PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ADN VÀ ARN

Dạng 1. Xác định trình tự nuclêôtit

Cho biết: Trình tự nuclêôtit trên một mạch của gen.

Yêu cầu:

       + Xác định trình tự nuclêôtit trên gen (ADN).

       + Hoặc xác định trình tự nuclêôtit ARN do gen phiên mã.

– Cách giải:

+ Xác định trình tự nucleotit trên mạch còn lại của ADN (gen):

       Căn cứ nguyên tắc cấu tạo của ADN, các đơn phân của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:

               A liên kết với T; G liên kết với X .

+ Xác định trình tự nucleotit trên ARN

       Căn cứ cơ chế quá trình phiên mã, phân tử ARN chỉ được tổng hợp từ mạch gốc của gen. Các đơn phân của mạch gốc liên kết với các nuclêôtit  môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung

               A mạch gốc liên kết với U môi trường

               T mạch gốc liên kết với A môi trường

               G mạch gốc liên kết với X môi trường

               X mạch gốc liên kết với G môi trường

Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là . . . A- G – X – T – T – A – G – X – A . . . .

         Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.

Hướng dẫn giải bài tập

Theo NTBS các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X

Vậy:     Mạch có trình tự: . . . A – G – X – T – T – A – G – X – A . . . .

            Mạch bổ sung là: . . . T – A –  G – A – A – T – X – G – A . . .

Ví dụ 2: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nuclêôtit  là:

                               . . . A – G – X – T – T – A – G – X – A . . . .

       Xác định trình tự các ribô nuclêôtit được tổng hợp từ đoạn gen này.

Hướng dẫn giải bài tập

Khi biết mạch bổ sung => Xác định mạch gốc => xác định ARN (theo nguyên tắc bổ sung)

Giải

– Theo NTBS: Các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X

                Trong quá trình phiên mã các nuclêôtit trên gen liên kết với các nuclêôtit  môt trường theo nguyên tắc:

                       A mạch gốc liên kết với U môi trường

                       T mạch gốc liên kết với A môi trường

                       G mạch gốc liên kết với X môi trường

                       X mạch gốc liên kết với G môi trường

Theo bài ra: mạch bổ sung của gen: . . . A – G – X – T – T – A – G – X – A . . . .

                       => Mạch gốc của gen:  . . . T – X – G – A – A – T – X – G – T . . . .

                       => ARN                          . . . A – G – X – U – U – A – G – X – A . . . .

Lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung (Thay T bằng U)

Dạng 2. Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) khi biết trình tự nuclêôtit  của ARN.

– Cách giải: Căn cứ nguyên tắc bổ sung trên gen và quá trình phiên mã

       + Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của ADN (gen)

       + Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung.

————————————————

Ví dụ: Phân tử mARN chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là . . . A- G – X – U – A – G – X – A . . . .

              Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên gen.

Hướng dẫn giải bài tập

mARN                . . . A – G – X – U – U – A – G – X – A . . . .

Mạch gốc:                . . . T – X – G – A – A – T – X – G – T . . . .

Mạch bổ sung:        . . . A – G – X – T – T – A – G – X – A . . . .

Dạng 3. Xác định số nuclêôtit, số liên kết hyđrô, chiều dài gen, số liên kết peptit . . .

Một số lưu ý:

Virut, ADN chỉ có 1 mạch.

Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong  tế bào sinh dưỡng.

Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác.

Giới thiệu một số công thức để giải bài tập

  1. Tính chiều dài gen: lgen = 3.4.N/2

  2. N = 2l/3,4= A+T+G+X = 2A + 2G

 

  1. A=T; G=X. => A+G = T+X

  2. %A=%T; %G=%X. => %A+%G = %T+%X=50%.

  3. Số chu kì xoắn: (C) = N/20

  4. Số bộ ba mã hóa =N/6

6.Tính số axit amin:

6.1. Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp (gen phiên mã 1 lần, 1 ribôxôm trượtt qua không lặp lại:) : N/6 – 1

6.2. Số axitamin môi trường cung cấp trong dịch mã khi gen phiên mã 1 lần, 1 ribôxôm trượt qua không lặp lại:

N/6-2

6.3. Gen phiên mã k lần. Trên mỗi phân tử mARN tham gia dịch mã có n Ribôxômcùng trượt qua m lần. Số axit amin môi trường cung cấp là: k. n. (m+1)(N- 1)

6.4. Gen phiên mã k lần. Trên mỗi phân tử mARN tham gia dịch mã có n Ribôxômcùng trượt qua, lặp lại m lần. Số axit amin môi trường cung cấp là: 

  1. Số Liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G ( lk)

  2. Khối lượng phân tử ADN (gen): MAD N = N . 300 ( đvC).

  3. Số liên kết phôtphođieste

9.1. Số liên kết phôtphođieste trên một mạch = số liên kết phôtphođieste trên ARN = N -1.

9.2. Số liên kết phôtphođieste trên cả phân tử ADN = 2N – 2.

  1. Số gen con được tạo ra sau k lần tái bản: 2k.

  2. Số gen con có 2 mạch hoàn toàn mới được tạo ra sau k lần tái bản: 2k– 2.

  3. Số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản k lần: N. 2k

  4. Số nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tái bản k lần: N. (2k-1)

  5. Số nuclêôtit trên các phân tử mARN khi gen phiên mã k lần: k.N/2

  6. Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = số axitamin trong phân tử prôtêin -1

  7. Số nu từng loại từng mạch và cả gen:

A1 = T2        %A1 = % T2

T1 = A2        % T1 = % A2

G1 = X2        % G1 = % X2

X1 = G2         % X1 = % G2

                       =>        A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

                               G=X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

  1. Phiên mã: (Đơn phân của ARN là rNu)

– Gọi số nu từng loại của ARN là rA, rU, rX, rG thì   

– Theo NTBS:

rA = Tmạch gốc. % rA = % Tmạch gốc

rU = Amạch gốc. % rU = % Amạch gốc.

rX = Gmạch gốc % rX = % Gmạch gốc

rG = Xmạch gốc % rG = % Xmạch gốc

Vì Amạch gốc + Tmạch gốc = Agen = Tgen

=>        rA + rU = Agen = Tgen

       rG + rX = Ggen = Tgen

  1. Khối lượng ARN: Ngen/2. 300ĐVC

  2. Số Lk hiđrô bị phá hủy: Hphá hủy= Hgen. (2k– 1).

  3. Số LK hiđrô hình thành: Hht= H. 2k

  4. Số ribô nuclêôtit  (rNu) môi trường cung cấp cho gen phiên mã K lần:

rAmt = rA. K = Tgốc . K

rUmt = rU. K = Agốc . K

rXmt = rX. K = Ggốc . K

rGmt = rG. K = Xgốc . K

  1. Số liên kết peptit được hình thành khi các axit amin liên kết nhau = số phân tử H2O = số aa -1.

 

Mọi thông tin chi tiết về ôn thi khối B cũng như du học Y Nga, vui lòng liên hệ:

TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD

Địa chỉ : Biệt thự số 31/32 đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại liên hệ : 024 665 77771 – 0966 190708 (thầy Giao) 

Website: http://fmgroup.com/

Email: [email protected]