PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI

PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI

Đứt dây chằng chéo trước (DCCT) là một tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp tránh những tổn thương thứ phát.

Kỹ thuật tái tạo đứt DCCT cũng có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp phẫu thuật nội soi là tối ưu và hiện đại nhất, giúp xác định chính xác các vị trí giải phẫu cho phẫu thuật, hạn chế tổn thương so với phẫu thuật hở và phục hồi chức năng tốt sau mổ.

 

Đứt dây chằng chéo trước

1. Nguyên nhân và cơ chế gây ra chấn thương

– Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương, phổ biến là: tai nạn thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.

– Cơ chế chấn thương:

+ Trực tiếp: bị vật tác động trực tiếp vào gối

+ Gián tiếp: chạy nhanh dừng đột ngột, xoay gối tư thế bàn chân đứng yên…

Đứt dây chằng chéo trước

 

2. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

  1. Sưng, đau gối
  2. Hạn chế vận động
  3. Lỏng gối
  4. Khó khăn khi trụ chân bên gối lỏng
  5. Lên , xuống cầu thang khó khăn
  6. Teo cơ
  7. Test ngăn kéo trước, Lachman dương tính
  8. Tổn thương sụn chêm phối hợp: Apley, Mc Murray test dương tính

Chụp Xquang thông thường để đánh giá tình trạng xương, chỗ bám của dây chằng chéo trước. Chụp MRI (cộng hưởng từ): ngoài giúp chẩn đoán có tổn thương dây chằng chéo trước, phim MRI còn cho biết các tổn thương khác kèm theo như sụn chêm, sụn khớp và các dây chằng khác.

3. Các phương pháp điều trị

3.1 Điều trị bảo tồn:

a. Chỉ định

– Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, gối vững
– Đứt hoàn toàn dây chằn chéo trước ở người già( >65 tuổi)
– Đứt hoàn toàn dây chằn chéo trước ở trẻ em (còn sụn phát triển).

b. Phương pháp

– Đeo nẹp chỉnh hình, tập phục hồi chức năng

3.2 Điều trị phẫu thuật

a. Chỉ định

  • Đứt hoàn toàn đơn thuần đứt dây chằn chéo trước
  • Đứt hoàn toàn dây chằn chéo trước kèm tổn thương phối hợp( sụn chêm, dây chằng bên trong, bên ngoài, đứt dây chằn chéo sau)

b. Phương pháp

  • Bệnh nhân được gây tê tủy sống
  • Tư thế: đặt chân trên bàn mổ, gối gấp 90 độ.
  • Đường mổ vào khớp trước trong và trước ngoài: đánh giá tình trạng bao khớp, sụn khớp, dây chằng, sụn chêm. Làm sạch khớp.

4. Phương pháp điều trị sau mổ

  • Kháng sinh, giảm đau, chống phù nề
  • Chăm sóc vết mổ, rút dẫn lưu sau 24h
  • Tập vật lý trị liệu

Điều trị làm giảm hoặc hết tình trạng sưng nề khớp gối(RICE-R:Rest,I:Ice, C: Compress, E: Elevation)

Tập luyện để lấy lại biên độ vận động bình thường của khớp gối (gấp và duỗi gối)

Tập để tăng cường sức mạnh cho khối cơ vùng đùi, cẳng chân

Đứt dây chằng chéo trước

5. Những biến chứng thường gặp

– Trong khi mổ: chảy máu, tổn thương dây chằng chéo sau, sụn chêm, khoang vỡ đường hầm, kéo dây chằng qua đường hầm, lấy gân, gãy hay tuộc vít mâm chày.

Sau mổ

BC gần: nhiễm trùng, sung nề, tụ máu

BC xa: lỏng khớp do đứt lại hay giãn DC, cứng khớp, thoái hóa khớp, teo cơ

Lưu ý: Chấn thương gối thường gặp trong tai nạn giao thông và thể thao. Khi bệnh nhân gặp chấn thương nên được đặt bất động và chườm lạnh. Sau đó, đưa vào cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

BS.CK2 Huỳnh Thế Vinh