PHẦN MỘT

[ 1 |
2 |
3 | 4 |
5 |
6 | 7 |
8 |
9 | 10 ]

PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 


I. Ngành du lịch:

được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du
lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước.


II. Khái niệm khách du lịch:

Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi
khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi
là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến
hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách
du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong
nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có
nghỉ qua đêm.


1. Khái niệm khách du lịch quốc tế:

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào đó của Việt Nam)
là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường
trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi
không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt
Nam.


2. Khái niệm khách du lịch trong nước:

Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên
của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng
và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay
các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và
kiếm sống ở nơi đến.


II. Khái niệm du lịch theo tour và du lịch không theo tour:


1. Những người du lịch theo tour
:
là những người đi theo các chuyến du lịch được tổ chức và phục vụ trọn gói hay
không trọn gói do các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành đứng ra tổ chức. Những
người du lịch theo tour được các đơn vị du lịch lữ hành lo phương tiện đi lại,
ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí, thăm quan… từ lúc bắt đầu chuyến đi
cho đến khi kết thúc chuyến đi.


 2. Những người du lịch không theo tour:

Là những người tự đứng ra tổ chức, sắp xếp chuyến đi cho mình hay cả đoàn về
phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí…


III. Khái niệm về chi tiêu của khách du lịch:

Chi tiêu của khách du lịch là tổng số tiền đã chi phí của khách du lịch trong
suốt hành trình của chuyến đi, kể cả những khoản chi mua sắm trước chuẩn bị cho
chuyến đi và những chi phí mua sắm đồ dùng, quà tặng, quà lưu niệm trong chuyến
đi mang về dùng sau chuyến đi. Nhưng không bao gồm các khoản sau:

Tiền mua hàng hoá cho mục đích kinh doanh, có nghĩa là các hàng
hoá mua về để bán lại cho khách du lịch khác, mua về để kinh doanh được kết hợp
trong chuyến đi.

Tiền đầu tư, giao dịch hợp đồng của người đi du lịch như đầu tư
mua nhà đất, bất động sản và tài sản quí giá khác (như xe ca, xe tải, thuyền,
nhà nghỉ thứ hai), kể cả việc mua những tài sản này để sử dụng cho các chuyến đi
du lịch trong tương lai được chi trong lần đi du lịch này cũng không được tính
vào chi tiêu du lịch.

– Tiền mặt biếu họ
hàng và bạn bè trong chuyến đi.

– Ngành
du lịch,

với ý nghĩa được
đánh giá thông qua
“Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA)” là một tiêu chuẩn quốc tế được Ủy ban Thống kê
Liên hợp quốc xây dựng. Thể hiện kết quả hoạt động du lịch mang lại trong các
ngành vận tải, khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, bưu chính viễn thông và các
ngành dịch vụ khác. Do vậy doanh thu của du lịch không chỉ là doanh thu trực
tiếp từ của các cơ sở lưu trú, nhà hàng mà còn bao gồm các việc chi tiêu mua sắm
hàng hóa, dịch vụ thăm quan, y tế, thông tin liên lạc… Trên cơ sở đó ngoài chỉ
tiêu doanh thu thì các chỉ tiêu về lao động, nộp ngân sách… đều được tính toán
phân bổ tương ứng.

III. Một số khái
niệm khác:

1. Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn:

Là tỷ lệ của tổng
số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh
trong năm của doanh nghiệp (:) cho tổng nguồn vốn bình quân năm của doanh
nghiệp.

Tổng nguồn vốn bình
quân năm là Tổng nguồn vốn đầu năm + Tổng nguồn vốn cuối năm (:) chia cho 2.

Chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận trên vốn phản ảnh: một đồng vốn bỏ ra trong năm sinh lời được bao
nhiêu đồng lợi nhuận?

2. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu:

Là tỷ lệ của tổng
số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh
trong năm của doanh nghiệp (:) cho tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp do tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp các dịch vụ và các thu nhập khác.

Chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu phản ảnh: kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì
được bao nhiều đồng lợi nhuận?

3. Tỷ lệ lợi
nhuận trên Lao động:

Là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp (:) cho tổng lao động bình quân
trong năm của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên lao động phản ảnh: kết quả một lao động tham gia
SXKD mang lại bao nhiều đồng lợi nhuận?


4. Ngành sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị hoạt động đa
ngành:

– Ngành SXKD chính:
Ghi cụ thể tên ngành SXKD chính của doanh nghiệp. Ngành SXKD chính là ngành
chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trì sản xuất trong năm của doanh nghiệp (nếu
không xác định được theo giá trị sản xuất thì mới căn cứ vào ngành sử dụng nhiều
lao động nhất).

– Ngành SXKD khác:
Ngoài ngành SXKD chính, nếu doanh nghiệp còn các ngành SXKD khác thực tế có hoạt
động và là những ngành tạo ra các sản phẩm, dịch vụ là hàng hoá có bán ra ngoài
phạm vi doanh nghiệp. 


Đầu trang |

Trang trước |
Tiếp theo