PHÂN BIỆT PHÂN VI SINH VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Hiện nay nhà nông đang sử dung phân bón hữu cơ tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên cần phải phân biệt phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh để lựa chọn loại phân bón và thời điểm bón phân thích hợp.
Mục Lục
Phân biệt phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh
Khái niệm
Phân vi sinh là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật, giúp cây trồng hấp thụ N,P,K, nguyên tố vi lượng,… Hoặc có khả năng phòng trừ sâu bệnh, cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích. Được sản xuất bằng cách trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó lên men với các chủng vi sinh. Có chứa trêm 15% chất hữu cơ và vi sinh vật có mật độ trên 1*106 CFU/mg mỗi loại. Cung cấp các yếu tố khoáng đa-trung-vi lượng cho cây. Hòa tan những chất hữu cơ trong đất thành dưỡng chất giúp bồi dưỡng, cải tạo đất. Bên cạnh tăng lượng mùn cho đất tơi xốp, tăng độ phì, đất không bạc màu. Còn tác động tốt đến hệ vi sinh vật đất, bổ sung nguồi vi sinh vật có lợi cho cây. Góp phần tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh hại.
Phân biệt
Đặc điểm so sánhPhân vi sinhPhân hữu cơ vi sinhBản chấtLà loại chế phẩm có chứa các loài vi sinh có lợiLà loại phân hữu cơ được xử lý bằng phương pháp lên men với các loài vi sinh có íchChất mangThường dùng mùn làm chất độn, chất mang vi sinhThường dùng than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…Mật độ vi sinhKhoảng từ 1.5*108Khoảng từ 1*106Các chủng vi sinhBao gồm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cenlluloseGồn các loại vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích tăng trường, vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, nấm,…Cách sử dụngTrộn chung với hạt giống, hồ rễ cây hoặc bón trực tiếp vào đấtSử dụng bón trực tiếp vào đất
Các chủng vi sinh vật thường dùng sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
- Vi sinh vật cố định đạm: Quá trình cố định đạm là quá trình khử nito phân tử thành nito cây dùng được. Được thực hiên bởi các vi khuẩn thuộc chi Azotobacter, Clostridium, Azospirillum. Hoặc các địa y và bào hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabeana. Hay các vi sinh vật sống cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ đậu,…
- Phân vi sinh phân giải cenllulose: Cenllulose thường có trong nguồn chất hữu cơ như rơm, rạ, bã mía,… Cenllulose dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc acid. Nhưng quá trình này thường tốn kém và ảnh hưởng môi trường. Do đó, dùng đến các vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ có chứa cenllulose mang lại hiệu quả cao. Các vi sinh vật này thuộc các loài như nấm Trichoderma reesei, Aspergillus niger. Hay xạ khuẩn như Streptomyces reticuli, Streptomyces drozdowiczii, Streptomyces lividans; vi khuẩn như Clostridium, Pseudomonas,…
- Vi sinh vật phân giải lân: bao gồm các chủng loại như Aspergillus niger, Bacillus megaterium, B. subtilis, Pseudomonas sp.,…Giúp hòa tan các hợp chất photphi khó tan, tăng hiệu quả sử dụng lân. Tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chống bệnh và thời tiết bất thường.
- Vi sinh vật kích thích tăng trưởng: Có các loài vi khuẩn như Pseudomonas, Azospirillum, Bacillus, Enterobacter, Rhizobium,… Kích thích quá trình phát triển của thực vật, tạo điều kiện để cây trồng hấp thu dưỡng chất. Tạo ra chất kháng sinh hoặc tiết enzyme giúp đề kháng cây tốt hơn. Cây trồng ít sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng suất và chất lượng được nâng cao.
Phân bón Huy Long luôn mang đến cho bạn sản phẩm phân bón chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay.
Bài viết liên quan: