PLC là gì. Tìm hiểu về PLC. Nguyên lý hoạt động PLC như thế nào?

Đối với các kỹ sư, thợ điện thì PLC chắc hẳn là cái tên không còn quá xa lạ. Sự ra đời của PLC là bước tiến mới mang tính chất đột phá đối với nền công nghiệp hiện đại. PLC làm thay đổi hệ thống điều khiển cũng như những khái niệm “xưa cũ” về thiết kế lập trình trước đó. Vậy PLC là gì? Cấu tạo và ứng dụng? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây. 

Lưu ý : Bài viết chia sẻ thông tin, bên mình không kinh doanh mặt hàng này, vui lòng không gọi điện, zalo hỏi hàng ! Xin cảm ơn

PLC là gì?

Đây là viết tắt của cụm từ Program Logic controller, nghĩa là thiết bị điều khiển logic có thể lập trình được. Sự ra đời của PLC được xem là đột phá mới trong nền công nghiệp hiện đại; cải tiến hơn nhiều so với các hệ thống điều khiển cũ. PLC sử dụng tiếp điểm ảo để người thiết kế tùy ý thay đổi, lập trình và hiệu chỉnh thích hợp với từng yêu cầu công việc khác nhau. 

PLC là gì

Bạn đang tìm hiểu PLC là gì? 

PLC là gì? Dễ hiểu hơn nó là bộ lập trình dùng để điều khiển tự động máy móc, thiết bị hoạt động thông qua các lệnh đã được tích hợp sẵn vào trong hệ thống. Thị trường hiện nay có nhiều dòng PLC đến từ các thương hiệu khác nhau nên linh kiện, dây dẫn đi kèm đều phải mua tương ứng từ nhà sản xuất chính hãng.  

Các hãng PLC nổi tiếng

PLC ngày càng tích hợp nhiều tính năng mở rộng

Khi mà hệ thống tự động hóa ngày càng phát triển, PLC cũng dần được cải thiện bằng cách tích hợp thêm nhiều tính năng mới, tối ưu quá trình điều khiển. Cụ thể là PLC có thể kết nối nhiều hệ thống cũng như điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc. Lưu ý rằng bạn tìm hiểu PLC là gì, cấu tạo và cách hoạt động để có thể khắc phục một số lỗi cơ bản nếu có. Còn việc viết chương trình cho PLC đòi hỏi nhiều thời gian, tốt hơn hết hãy để các chuyên gia thực hiện.

Cấu tạo của PLC

Thông thường PLC cơ bản có cấu tạo gồm 3 phần chính sau đây:

  • Nguồn: điện áp đầu vào cho nguồn là 220V hoặc 24V. 

  • CPU: Tùy vào từng ứng dụng mà PLC sẽ có khả năng xử lý, bộ nhớ trong lưu trữ chương trình khác nhau. 

  • Khối ngoại vi: phần còn lại này gồm có input/output, module phát xung, analog và truyền thông. 

Cấu tạo cơ bản của PLC gồm 3 phần: Nguồn, CPU và khối ngoại vi

PLC có mẫu mã đa dạng, thiết kế dựa trên lĩnh vực ứng dụng và giá thành. Hai loại phổ biến là dạng nguyên khối và dạng module. Ngoài ra, một số dòng được thiết kế nhằm tối ưu hóa chi phí đầu tư, được gọi là Board PLC hoặc PLC dạng Board. Một số thương hiệu sản xuất hệ thống điều khiển tự động PLC phổ biến trên thị trường hiện nay phải kể đến là Siemens, Mitsubishi, Omron…

Nguyên lý hoạt động của PLC

Khi thiết bị được kích hoạt ở trạng thái ON/OFF, hệ thống điều khiển đã được lập trình bởi người dùng sẽ lặp lại quá trình: chờ tín hiệu ở đầu vào và xuất tín hiệu ở đầu ra. 

Hoạt động bên trong PLC do trung tâm điều khiển là CPU. Bộ xử lý đọc và kiểm tra toàn bộ chương trình có trong RAM. Và thực hiện từng lệnh theo thứ tự có trong chương trình đóng ngắt ở đầu ra. Những trạng thái này sẽ phát đến các thiết bị để thực hiện toàn bộ lệnh này. 

Nguyên lý hoạt động PLC là gì

PLC hoạt động do CPU điều khiển

Ưu điểm của PLC

Hệ thống điều khiển sử dụng PLC được sử dụng phổ biến hiện nay. Sở dĩ như vậy là vì nó sở hữu những điểm nổi bật dưới đây:

  • PLC có công suất tiêu thụ cực thấp, tiết kiệm lượng dây nối sử dụng lên đến 80%. 

  • Tối ưu hơn hệ thống cổ điển, giảm một cách đáng kể số lượng role và timer. 

  • Thực hiện sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng, bảo trì thuận tiện, hoạt động cho năng suất lớn.

  • Dung lượng bộ nhớ lớn nên chứa được nhiều chương trình điều khiển đơn giản cho đến phức tạp. 

Ứng dụng thực tế của PLC

PLC có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp; sử dụng hầu hết trong các phân xưởng sản xuất ở đa dạng lĩnh vực. Nó giúp cho quá trình sản xuất được hiện đại hóa, tăng năng suất. Cụ thể:

  • Trong công nghiệp sản xuất xe ô tô, xi măng, giấy, thủy tinh…

  • Dây chuyền chế biến thực phẩm, sản xuất bia rượu, may mặc, nông sản…

  • Nâng vận chuyển hàng hóa.

Ứng dụng PLC trong sản xuất công nghiệp

PLC được ứng dụng trong ngành tự động hóa

Trong đời sống hệ thống điều khiển PLC dùng trong hệ thống đèn giao thông, Smarthouse… Nó còn được dùng để quản lý tự động cho bãi đậu xe, báo động, tủ điều khiển bơm nước sinh hoạt…

Lưu ý khi dùng PLC trong sản xuất 

Đối với những loại máy móc công suất nhỏ như băng tải; đóng gói sản phẩm bạn có thể dùng dòng PLC có input/output thấp, thiết kế nhỏ gọn, giá thành phù hợp. Loại này sử dụng vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng cần thiết của một hệ thống điều khiển tự động cơ bản. 

Trường hợp hệ thống lớn, phức tạp như sản xuất xi măng; xử lý nước thải thường dùng PLC module thích hợp theo nhu cầu. Lưu ý dùng PLC điều khiển này phải có bộ nhớ, số lượng input/output; truyền thông, module lớn để đáp ứng tối đa yêu cầu sản xuất. 

Trên đây là thông tin trả lời câu hỏi PLC là gì mà bài viết này tổng hợp được. Đây là hệ điều khiển tự động mang tính đột phá mới trong công nghiệp hiện đại. Thay thế các hệ điều khiển truyền thống trước đây. Hi vọng những chia sẻ từ bài viết này là hữu ích cho người dùng.

Bài viết tham khảo: Biến dòng là gì?