Part 2 toeic là chuyện nhỏ với chiến lược không phải ai cũng biết
Nhiều bạn cho rằng part 2 TOEIC là phần thi dễ nhất trong 4 bài nghe TOEIC vì nếu ở part 1 các bạn phải nhìn tranh và lắng nghe 4 câu trả lời để lựa chọn đáp án chính xác nhất cho bức tranh hay phải căng não lắng nghe những đoạn hội thoại dài như part 3&4 thì part 2 chỉ cần nghe những câu hỏi và câu trả lời ngắn. Vì thế nhiều bạn chủ quan không học phần này. Tuy nhiên , part 2 TOEIC có thực sự dễ như bạn nghĩ?
Độ khó của part 2 nằm ở chỗ dựa hoàn toàn vào khả năng nghe hiểu thật sự của chúng ta. Phần này không chỉ đòi hỏi khả năng tập trung cao độ của thí sinh mà còn đòi hỏi các bạn phải có phản xạ nghe nhanh vì nếu bạn chỉ cần một thoáng mất tập trung thì chắc chắn sẽ không nghe được câu hỏi hay câu trả lời.
Những điều cần biết trong TOEIC Part 2.
Xem thêm: Bộ video chinh phục từng dụng bài trong Part 2
Để đạt được điểm tối đa ở phần này là tương đối khó vì nhiều câu hỏi cho dù bạn có nghe được câu hỏi và câu trả lời đi chăng nữa nhưng vẫn không biết chọn đáp án nào. Vậy làm thế nào đạt được kết quả cao nhất trong phần thi này? Hãy cùng Athena tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ở part 2, các bạn sẽ có 30 câu hỏi với 90 câu trả lời, mỗi câu hỏi sẽ có 3 câu trả lời được đánh A, B, C. Làm part 2 đòi hỏi các bạn phải có sự tập trung cao độ để có thể nghe được câu hỏi và 3 câu trả lời.
Chìa khóa để làm thi này là nắm bắt được loại câu hỏi và từ khóa. Nếu biết được loại câu hỏi bạn có thể dễ dàng chọn được câu trả lời thích hợp, còn nếu biết được từ khóa sẽ giúp các bạn hiểu được ý chính của câu. Vì vậy hãy nhớ thật tập trung để nghe lắng nghe câu hỏi đầu tiên.
Mục Lục
Một số mẹo nhỏ bạn cần phải biết khi làm part 2 TOEIC
Một là, bạn phải lắng nghe thật kĩ từ để hỏi trong bài nghe, khi nghe một câu hỏi bạn phải nắm bắt được từ để hỏi trong câu là gì? Điều này giúp bạn có thể đoán được câu trả lời tốt hơn trong trường hợp bạn không nghe được toàn bộ câu hỏi. Khi nghe bạn sẽ phải nhớ cả câu hỏi lẫn đáp án nên khi đã nắm bắt được ý của câu hỏi muốn nói về vấn đề gì thì khi các lựa chọn được đọc lên bạn dễ dàng loại bỏ đáp án sai và tập trung nghe các đáp án tiếp theo, không nên mải nhớ đáp án cũ mà quên nghe đáp án mới.
Hai là, ở các câu hỏi sau bạn cần tập trung cao độ hơn để nghe chính xác nội dung câu hỏi, vì có thể các câu trả lời sẽ không trực tiếp như ở phần đầu nữa. Vì vậy, khi nghe câu hỏi bạn phải nhớ ngay nội dung của nó là gì để loại bỏ những đáp án không phù hợp.
Ba là, chú ý lắng nghe thật kĩ phần thì của câu hỏi, có rất nhiều câu ở phần 2 chỉ cần chúng ta nghe được thì của câu hỏi thì việc lựa chọn đáp án sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Eg: How much will this room cost?
A. It took less than a week
B. I hired John to do
C. About $5000
Câu này hỏi là phòng này bao nhiêu tiền => đáp án C khoảng 5000$ là đúng.
Còn đáp án A, B thì không vừa không đúng về nghĩa vừa không đúng thì trong câu. Câu hỏi là thì tương lai vậy nên câu trả lời nằm quá khứ là chắc chắn không đúng.
