Phá sản doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023)
Tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, cả lớn và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì hoạt động, đứng trước bờ vực phá sản. Vậy phá sản doanh nghiệp là gì? Trường hợp nào bị coi là phá sản? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết sau đây:
Mục Lục
1. Khái niệm về phá sản doanh nghiệp, phá sản công ty là gì?
Kinh doanh phá sản là thuật ngữ thường dùng không xuất hiện trong các văn bản pháp lý, ám chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp, tình trạng này là không thể cứu vãn được. Vậy phá sản doanh nghiệp là gì? Luật quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Luật phá sản 2014 thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Như vậy, để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:
- Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Tòa án tuyên bố phá sản, doanh nghiệp không được tự tuyên bố phá sản.
Phân loại phá sản căn cứ vào tính chất của sự phá sản như sau:
- Phá sản trung thực: Là sự phá sản do những nguyên nhân có thực gây ra
- Phá sản không trung thực: Là sự phá sản do người kinh doanh sắp đặt trước bằng những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ.
Căn cứ vào đối tượng nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản:
- Phá sản từ yêu cầu của người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Phá sản từ yêu cầu của người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản
Hy vọng phần tư vấn trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.
2. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là gì?
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định phá sản. Không phải cứ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ mở thủ tục phá sản, không phải mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn theo Điều 105 Luật phá sản 2014,
Thứ hai, khi Hội nghị chủ nợ tổ chức không thành,
Thứ ba, khi Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết có nội dung đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản,
Thứ tư, Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Hy vọng phần tư vấn trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi:doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.
3. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp là gì?
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp là cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phá sản của doanh nghiệp. Phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp, chịu sự điều chỉnh của Luật phá sản. Và Luật phá sản hiện hành là Luật phá sản 2014.
Về phạm vi điều chỉnh của luật phá sản doanh nghiệp: trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Về đối tượng áp dụng của luật phá sản doanh nghiệp: áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
4. Về việc áp dụng pháp luật phá sản doanh nghiệp:
- Áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Hy vọng phần tư vấn trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: pháp luật về phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.
5. Giải quyết phá sản doanh nghiệp là gì?
Giải quyết phá sản doanh nghiệp là quá trình phải được thực hiện để đi đến tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Cụ thể, quy trình này gồm 6 bước sau:
Bước 1: Người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Bước 4: Họp hội nghị chủ nợ
Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp
Bước 6: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Lưu ý rằng không phải lúc nào việc giải quyết phá sản doanh nghiệp cũng trải qua đầy đủ 6 bước trên. Thủ tục rút gọn giải quyết phá sản doanh nghiệp được Tòa án thực hiện trong trường hợp:
- Người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản
6. Câu hỏi thường gặp về phá sản doanh nghiệp
Câu hỏi 1: Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp là gì?
Phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và không phải trường hợp mở thủ tục phá sản nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản; ngay cả khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn tới thời gian 3 tháng có thể thương lượng với chủ nợ.
Câu hỏi 2: Lệ phí yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp là bao nhiêu?
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Câu hỏi 3: Có mấy phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
- Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi
Câu hỏi 4: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản?
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên thẩm quyền này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh; văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
7. Dịch vụ phá sản doanh nghiệp của ACC
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi: “Thế nào là phá sản công ty?” hay “phá sản doanh nghiệp là gì?”Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến phá sản doanh nghiệp, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ phá sản doanh nghiệp của ACC chúng tôi.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình các vấn đề liên quan đến phá sản doanh nghiệp.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
5/5 – (2459 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin