PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊNIN. TỪ ĐỊNH NGHĨA TRÊN, CHỨNG MINH NĂNG LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT. – Studocu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO &
POHE
——-***——-

MỤC LỤC

MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………

A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….

B. PHẦN NỘI DUNG…………………

I. Phân tích định nghĩa vật chất của
Lênin…………………………………………………………………………………………………..

1. Phương pháp định nghĩa vật chất………………………………………………..
2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin………………………………………
3. Ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của V.Iênin………
II. Chứng minh năng lượng là vật chất………………………………………………..

C. PHẦN KẾT…………………………………………………………………………………….

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………..

Hà Nội, 2021

Họ và tên: Trần Thị Hà Phương
Mã SV: 11214896
Lớp: POHE Truyền Thông Marketing

GVHD: Nguyễn Thị Lê Thư

Đề bài:

PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊNIN.

TỪ ĐỊNH NGHĨA TRÊN, CHỨNG MINH NĂNG

LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT.

BÀI TẬP LỚN

MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

niệm về chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù vật chất. Điều này đã thôi
thúc Lênin đúc kết và đưa ra định nghĩa về vật chất. Năm 1908, V.Iênin đã đưa
ra định nghĩa khoa học về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.” 1

1 V Lênin (1980), Toàn tập, t. 18, Sđd. Tr. 151.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin.

1ương pháp định nghĩa vật chất.
Để đưa ra một khái niệm toàn diện và khoa học nhất về vật chất, V Lênin
đặc biệt quan tâm đến phương pháp định nghĩa cho phạm trù vật chất. Vì vậy,
trước khi phân tích định nghĩa vật chất của Lênin, cần tìm hiểu phương pháp
định nghĩa vật chất. Theo định nghĩa của V.Iênin về vật chất, cần phân biệt
phạm trù triết học vật chất với những biểu hiện cụ thể của nó. Với tư cách là một
phạm trù triết học , vật chất là kết quả của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá cũng
như hệ thống hoá những đặc tính, những mối liên hệ sẵn có giữa các sự vật, hiện
tượng. Chẳng hạn như, trong đời sống hàng ngày, có thể khẳng định nước là một
dạng vật chất, tuy nhiên không thể đồng nhất vật chất với nước được. Tương tự,
con người được coi là một loài động vật, tuy nhiên khi nói động vật là con
người, điều này là hoàn toàn sai lầm và thể hiện sự đồng nhất vật chất với một
số dạng cụ thể của vật chất. Vật chất không thể được hiểu theo nghĩa “hẹp” như
vậy bởi trong định nghĩa vật chất của V.Iênin, vật chất là một phạm trù triết
học, tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng nhất, rộng đến cùng cực mà
không thể có một phạm trù nào rộng hơn nó. Vật chất phản ánh cái chung, vô
cùng, không sinh ra cũng như không biến mất, còn tất cả các sự vật, hiện tượng
xung quanh ta chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể nhất của vật chất nên nó có
quá trình sinh trưởng, phát triển, chuyển hoá. Do đó, không thể đồng nhất vật
chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của nó được. Vì vậy, về mặt
phương pháp luận, chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất bằng cách đem đối
lập nó với phạm trù ý thức , xác định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan
của chúng ta thì gây ra cảm giác”.

tầm cao mới; đáp ứng được những đòi hỏi mới của bối cảnh và thời kì mới; thúc
đẩy các nhà khoa học không ngừng tìm hiểu, khám phá và làm giàu đẹp tri thức
của con người.

Hai là, vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác”
“tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. V.Iênin đã khẳng
định, vật chất với tư cách là thực tại khách quan là cái có trước ý thức, không
phụ thuộc vào ý thức; còn ý thức (tức cảm giác) là cái có sau vật chất, do vật
chất mà ra, phụ thuộc vào vật chất. Khi tác động vào các giác quan của con
người, vật chất đem lại cho con người cảm giác. Như vậy, vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai. Do tính trước – sau nên vật chất không phụ thuộc
vào ý thức, nhưng ý thức lại lệ thuộc vào vật chất. Vật chất là nội dung, là nguồn
gốc khách quan, là nguyên nhân phát sinh ra ý thức; không có cái bị phản ánh là
vật chất sẽ không có cái phản ánh là ý thức. Ví dụ, trước khi có sự xuất hiện của
con người trên trái đất, vật chất đã tồn tại từ rất lâu nhưng vì chưa có sự tồn tại
của con người, ý thức cũng chưa xuất hiện và hình thành. Điều này đã chứng tỏ
rằng vật chất tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý thức.
Nội dung này đã bác bỏ những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm lí giải cho
việc ý thức là cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng, dưới mọi hình thức như duy
tâm chủ quan, duy tâm khách quan, nhị nguyên luận,…