Bí kíp tránh bẫy và cách làm bài giúp bạn “ôm” trọn điểm part 2
Một số bẫy thường gặp trong part 2
- Từ đồng âm
Khi nghe các bạn sẽ thấy các từ nghe được trong câu hỏi và đáp án la lá giống nhau, nhiều bạn lơ là,không để ý dễ dẫn đến việc chọn sai đáp án. Để không bị “mắc bẫy” các bạn hãy trau dồi cho nguồn vốn từ của mình các cặp từ đồng âm hay gặp trong bài thi Toeic để “cảnh giác” với chúng.
Eg:
A: I love your new dress!
B: I knew the answer as soon as she asked the question.
- Từ đồng âm khác nghĩa
Từ có phát âm giống nhau nhưng lại khác về mặt nghĩa cũng là một “bẫy” khá khó khăn với chúng ta, bạn cần phải đặc biệt lưu tâm về loại từ này.
Eg:
A: Go to sea in the summer enjoy
B: What do you see in that house?
Ngoài ra còn có những từ có cùng chính tả và phát âm như nhau nhưng lại khác về mặt nghĩa lại càng khiến chúng ta “đau đầu” hơn rất nhiều. trường hợp này cũng gặp khá nhiều trong bài thi Toeic nên các bạn lưu ý nhé!
Eg:
A: You like this book
B: I want to book tickets to Da Nang next week
Mẹo làm bài part 2 TOEIC với từng loại câu hỏi
Đối với bài nghe, bắt buộc các bạn phải nghe được câu hỏi thì mới trả lời được. Dù bạn có nghe được tất cả 3 câu hỏi mà không nghe được câu hỏi thì cũng vô ích.
Tiếp theo là, bạn cần tập trung nghe các keywords, nghe càng được nhiều từ trong câu càng tốt, nghe được càng nhiều thì càng có nhiều thông tin nên càng dễ trả lời.
Và điều quan trọng là bạn cần xác định dạng câu hỏi: WH hay YES/NO, câu hỏi đuôi, câu hỏi lựa chọn, Statement (câu trần thuật – đây là dạng khó )
1.Câu hỏi Wh:
♦ What: Cái gì?
+ Câu trả lời là danh từ chỉ vật
+ Các câu hỏi “what” thường rất khó nên các bạn cần nghe các keywords phía sau.
Eg. What’s the name of the medical clinic that you go to?
A. To see Dr. Paulson
B. It’s a great job
C. Norrell Health Center
=>Đáp án C
Chú ý: What for = Why, What day = when, What place = where, what way = how
♦ Câu hỏi who:
Loại trừ các câu trả lời có Yes/ No
Câu trả lời đúng phải là người: +tên riêng (Tom, mr John…),
+tên nghề nghiệp, chức vụ ( manager, officer,…)
Eg: Who’s that man speaking to Mr. Douglas
(Người đàn ông đang nói chuyện với ông Douglas là ai?)
A.They haven’t been waiting too long
B.Usually at least twice a week
C. He’s a reporter for the local newpaper
=>Đáp án C
Chú ý: Thì của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi. Đây là một mẹo cực kì quan trọng và hữu ích.
Eg: Who will meet me at the airport?
A. Chang, our sales manager
B. Yes, between eleven and twelve
C. There’s a good one nearby
=>Đáp án A
♦ Câu hỏi when
=> hỏi về mốc thời gian thì câu trả lời thường có:Giới từ chỉ thời gian:
In about 2 years, ( approximately/roughly = about)
At ( thời gian cụ thể ), at the end of
On + ngày · By ( trước).
Eg. Trang has to submit her homework by Tuesday.
Mệnh đề thời gian ( có liên từ thời gian: when, not until, as soon as, before, after…)
Eg. When are you planning to go on vacation?
A. It’s near a lake
B. In December
C. For two weeks
=> Đáp án B
Chú ý: Thời gian của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi ( hiện tại, quá khứ, tương lai )
♦ Câu hỏi Where
=> ( hỏi về nơi chốn nên câu trả lời thường có Giới từ chỉ nơi chốn)
In + nơi chốn ( in living room, in storage room,…)
At + địa điểm cụ thể ( at school, at the corner of the room…)
Next to, near, close to, opposite ( đối diện), across ( bên kia đường ), in front of, behind,.. · From/ To + địa điểm ( từ đâu/ đến đâu )
Eg: Where is conference room 11B?
