PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY CÀ CHUA – Phân Bón Miền Nam – Nâng tầm Nông sản Việt

1. Giới thiệu chung

1.1. Nguồn gốc

Cây cà chua tên tiếng Anh là Tomato; Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà (Solanacea). Cà chua là một loại rau ăn trái, làm thực phẩm đóng hộp, dễ tiêu hóa…được coi là một loại thức ăn giàu dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin C, giàu kali, phốt pho, chất xơ, protein, v.v. Bên cạnh đó cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh tim mạch, bệnh béo phì…tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tại Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ phổ biến cả nước. Diện tích cà chua trong những năm gần đây dao động trong khoảng 23 – 25 ngàn ha, ước tính 40% ở phía Nam với diện tích khoảng 9.000 ha, trong đó Lâm Đồng có diện tích lớn nhất khoảng 7.000 ha/năm. 

1.2. Đặc điểm sinh học và điều kiện ngoại cảnh

Thích hợp từ 21 – 24oC. Biên độ nhiệt ngày và đêm thấp hơn ngày 10-15oC thì cây cho nhiều hoa. Cà chua là cây ưa sáng, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000-3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ.

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất có cấu tượng nhẹ, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt (đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất bazan, v.v.), pH thích hợp nhất từ 6,0-6,5.

2. Kỹ thuật canh tác cây cà chua với Phân bón Miền Nam

2.1. Giống, đất trồng và kỹ thuật trồng

a. Giống

Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường để chọn giống. Năng suất cà chua tùy theo giống, đạt từ 40 – 60 tấn/ha, thậm chí có giống năng suất đạt 80 – 90 tấn/ha. Hiện nay, giống Anna và Kim Cương là hai giống được trồng phổ biến, giống Anna có hình thức quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có khả năng kháng bệnh tốt trong mùa mưa nên được trồng nhiều. Các giống trên ghép với gốc cà chua Vimina để kháng bệnh héo rũ vi khuẩn. Ở các tỉnh phía Nam, 100% giống cà chua đang được sử dụng là giống cà F1 nhập nội, các giống phổ biến trong sản xuất những năm gần đây là giống 386, Kim cương đỏ, Anna, Savio, Lahay, trong đó giống Lahay được dùng cho sản xuất trong nhà màng tại Lâm Đồng. 

Ngoài ra còn có các giống leo cho năng suất cao như Tomato Beefsteak (cỡ đại); cà chua Bi; Đen; Voyage; Sakata; Italian; giống Roma…

b. Đất trồng

Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất, phơi ải 7 – 10 ngày trước khi trồng. Mùa khô lên luống 15 – 20 cm, rãnh rộng 30 cm, mặt luống rộng 120 cm trồng hàng đôi. Mùa mưa lên luống cao 30 cm, rãnh rông 25 – 30 cm, mặt luống rộng 90 cm, trồng hàng đơn. Nếu có thể thì các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây để tiếp nhận ánh sáng và đồng thời hạn chế dịch bệnh.

Nếu có điều kiện thì trồng cà chua sử dụng màng phủ nông nghiệp sẽ giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.

c. Kỹ thuật trồng

* Kỹ thuật trồng: Trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng không nén đất quá chặt (Lưu ý: cây cà chua ghép không lấp đất cao quá vết ghép. Ở những ruộng trống trải, nhiều gió nên dùng cây choái cũ (ngắn khoảng 30cm), cắm cạnh cây và choàng một sợi dây thun để cây tựa, phòng đổ ngã). Sau khi trồng phải tưới nước ngay để giữ ẩm, dự phòng 5% cây con đúng tuổi để dặm, trồng ra ruộng (trồng giữa các cây trên hàng), để tiện cho việc bứng dặm sau này.

* Thời vụ, mật độ:

– Khu vực phía bắc:

+ Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 đến tháng 11, thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 2.

+ Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12 năm nay đến tháng 01 năm sau, thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 4.

+ Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 10.

Thường thì khoảng cách giữa các hàng là 120 – 150 cm, khoảng cách giữ các cây là 60 – 75 cm. Mật độ 900 – 1.400 cây/1.000 m2.

– Khu vực phía Nam 

+ Mùa khô trồng hàng đôi: khoảng cách giữa các hàng là 70 cm, khoảng cách giữ các cây là 50 cm theo kiểu nanh sấu. Mật độ: 2.700 cây/1.000 m2.

+ Mùa mưa: Trồng hàng đơn, khoảng cách giữa các hàng là 100 – 120 cm, khoảng cách giữ các cây là 50 – 60 cm, mật độ 1.800 – 2.000 cây/1.000 m2.

Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

2.2. Bón phân

Phân Hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam, dạng phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.