Ba là, vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh lại.
Vật chất là cái mà ý thức chính là sự phản ánh của nó. Vì vậy, khi nói đến bản
chất của ý thức, V.Iênin cũng đã khẳng định: “Ý thức chẳng qua chỉ là cái vật
chất được di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong
đó”. Với tư cách là một phạm trù triết học, vật chất tuy rộng đến cùng cực nhưng
được biểu hiện qua các dạng cụ thể như nước, đất, không khí, cái bàn, quả táo,
quyển sách,… mà qua đó, các giác quan của con người như mắt, tai, mũi,… có

thể cảm nhận được. Với bản năng và những năng lực vốn có, sự nhạy bén của
các giác quan con người có thể chép lại, chụp lại, phản ánh lại vật chất, hay nói
cách khác, con người có khả năng nhận thức được vật chất. Vật chất, ngoài dấu
hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn có một đặc điểm quan trọng khác là tính có
thể nhận thức được. Qua đó, V.Iênin muốn khẳng định rằng, vật chất là cái
được ý thức, cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại. Bằng các
phương thức như chép lại, chụp lại, phản ánh lại,… con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất. Vì vậy, “trong thế giới vật chất không có cái gì là không
thế biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con
người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định” 3_._ Về nguyên tắc, không có phạm
trù vật chất nào là không thể nhận thức, chỉ có những đối tượng vật chất chưa
được nhận thức mà thôi. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối với
vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu
sắc, toàn diện.
Khẳng định trên trong định nghĩa vật chất của V.Iênin có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “không thể biết”; cổ vũ và thúc đẩy các nhà
khoa học tiếp tục nghiên cứu, khám phá và phát hiện ra những điều mới để từ đó
làm giàu thêm kho tàng tri thức của nhân loại.

3. Ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của V.Iênin.
Sự ra đời định nghĩa vật chất của V.Iênin là một bước phát triển vượt bậc.
Từ đó, có thể rút ra một số kết luận mang ý nghĩa phương pháp luận trong nhận
thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, định nghĩa vật chất của V.Iênin đã bao quát và giải quyết cả hai
mặt của vấn đề cơ bản của Triết học. V.Iênin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản
của triết học đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bằng việc

3 GS Phạm Văn Đức và những người khác (2019), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB
Chính trị Quốc gia, tr. 68

Thứ tư, định nghĩa vật chất của V.Iênin còn giúp định hướng các nhà
khoa học trong việc tìm kiếm các dạng mới, các hình thức mới của vật chất.
Lênin đã cổ vũ các nhà khoa học kiên trì đào sâu, nghiên cứu thế giới vật chất để
tìm ra những kết cấu mới, những dạng thức mới, những quy luật vận động mới
của vật chất, từ đó làm phong phú, sâu sắc hơn kho tàng tri thức của nhân loại.

II. Chứng minh năng lượng là vật chất.

Trong thế giới vật chất tự nhiên, năng lượng là một thuộc tính cơ bản nhất,
là dạng biểu hiện cụ thể nhất của vật chất. Vậy, để chứng minh rằng năng lượng
là vật chất, ta sẽ chứng minh phương thức, hình thức tồn tại của năng lượng dựa
trên hai phương diện tồn tại thựctồn tại khách quan.

Tồn tại thực là cái có trước, có tính quy định, không bị phụ thuộc vào ý
thức của con người. V.Iênin cũng đã khẳng định, vật chất là “thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác” và “tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”. Năng lượng đã tồn tại từ trước khi con người có những nhận
thức đầu tiên về nó. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của con người, ngay từ
khi con người còn chưa xuất hiện trên thế giới này, các dạng năng nượng đã tồn
tại dưới vô vàn những hình thức khác nhau. Ví dụ, ở thời Kỷ Phấn Trắng, trong
lòng đại dương, các loài cá đuối, cá mập, cá xương thật sự hay các loài bò sát
biển đã bắt đầu trở nên phổ biến. Hay trong niên đại địa chất Kỷ Jura – được
biết đến như là kỷ nguyên khủng long, có rất nhiều loại khủng long sinh sống
trong những cánh rừng hạt trần. Thậm chí, con người đã từng sử dụng năng
lượng nhưng không hề biết năng lượng là gì cũng như không hề ý thức được đó
là năng lượng. Cụ thể, hàng triệu năm trước, con người đã tình cờ phát hiện ra
lửa để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và săn bắt. Điều này đã chứng tỏ sự tồn
tại và phát triển các dạng cụ thể của vật chất, mà cụ thể là năng lượng, đã tồn tại
ngay cả khi con người chưa xuất hiện và chưa có nhận thức về nó.