A. Thanks, I’ll be there soon
B. It’s at the end of the hall
C. That bookshelf has one
=> Đáp án B
♦ Câu hỏi why
Thường trả lời bằng “because/ because of/ due to/ owning to/ as/ since/ thank to” ♦
Tuy nhiên nhiều câu không có “because”, nghĩa vẫn ổn thì vẫn được chọn
Eg: Why are you travelling to Denver?
A. Only for a few days
B.To spend time with my relatives
C. I’m planning to drive there
=> Đáp án B
Lưu ý: Why don’t +….: câu hỏi gợi ý = how about/what about + V-ing = Let’s + V(nguyên mẫu)
=>>>> Câu trả lời: · Đồng ý: That’s good idea, Sure!, I’d love to, It sound good · Từ chối: Sorry, …
♦ Câu hỏi What for
Hỏi mục đích, để làm gì
Eg: What did you do that for?
=>>>>Câu trả lời thường có các từ chỉ mục đích: To + V, in order to + V, so that + mệnh đề…
♦ Câu hỏi how
Hỏi về phương tiện, cách thức => câu trả lời: By + phương tiện, on foot/ on walk (đi bộ)
How do you go to school? => By bus
How many, how much: Hỏi về số lượng => câu trả lời thường có số lượng
How much: hỏi về giá => câu trả lời có giá tiền
How often: hỏi về mức đồ tần suất. Eg: How often do you meet your girlfriend?
How long: Hỏi bao lâu => câu trả lời có khoảng thời gian.
=>>> Cần phân biệt “how long” – khoảng thời gian với “when” – mốc thời gian
♦ Câu hỏi Yes/No:
Căn bản: Đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ
Eg: Did Lena deposit the checks at the bank?
=> đồng tình: Yes, I did; không đồng tình: No, I didn’t
Câu hỏi phủ định: Đảo trợ động từ phủ định lên trước chủ ngữ
Eg: Didn’t Lena deposit the checks at the bank? ( có ý nghi ngờ )
=> đồng tình: No, I didn’t; Không đồng tình: Yes, I did
Tuy nhiên các câu trả lời nhiều khi không có did, didn’t mà nó đưa ra thêm thông tin cho mình nên cần phải nghe cẩn thận.
Eg: Did you go buy the book yesterday? => No. I was busy
♦ Câu tường thuật
Đưa ra tình huống đòi hỏi người nghe phải có câu trả lời hợp lý
Đưa ra câu nhận định => đưa ra ý kiến đồng tình hoặc phản đối
Câu trả lời càng lặp thì câu trả lời đó càng bẫy và dễ sai
Câu statement đưa ra gợi ý/ giải pháp
Những câu trả lời luôn ĐÚNG hay gặp trong PART 2 TOIEC
♦ I don’t know
♦ I have no idea
♦ I don’t have any clue
♦ I haven’t heard of it
♦ It hasn’t been decided yet
♦ We are not quite sure yet
♦ They didn’t say anything about it
♦ Beats me
♦ How would I know?
2.Câu hỏi dạng lựa chọn
Which do you prefer A or B hay Do (es) chủ ngữ + V1 or V2
Từ khóa cần quan tâm: “ A or B”
Trong trường hợp này loại ngay câu trả lời chứa Yes hoặc No
Q: Would you rather discuss this before he arrives, or during lunch?
A: Let’s talk about it now.
3.Câu hỏi khẳng định có chức năng hỏi
You+ động từ?
Hoặc: I wonder if/từ nghi vấn+ chủ ngữ+ động từ
Từ khóa các quan tâm: Động từ hoặc nghi vấn
Q: I wonder why Susan parked so far away
A: She said the parking lot was completely filled
4.Câu hỏi phủ định
♦ Aren’t you/ Isn’t he/won’t you
♦ Do you mind/ would you mind?