Supe Lân Long Thành là sản phẩm của Công ty Cổ phân Phân bón Miền Nam sản xuất tại nhà máy Supe Phốt Phát Long Thành chứa 16% lân hữu hiệu, lưu huỳnh với hàm lượng 10%, Ca với hàm lượng 15% và các dưỡng chất trung vi lượng khác có tác dụng kích thích quá trình hình thành bộ phận mới của cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Supe Lân Long Thành dễ tiêu, dễ tan trong môi trường đất giúp cây trồng nhanh hấp thu và thích hợp với nhiều đối tượng cây trồng.

Phân bón Miền Nam NPK 19-11-7+6S+TE là sản phẩm NPK dạng một hạt được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hơi nước thùng quay với hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng đồng đều và ổn định, hạt phân tan tốt giúp cây trồng hấp thụ ngay. Sản phẩm chứa hàm lượng Nts:19%; P2O5hh: 11%; K2Ohh: 7% và cân đối các dưỡng chất trung vi lượng khác. Sản phẩm giúp cây cà chua phục hồi nhanh sau thu hoạch, thúc đẩy cây ra rễ mạnh, nảy chồi nhanh, giúp dầy lá, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón Miền Nam NPK 16-6-20+4S+TE có thành phần: Nts: 16%; P2O5hh: 6%; K2Ohh: 20%; S: 4%; Zn: 50 ppm; B: 200 ppm; Độ ẩm: 4%. Đây là dạng phân NPK hỗn hợp, sản phẩm được tạo ra từ dây chuyền công nghệ tạo hạt hơi nước thùng quay. Chủng loại phân NPK này cung cấp cho cây dinh dưỡng, đạm, lân, kali, trung lượng, vi lượng; cân đối với kỳ phát triển sinh thực; Với hàm lượng kali cao giúp cho cây ra quả chắc và chất lượng cũng như chống chịu những điều kiện bất lợi như sương muối, bệnh hại tấn công.

Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.


2.3. Chăm sóc

– Làm cỏ: Cần phải có biện pháp phòng trừ cỏ dại sớm và duy trì cho đến khi cây cà chua có thể cạnh tranh hiệu quả với cỏ dại. Phải phòng trừ cỏ dại trước khi ra hoa. Phòng trừ cỏ dại thông qua các biện pháp sau:

+ Biện pháp cơ giới: Nhổ bỏ cỏ bằng tay, bằng cuốc hoặc máy cắt cỏ.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc diệt cỏ trước nảy mầm. Lựa chọn thuốc diệt cỏ phù hợp không gây tổn thương đến sự phát triển của cây.

– Tưới nước: Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1-2 lần/ngày, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60-70%; Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%. Nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng. Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ứ đọng nước lâu.

– Vun xới: Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém. Loại bỏ cây bệnh, quả bệnh, sâu… mùa mưa tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển vàng để vườn được thông thoáng. Gom lá bệnh tiêu hủy xa vườn trồng hoặc gom tập trung để ủ làm phân hữu cơ.

– Làm giàn: Khi cây cao 40-60 cm làm giàn để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

– Tỉa chồi: Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3 – 5 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

– Tỉa lá: Tỉa bớt lá chân, lá già của cây đã chuyển sang màu vàng để vườn thông thoáng, nhất là những vườn rậm rạp, dễ gây nhiễm bệnh trong mùa mưa. Tuy nhiên, mùa khô cần để lá chân để che bớt nắng tránh bị rám quả.

– Tỉa quả: Mỗi chùm quả chỉ để 4 – 6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả tạo cho quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.

– Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Cà chua chủ yếu bị một số loài sâu, bệnh hại sau: bọ trĩ (Thrips palmi Karny), bọ phấn (Bemisia tabaci); bệnh xoăn lá vàng ngọn, bệnh mốc sương (Phytophthora infestans), bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), bệnh thối đít trái do rối loạn sinh lý.

Phòng trừ bằng thuốc sinh học, bẫy dính màu vàng; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có tính tiếp xúc, nhanh phân hủy và có thời gian cách ly ngắn đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”. 

Sử dụng các loại thuốc phòng trừ theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Dùng các biện pháp luân canh với các cây trồng không cùng ký chủ; bón phân cân đối không dư thừa đạm.

4. Thu hoạch

Khi quả cà chua đã đẫy, vỏ quả căng, bóng láng chuyển dần từ xanh sang màu đỏ là quả đã chín có thể thu hoạch. Thu hái quả và xếp vào sọt nhẹ nhàng, tránh dập quả. Để riêng những quả bị bệnh hay bị tổn thương.

Sưu tầm và biên soạn

KS Lê Minh Giang