Phương diện tồn tại khách quan của năng lượng được thể hiện thông qua
quá trình nghiên cứu về các dạng của nó. Vào khoảng thế kỉ 16, Hoàng gia Anh
thời Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất lo sợ rằng rừng sẽ không đủ để sưởi ấm nước
Anh khi người ta tiêu thụ gỗ ngày một nhiều để đốt lửa sưởi ấm trong những mùa
đông dài lạnh lẽo ở đảo quốc sương mù. Điều này chứng tỏ rằng, gỗ từng là dạng
năng lượng phổ biến phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con
người. Sau này, con người phát hiện các mỏ than, biến than trở thành một nguồn
chất đốt để sưởi ấm quan trọng (và cũng gây ra hậu quả về ô nhiễm khói than sau
này); rồi từ đốt than, khai thác than, người Anh đã dùng than để hóa hơi nước và
chế tạo ra động cơ hơi nước, từ đó tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất. Người Anh cũng tạo ra khí đốt từ than đá như một nguồn nhiên liệu thắp
sáng để thay thế những ngọn nến cũ không còn sáng, nhờ đó giúp xóa sổ ngành
công nghiệp đánh bắt cá voi để lấy mỡ nến. Sau này, khoa học dần dần phát triển
ngày một mạnh mẽ từ nhu cầu giải thích thế giới và những đòi hỏi thực tế của
con người như đo đạc, tính toán, sản xuất, sinh hoạt,… Vào thế kỉ XX, năng
lượng hạt nhân lần đầu tiên được phát hiện và công bố. Uranium lần đầu tiên
được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức Martin Klaproth. Bức
xạ ion được phát hiện vào năm 1895 bởi Wilhelm Rontgen trong một thí nghiệm
dẫn dòng điện qua ống thủy tinh dưới chân không và tạo ra tia X liên tục. Vào
năm 1896, Henri Becquerel phát hiện ra rằng khoáng chất pecblen. Sau đó, nhà
vật lý người Pháp Paul Villard đã phát hiện ra một dạng bức xạ khoáng chất thứ
ba của quặng pecblen tương tự như tia X. Năm 1896, Pierre và Marie Curie đặt
tên là “bức xạ” (phóng xạ) để mô tả hiện tượng này. Năm 1898, Samuel Prescott
phát hiện ra rằng bức xạ có thể tiêu diệt vi khuẩn trong thực phẩm. Năm 1902,
nhà vật lý New Zealand, Ernest Rutherford (18711937) cho thấy bức xạ là một
sự kiện tự phát, các hạt alpha hoặc beta phát xạ ra từ hạt nhân có thể tạo ra nhiều
nguyên tố khác nhau. Ông được coi là “cha đẻ” của vật lý hạt nhân khi đưa ra

C. PHẦN KẾT

Mặc dù đã ra đời gần hai thế kỷ nhưng định nghĩa vật chất của V.Iênin vẫn giữ
vẹn nguyên giá trị thực tiễn và khoa học. Định nghĩa vật chất mà V.Iênin đưa
ra luôn có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận khoa học quan trọng đối
với con người trong xã hội tiến bộ mới.

Bằng việc chỉ ra những thuộc tính, đặc trưng cơ bản và phổ biến nhất của định
nghĩa vật chất là tính tồn tại khách quan, V.Iênin đã giúp chúng ta phân biệt
được vật chất với các dạng cụ thể của vật chất để từ đó khắc phục được những
hạn chế mà các nhà khoa học của những thời kì trước đã mắc phải. Bên cạnh đó,
khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người qua
cảm giác thông qua các hành động chép lại, chụp lại, phản ánh lại, V.Iênin đã
giải quyết được triệt đề hai vấn đề cơ bản của triết học, đó là việc khẳng định vật
chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức cũng như việc con người có khả
năng nhận thức được thế giới này.

Từ định nghĩa vật chất của V.Iênin, ta cũng chứng mình được rằng năng lượng
là một dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Năng lượng đã tồn tại từ hàng triệu
năm trước, là sự tồn tại khách quan và việc con người tìm ra nó, khám phá ra nó
và giải thích, nghiên cứu về nó chỉ là sự hiểu biết thêm về năng lượng.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB Chính
    trị Quốc gia.
  2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính
    trị Quốc Gia.
  3. Các số liệu tham khảo: Khoahoc