản. Cụ thể: Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm: Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ; Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản; Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật; Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật; Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản; Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản; Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản; Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

+ Chủ nợ và con nợ 

  • Chủ nợ là những người có mối quan tâm trực tiếp đến việc phá sản vì các quyển về tải sản của họ gắn với tài sản còn lại của doanh nghiệp, họ có quyền cũng được tham gia vào quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Về nguyên tắc chung, tất cả các chủ nợ đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc đòi nợ và thu hồi nợ từ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. D

    o xuất phát tinh chất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ và việc có hay không có sử dụng các biện pháp đảm bảo đối với các khoản nợ mà tư cách chủ nợ có sự khác biệt. Đồng thời với sự khác biệt về tư cách chủ nợ mà họ có những quyền và nghĩa vụ không hoàn toàn giống nhau.

  • Con nợ là Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản đã quy định DN HTX mất khả năng thanh toán (con nợ) là DN , HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Mục tiêu quan trọng nhất của Luật Phá sản là bảo đảm quyền lợi của cả chủ nợ và con nợ.

5. Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 

5.1. Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn

– Chủ nợ ko có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần

– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Khoản nợ đến hạn.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

– Ko phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

– Người lao động, công đoàn cơ sở của doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

– Ko phải thông qua người đại diện hoặc công đoàn.

– Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản:

– Người đại diện theo pl của dn nộp đơn

– Đối với doanh nghiệp nộp đơn vừa là quyền vừa là nghĩa vụ

– Đơn yêu cầu theo quy định tại điều 28 phải có kèm các tài liệu chứng minh DN đang ở tình trạng phá sản

– Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch HĐQT CTCP, Chủ tịch HĐTV cty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, Chủ cty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh Công ty hợp danh, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần của công ty: Đơn yêu cầu của cổ đông điều 29

– Có nhiều đối tượng có quyền nộp đơn bởi vì có các doanh nghiệp không thể nộp đơn yêu cầu phá sản.

5.2. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

– Về thẩm quyền:  Luật Phá sản năm 2014 phân định thẩm quyền giải quyết vụ phá sản dựa trên ba nguyên tắc: theo trụ sở chính, theo nơi đăng ký kinh doanh và theo tinh chất phức tạp của vụ việc phá sản. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

+ Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định trên.

– Xử lý đơn yêu cầu: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;

d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Ngoài ra, thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.

– Trả lại đơn yêu cầu: Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu trong trường hợp người nộp đơn không đúng hoăc không thực hiện đúng việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu theo các quy định tại luật phá sản doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu trong trường hợp : Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo, người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

5.3. Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản

– Quyết định mở thủ tục phá sản

– Thông báo quyết định mở

– Chỉ định quản tài viên

– Quản tài viên

– Dn quản lý thanh lý tài sản

– Hậu quả pháp lý cho doanh nghiệp

    + Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế

    + Chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán, quản tài viên

    + Pháp luật một số nước ko cho phép người quản lý, điều hành đương nhiệm của doanh nghiệp tiếp tục quản lý điều hành hoạt động kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. 

– Các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trong khoảng thời gian 6 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể bị tuyên vô hiệu Đ59 (Doanh nghiệo có thể tẩu tán tài sản trước khi nộp đơn tuyên bố phá sản)

– Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hđ đang có hiệu lực của doanh nghiệp

    + Việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp phải thi hành, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự phải được đình chỉ

    + Hậu quả pháp lý cho các chủ nợ: các chủ nợ tạm thời ko có quyền đòi doanh nghiệp trả nợ mà phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án.