PROFINET là gì? Giao thức truyền thông công nghiệp Profinet
PROFINET là một chuẩn giao thức truyền thông trong công nghiệp. Hiện nay nó được dùng rất phổ biến trên các thiết bị công nghiệp; các chuẩn giao thức cũ với chức năng tương tự đang có xu hướng chuyển dịch và đồng bộ hóa sang chuẩn giao thức PROFINET. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn nữa về giao thức PROFINET thông qua bài viết bên dưới nhé!
PROFINET là gì?
PROFINET là từ viết tắt của Process Field Net, là một tiêu chuẩn kỹ thuật truyền thông công nghiệp để truyền dữ liệu qua Ethernet (giao thức truyền thông công nghiệp Profinet). Nó được thiết kế để thu thập dữ liệu và điều khiển những thiết bị trong các hệ thống công nghiệp, với khả năng truyền tải dữ liệu mạnh mẽ theo mức thời gian hạn chế (theo thứ tự 1ms trở xuống). Tiêu chuẩn này được PROFIBUS & PROFINET International (PI) – một tổ chức có trụ sở tại Karlsruhe của Đức duy trì và hỗ trợ.
Giao thức PROFINET theo tham chiếu mô hình OSI
OSI Layer
Profinet
7a
Tầng ứng dụng (Application Layer)
Fieldbus Application Layer (FAL)
Services and protocols
OPC UA
7b
RSI
empty
empty
RPC
—
6
Tầng trình diễn (Presentation Layer)
—
5
Tầng phiên (Session Layer)
4
Tầng giao vận (Transport Layer)
UDP
TCP
3
Tầng mạng (Network Layer)
IP
2
Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
TSN
CSMA/CD
1
Tầng vật lý (Physical Layer)
Ethernet
Sự khác biệt giữa PROFINET và PROFIBUS
PROFINET là giao thức truyền dữ liệu dựa trên nền Ethernet công nghiệp; nó hỗ trợ giao tiếp nhanh hơn và có băng thông lớn hơn. Tức là, với một thông điệp khi được truyền trên mạng PROFINET có thể chứa được lượng thông tin nhiều hơn một thông điệp truyền trên mạng PROFIBUS.
Mặt khác, khi nhắc đến PROFIBUS, chúng ta sẽ nói về một giao thức truyền thông kỹ thuật số truyền thống và đã từng rất phổ biến, nó đã từng được sử dụng trong hầu hết các ngành và ứng dụng khác nhau từ dân dụng cho đến công nghiệp. Giao thức này dựa trên phương thức giao tiếp nối tiếp và đã đạt được rất nhiều lợi ích cũng như tính thuận tiện khi sử dụng.
So sánh
PROFINET
PROFIBUS
Tổ chức
PI
Các lớp ứng dụng
Giống nhau
Danh mục
Kỹ thuật, GSDs
Lớp vật lý
Ethernet
RS-485
Tốc độ
1 Gbit/s hoặc 100 Mbit/s
12 Mbit/s
Thông điệp
1440 bytes (theo chu kỳ)^
244 bytes
Địa chỉ
Không giới hạn
126
Công nghệ
Provider/ consumer (Nhà cung cấp/ khách hàng)
Master/ slave (Chủ / tớ)
Kết nối
Nhiều bus
PA + khác*
Không dây
IEEE 802.11, 15.1
Có thể*
Truyền động
>150 trục
32 trục
Máy-máy
Có
Không
Tích hợp dọc
Có
Không
^ với nhiều thông điệp: lên tới 2^32-65 (mạch vòng)
* không có thông số kỹ thuật, nhưng có sẵn các giải pháp
Thời gian chu kỳ Bus của PROFIBUS và PROFINET:
Với những ưu điểm vượt trội của giao thức PROFINET so với giao thức PROFIBUS, theo xu hướng các thiết bị công nghiệp sẽ được thiết kế chuyển đổi dần sang giao thức PROFINET.
Ứng dụng PROFINET trong công nghiệp
Giao thức truyền thông PROFINET được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành tự động hóa công nghiệp nói riêng. Rất nhiều thiết bị công nghiệp đang được chuẩn hóa với thiết kế hỗ trợ giao thức PROFINET nhằm đồng bộ hóa tiêu chuẩn truyền dữ liệu và đảm bảo tính nhất quán trong một hệ thống. Có thể kể đến một số thiết bị công nghiệp được thiết kế hỗ trợ giao thức này như:
PROFINET được tích hợp sẵn trên máy tính công nghiệp:
PROFINET được tích hợp sẵn trên màn hình HMI:
PROFINET được tích hợp sẵn trên switch công nghiệp:
Trên đây, UNATRO đã chia sẻ cho các bạn về khái niệm cũng như những điều có thể bạn chưa biết về giao thức PROFINET (Process Field Net). Chúng tôi hy vọng thông qua bài chia sẻ này, bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho bản thân mình. Và đừng quên chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến với mọi người nhé!
Có thể tham khảo thêm tại: profibus.com/technology/profinet
5/5 – (2 bình chọn)