Từ khóa: Động từ
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong part 2. Bạn chỉ cần chọn đáp án có chứa Yes hay No trong câu trả lời.
Ngoài việc áp dụng các chiến thuật luyện nghe trên, để đạt được điểm cao trong phần thi này các bạn cũng đừng quên trau dồi từ vựng part 2 toeic nhé.
Bạn bị mất gốc tiếng Anh đã lâu? Bạn ôn thi TOEIC, luyện thi TOEIC rất chăm chỉ nhưng chưa hiệu quả? Tham khảo ngay các khóa học TOEIC để luyện thi TOEIC một cách hiệu quả tại đây:
Một số từ vựng part 2 TOEIC đa nghĩa thường gặp
Như ở trên đã đề cập, ở part 2 người ta thường bẫy thí sinh bằng các từ đồng âm khác nghĩa hay những từ đa nghĩa. Nếu không nắm vững được nghĩa của các từ này, chắc chắn các bạn sẽ bị mắc bẫy, mất điểm 1 cách đáng tiếc. Vì vậy, Athena xin gửi đến các bạn 1 số từ đa nghĩa thường xuyên xuất hiện trong part 2 để các bạn tham khảo nhé:
1.Notice: mẩu thông báo / nhận thấy, phát hiện.
♦ Read the notice: đọc mẩu thông báo.
♦ Notice he left early: thấy anh ấy rời đi rất sớm.
2.Break: nghỉ giải lao / làm vỡ, hỏng.
♦ Take a break: nghỉ giải lao.
♦ Who broke this computer?: ai làm hỏng cái máy tính thế?
3.Board: bảng / ban quản lý / lên (máy bay, tàu xe)
♦ A bulletin board: bảng thông báo.
♦ A board meeting: cuộc họp ban quản lý.
♦ Board the plane for New York: lên máy bay tới New York.
4.Book: cuốn sách / đặt chỗ.
♦ Read a book: đọc 1 cuốn sách.
♦ Book a flight: đặt 1 chuyến bay.
5.Handle: tay cửa / xử lý, giải quyết.
♦ Have a black handle: tay cửa màu đen.
♦ Handle the problem: xử lý vấn đề.
6.Rest: nghỉ ngơi / phần còn lại.
♦ Finish the rest of the work: hoàn thành nốt phần còn lại của công việc
♦ Take a rest on the beach: nghỉ ngơi trên bãi biển.
7.Check: séc / kiểm tra.
♦ Pay by check: trả bằng séc.
♦ Check the price: kiểm tra giá.
8.Line: hàng lối / dòng (sản phẩm).
♦ Stand in line: xếp hàng.
♦ One of our popular lines: một trong những dòng sản phẩm được yêu thích.
Xem thêm các tài liệu về cách làm bài TOEIC được cô Vân Anh soạn thảo:
♦ Chiến thuật làm bài part 1
♦ Chiến lược làm bài TOEIC part 3
Tăng cường vốn từ vựng sẽ không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe hiểu mà còn giúp bạn nâng cao khả năng đọc hiểu của mình. Luyện khả năng nghe TOEIC tốt cộng với vốn từ vựng phong phú, đã khiến nhiều học viên của Athena đạt được điểm cao trong bài thi TOEIC.
Bên cạnh việc tích lũy kiến thức cơ bản thì việc áp dụng những mẹo nhỏ trên khi làm bài cũng giúp ích cho các bạn khá nhiều đấy! Nó sẽ giúp bạn có kĩ năng làm bài tốt hơn và đạt được số điểm ưng ý nhất!
Chúc các bạn học thật tốt và thi đạt điểm cao! Thường xuyên truy cập vào web của Athena để nhận được những tài liệu hữu ích nhé!
Xem thêm mẹo chinh phục Part 1 trong bài thi TOEIC
Video hướng dẫn chinh phục part 1 TOEIC của cô Vân Anh.
Tham khảo các bài viết liên quan:
✧ Cách tính điểm TOEIC mới và chuẩn nhất
✧ Cấu trúc đề thi TOEIC mới nhất
✧ Từ A-Z về kỳ thi TOEIC 4 kỹ năng